Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 20:40

“Thủ phủ” điện gió phía Tây Quảng Trị: Phát huy tiềm năng đặc trưng vùng “đất lửa”

Từ vùng núi khô cằn, chỉ trong thời gian ngắn, khu vực phía Tây tỉnh Quảng Trị đã trở thành “thủ phủ” điện gió nhờ phát huy tiềm năng đặc trưng vùng “đất lửa”.

Khi “đặc sản gió Lào” trở thành những “cánh đồng điện gió”

Phát triển công nghiệp năng lượng được xác định là một trong những trụ cột trong kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. Trong đó, phía Tây của tỉnh đang trở thành “thủ phủ” của năng lượng điện gió.

Ông Nguyễn Đức Chính – Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, từ phát hiện về tốc độ gió tại khu vực Khe Gió, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa đạt trung bình từ 6-8m/s – rất thích hợp để phát triển điện gió, một số nhà đầu tư đã đến Quảng Trị tìm hiểu tiềm năng đầu tư điện gió.

Nhận thấy tiềm năng, triển vọng, lãnh đạo tỉnh đã tích cực đi nghiên cứu kinh nghiệm, quyết tâm thúc đẩy, quảng bá, đưa ra các dự án tái tạo. Và những nhà đầu tư tiên phong đó là Tập đoàn Tân Hoàn Cầu Group với dự án Điện gió Hướng Linh 2 và Tổng Công ty Phát Điện 2 với dự án Điện gió Hướng Phùng đã đặt “nền móng niềm tin” vững chắc cho điện gió Quảng Trị…

“Khi dự án điện gió đầu tiên thành công (Nhà máy điện gió Hướng Linh 2), tôi rất mừng, cảm thấy hướng đi điện gió rộng mở. Khi phát điện thành công, tỉnh Quảng Trị đã xin Trung ương tiếp tục thực hiện những dự án khác. Và bây giờ, phía Tây tỉnh Quảng Trị đã có diện mạo của một “thủ phủ năng lượng”, ông Chính chia sẻ.

“Cánh đồng điện gió” của phía Tây tỉnh Quảng Trị

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có 19 dự án điện gió đi vào vận hành thương mại, với tổng công suất 671 MW. Bên cạnh đó, còn 12 dự án đang thi công và nhiều dự án đang trình Bộ Công Thương nghiên cứu, xem xét bổ sung vào quy hoạch.

Sự phát triển của điện gió đã thay đổi đáng kể diện mạo khu vực phía Tây tỉnh Quảng Trị. Góp phần tăng thu ngân sách (các dự án điện gió đóng góp vào ngân sách tỉnh 1.200 tỷ đồng năm 2021), tạo việc làm cho lao động địa phương, đầu tư hạ tầng giao thông (mở trên 80km đường với tổng vốn khoảng 800 tỷ đồng), hỗ trợ người dân vùng dự án chuyển đổi nghề, tạo sinh kế…

Cần phát triển điện gió bền vững

Ông Nguyễn Trung Thành – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tổng công ty Tân Hoàn Cầu cho biết, Tân Hoàn Cầu là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tại tại Quảng Trị cũng như 1 số địa phương. Tại Quảng Trị, hiện 2 dự án đi vào hoạt động và đang triển khai một số dự án khác. Việc đầu tư tại Quảng Trị luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chính quyền địa phương các cấp cũng người dân xung quanh khu vực dự án và đã có những thành công bước đầu.

Cũng như một số doanh nghiệp khác, tháng 10/2021 là thời điểm hết hạn giá FIT, chúng tôi có một số dự án đã xây dựng hoàn thành nhưng chưa có cơ chế phát điện. Doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ sẽ sớm ban hành cơ chế theo quyết đinh mới để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa các dự án vào vận hành”, ông Thành đề xuất.

Nhìn dự án điện gió phía Tây Quảng Trị từ… trên mây

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - ông Võ Văn Hưng, chủ trương thu hút đầu tư vào các dự án điện gió là rất đúng đắn bởi ngoài mang lại lợi ích kinh tế lớn (1MW điện gió đóng góp vào ngân sách địa phương từ 600 – 800 triệu đồng/năm), thì các dự án điện gió cũng ít tác động đến môi trường khi 1MW điện gió chỉ sử dụng 0,65ha đất, trong đó có 0,35ha đất vĩnh cửu, còn lại 0,3ha là tạm thời. Trước khi triển khai thi công, các dự án điện gió đều có báo cáo tác động môi trường.

Theo thống kê, tỉnh Quảng Trị đã chuyển đổi 148 ha rừng trồng (không có diện tích rừng tự nhiên) để phục vụ triển khai các dự án điện gió. Trong quy hoạch, tỉnh Quảng Trị cũng dành 439/1.800 ha đất để dành cho phát triển các dự án điện gió. Để phát triển điện gió bền vững, tỉnh Quảng Trị cũng khẳng định “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, không chuyển đổi rừng tự nhiên để làm điện gió”.

Vũ Lê - Đức Thảo

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?