Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thủ tướng Chính phủ: Cần có chiến lược phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng

Tại cuộc họp lần thứ 3 Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai COP26, Thủ tướng yêu cầu cần có chiến lược phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng.
Thủ tướng chủ trì phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo triển khai các cam kết tại COP26 Chủ tịch COP26 ấn tượng với quyết tâm của Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng sạch Chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội lớn cho nền kinh tế bền vững

Sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các ý kiến tại phiên họp lần thứ 3 Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã và đang cam kết rất mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Ngay sau Hội nghị COP26, Việt Nam đã rất tích cực, trách nhiệm, khẩn trương cụ thể hóa, bắt tay thực hiện ngay những cam kết của mình trước cộng đồng quốc tế.

Thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo cách đây 5 tháng, các thành viên Ban Chỉ đạo, bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan đã tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện các công việc được phân công, hoàn thành nhiều công việc, tập trung xây dựng dự thảo Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26, dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methan của ngành giao thông vận tải, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch hành động giảm phát thải khí methan đến năm 2030…

Trong đó, Bộ Công Thương tích cực rà soát lại dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một số bộ, ngành đã và đang xây dựng Kế hoạch hành động của ngành triển khai cam kết tại COP26, như Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao.

Nhiều bộ, ngành đã ký kết các thỏa thuận, bản ghi nhớ hợp tác thực hiện cam kết với nhiều tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động làm việc với một số ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế tiềm năng để trao đổi huy động nguồn lực.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động khâu nối, đôn đốc triển khai nhiệm vụ hết sức tích cực; đã xây dựng và công bố Báo cáo tiềm năng năng lượng gió, sóng ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam để các ngành, địa phương, doanh nghiệp tham khảo; đã tổ chức triển khai cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) năm 2022… Nhóm làm việc đàm phán về quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, công lý đã được thành lập.

Các địa phương tích cực, chủ động vào cuộc, nhận thức và tổ chức triển khai, quán triệt về các cam kết tại Hội nghị COP26, nhất là đánh giá, khảo sát chuyển đổi năng lượng, làm rõ những thế mạnh của địa phương, những việc phải làm. Khối doanh nghiệp cũng đã bắt đầu vào cuộc, chung tay cùng với Chính phủ, với các dự án về phát triển xe điện, điện gió ngoài khơi, sản xuất hydro xanh, sản xuất năng lượng sinh khối từ trấu…

Công tác tuyên truyền được tăng cường, đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và người dân về biến đổi khí hậu.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đã biểu dương các bộ, ngành trong thời gian qua đã rất tích cực triển khai các nhiệm vụ, công việc được giao với khối lượng lớn.

Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh, biến đổi khí hậu vấn đề khách quan, toàn cầu, toàn dân, có tính chất lâu dài, chúng ta phải thích ứng an toàn, hiệu quả với biến đổi khí hậu. Mỗi quốc gia có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính theo NDC thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu kể từ năm 2021 trở đi nhằm giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này.

Thủ tướng nêu rõ, đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Đây cũng là yêu cầu mới về thương mại, đầu tư toàn cầu đã được xác lập kể từ sau Hội nghị COP26.

Thủ tướng Chính phủ: Cần có chiến lược phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Xác định 6 quan điểm

Để thực hiện các cam kết tại COP26, Thủ tướng cho rằng cần xác định rõ thêm một số quan điểm.

Thứ nhất, thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" là cơ hội để phát triển bền vững, ưu tiên trong các quyết sách phát triển, tiêu chuẩn đạo đức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân.

Thứ hai, ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện trên nguyên tắc công lý, công bằng, với cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân; dựa trên thể chế đồng bộ, chính sách, pháp luật hiệu lực và hiệu quả, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực và hợp tác quốc tế.

Thứ ba, ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội; là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mọi người dân. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt; người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm và là chủ thể thực hiện cùng với sự tham gia hiệu quả của các tổ chức chính trị-xã hội.

Thứ tư, triển khai các giải pháp cấp bách, có trọng tâm, trọng điểm để làm giảm mức độ dễ bị tổn thương, tăng cường sức chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu; ưu tiên cao nhất bảo đảm an toàn, sinh kế cho người dân ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng; tập trung phát triển hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, miền.

Thứ năm, tập trung nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển các cơ chế tài chính, thị trường carbon, thúc đẩy chuyển dịch đầu tư cho phát triển kinh tế ít phát thải; tăng cường hợp tác công tư, phát huy nguồn lực của Nhà nước làm đòn bẩy thu hút các nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nguồn lực quốc tế trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

Thứ sáu, thực hiện các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có cân đối lớn về năng lượng.

Phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng: Mũi tên trúng 2 đích

Để đạt được mục tiêu đã cam kết tại Hội nghị COP26, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để chủ động, tích cực triển khai các công việc được phân công.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hoàn thiện, trình lãnh đạo Chính phủ ký ban hành Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26, phấn đấu hoàn thành trong tháng 7/2022; trên cơ sở hồ sơ trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị, Văn phòng Chính phủ rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí methan đến năm 2030.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam theo quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đề xuất các loại thuế, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, xanh.

Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất chính sách khuyến khích phát triển công nghệ, năng lượng sạch, xanh. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng chương trình chuyển đổi số phục vụ chống biến đổi khí hậu, trong đó có phát triển xanh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương trình để các doanh nghiệp đi theo xu hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Thủ tướng thống nhất nội dung Đề án tổ chức Hội nghị đối thoại hợp tác với các đối tác phát triển về triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" và chuyển đổi năng lượng; chú ý làm rõ nhu cầu cần hỗ trợ cụ thể của mỗi bộ, ngành, lĩnh vực để thực hiện mục tiêu Việt Nam cam kết tại COP26.

Thủ tướng đồng ý về kế hoạch đàm phán và những vấn đề chính của Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, công lý, theo đó, xác định chuyển đổi năng lượng là xu hướng toàn cầu, là cơ hội và cũng là thách thức đối với Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao khẩn trương dự thảo, đàm phán với đối tác, đảm bảo tính công bằng, công lý, khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và xu hướng phát triển của nhân loại. Chuẩn bị kỹ các tài liệu, dữ liệu, thông tin, thể hiện rõ và bảo vệ chính kiến, tranh thủ mọi nguồn lực nhưng nguyên tắc bất di bất dịch là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Để thực hiện kế hoạch đàm phán, Thủ tướng giao các bộ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng hoàn thành trước cuối tháng 8/2022 các báo cáo nền về: Chuyển đổi công bằng trong khai thác, chế biến nhiên liệu hóa thạch; chuyển đổi công bằng trong sản xuất điện (Bộ Công Thương); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực xây dựng và quản lý tòa nhà (Bộ Xây dựng); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng tới an sinh, xã hội và việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).

Thủ tướng Chính phủ: Cần có chiến lược phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng
Thủ tướng Chính phủ: Cần tập trung phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng

Thủ tướng giao các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng ban hành các hướng dẫn về kiểm kê khí nhà kính, đo đạc-báo cáo-thẩm định đảm bảo nội dung, tiến độ theo đúng quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.

Về thực hiện các cam kết khác của Việt Nam tại COP26, Bộ Công Thương hoàn thành Kế hoạch thực hiện Tuyên bố về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành Kế hoạch thực hiện Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất để báo cáo tại cuộc họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành cập nhật NDC của Việt Nam; trên cơ sở NDC đã gửi Liên Hợp Quốc năm 2020, bổ sung những điểm mới, nỗ lực của Việt Nam thực hiện cam kết đã đưa ra tại Hội nghị COP26, hoàn thành trong tháng 9/2022.

Trên cơ sở kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ tổng hợp báo cáo Chính phủ về những bất cập để sửa đổi các quy định hiện hành tạo thông thoáng cho các hoạt động phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó, nghiên cứu việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ chấp thuận hoạt động đo gió, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tác động môi trường trên biển phục vụ lập các dự án điện gió có tính cấp bách. Bộ Tài nguyên và Môi trường khảo sát, đánh giá tổng thể về tiềm năng điện gió trên cả nước.

Bộ Công Thương chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành cơ chế xác định giá bán điện, cho phép áp dụng Cơ chế mua bán điện trực tiếp; sớm trình cấp có thẩm quyền ban hành quy hoạch chi tiết phát triển điện gió ngoài ngoài khơi.

Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan đề xuất phương án tăng cường cán bộ cho lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu tại tất cả các cấp, các ngành, theo hướng cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc thuộc lĩnh vực quản nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển đổi xanh. Đặc biệt, cần quan tâm rà soát lại thể chế, cơ chế chính sách phù hợp; huy động mọi nguồn lực tài chính hợp pháp; đổi mới khoa học công nghệ; đào tạo, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng lực quản trị.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Thủ tướng nhấn mạnh là tập trung phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng, nghiên cứu công nghệ chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy sản xuất các thiết bị trong nước… Đây là "một mũi tên trúng hai đích", khi vừa thực hiện được các cam kết quốc tế, vừa phát triển được năng lực, công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp có thị trường rất lớn trong và ngoài nước này. "Cần quyết tâm cao hơn nữa, coi đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển công nghệ và công nghiệp năng lượng mới, có một chiến lược cho việc này", Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng lưu ý, phải luôn bám sát diễn biến tình hình, kịp thời rà soát, điều chỉnh, triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp trên đây, tăng cường giám sát, kiểm tra, kỷ luật, kỷ cương để có sản phẩm, kết quả cụ thể, đo đếm được trên cơ sở tính toán lợi ích tổng thể của từng ngành, giữa các ngành và của quốc gia, dân tộc, chống lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng và tránh những hạn chế, bất cập trong các công việc trước đây đã làm, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ.

Đ. Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết hôm nay 11/9/2024: Miền Bắc mưa dông, cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao

Dự báo thời tiết hôm nay 11/9/2024: Miền Bắc mưa dông, cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 11/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa dông, có nơi trên 200mm; Cảnh báo lũ lớn các sông Bắc Bộ; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông rải rác.
Dự báo thời tiết biển ngày 11/9/2024: Mưa dông lớn, biển động ở Nam Biển Đông

Dự báo thời tiết biển ngày 11/9/2024: Mưa dông lớn, biển động ở Nam Biển Đông

Thời tiết biển hôm nay 11/9/2024, ở khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa dông, gió Tây Nam giật cấp 7-8, sóng cao 2-3m, biển động
Lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và các sông khu vực Bắc Bộ sáng hôm nay 11/9

Lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và các sông khu vực Bắc Bộ sáng hôm nay 11/9

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi cảnh báo (hồi 3h30' ngày hôm nay 11/9) lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và các sông khác ở khu vực Bắc Bộ
Chùm ảnh: Nước lũ sông Hồng dâng cao, người trồng đào Nhật Tân lo mất mùa

Chùm ảnh: Nước lũ sông Hồng dâng cao, người trồng đào Nhật Tân lo mất mùa

Nước sông Hồng dâng cao, khiến đời sống của người dân bị ảnh hưởng. Khu vực vườn đào Nhật Tân ngập sâu trong nước lũ, nhiều người lo lắng một mùa hoa mất mùa.
Dự báo thời tiết ngày mai 11/9/2024: Mưa lớn, cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao

Dự báo thời tiết ngày mai 11/9/2024: Mưa lớn, cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao

Dự báo thời tiết ngày mai 11/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn cục bộ, có nơi trên 200mm. Cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, lũ khẩn cấp các sông ở Bắc Bộ

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao; tin lũ khẩn cấp trên các sông khác ở khu vực Bắc Bộ

Cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao; tin lũ khẩn cấp trên các sông khác ở khu vực Bắc Bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phát cảnh báo (hồi 15h30' ngày 10/9) lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và lũ khẩn cấp các sông khác ở khu vực Bắc Bộ.
Cấm ô tô đi vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vì ngập sâu

Cấm ô tô đi vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vì ngập sâu

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đang ngập sâu, Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) thực hiện cấm phương tiện đi vào để đảm an toàn giao thông.
Hà Nội: Thực hiện đảm bảo an toàn hạ du hồ thủy điện Tuyên Quang

Hà Nội: Thực hiện đảm bảo an toàn hạ du hồ thủy điện Tuyên Quang

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP. Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị quận, huyện, thị xã về việc hồ thủy điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy.
Nước lũ sông Hồng dâng cao cả mét, người Hà Nội lo lắng trận lụt lịch sử 2008 lặp lại

Nước lũ sông Hồng dâng cao cả mét, người Hà Nội lo lắng trận lụt lịch sử 2008 lặp lại

5h sáng ngày 10/9, mực nước tại sông Hồng đi qua địa bàn Hà Nội dâng cao cả mét so với thời điểm 2h cùng ngày. Nhiều lo lắng, trận lụt lịch sử năm 2008 lặp lại?
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 10/9/2024: Mưa lớn diện rộng; cảnh báo lũ các sông ở Bắc Bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 10/9/2024: Mưa lớn diện rộng; cảnh báo lũ các sông ở Bắc Bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 10/9/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa lớn diện rộng, có nơi trên 300mm, cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và các sông ở Bắc Bộ.
Dự báo thời tiết biển ngày 10/9/2024: Mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Dự báo thời tiết biển ngày 10/9/2024: Mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Thời tiết biển hôm nay 10/9/2024, vịnh Bắc Bộ, Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Bắc, Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa) có mưa dông
Cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và các sông khác ở khu vực Bắc Bộ

Cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và các sông khác ở khu vực Bắc Bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phát cảnh báo (3h30' ngày 10/9) lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và các sông khác ở khu vực Bắc Bộ.
Điện Biên: Nỗ lực khắc phục nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở nghiêm trọng

Điện Biên: Nỗ lực khắc phục nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở nghiêm trọng

Trước tình trạng ngập úng, sạt lở, gây ách tắc giao thông tại nhiều điểm trên địa bàn Điện Biên, các lực lượng chức năng đã khẩn trương khắc phục sự cố.
Dự báo thời tiết ngày mai 10/9/2024: Vùng núi, trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn, có nơi trên 350mm

Dự báo thời tiết ngày mai 10/9/2024: Vùng núi, trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn, có nơi trên 350mm

Dự báo thời tiết ngày mai 10/9/2024: Vùng núi và trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to, có nơi trên 350mm. Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông vài nơi.
Cây xanh Hà Nội bị gãy đổ sẽ về đâu sau siêu bão?

Cây xanh Hà Nội bị gãy đổ sẽ về đâu sau siêu bão?

Ông Lê Huy Dương (Xí nghiệp Quản lý cắt sửa Cây xanh) đã nêu hướng xử lý đối với những cây bị đổ, hư hại do ảnh hưởng từ cơn bão số 3 (siêu bão Yagi).
Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông Bắc Bộ và Thanh Hóa

Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông Bắc Bộ và Thanh Hóa

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phát cảnh báo (3h30 ngày 9/9) về lũ trên sông: Thao, Lục Nam, Cầu, Thương, Hoàng Long, các sông Bắc Bộ và Thanh Hóa
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 9/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn, có nơi trên 200mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 9/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn, có nơi trên 200mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 9/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn, cục bộ có nơi trên 200mm; Trung Bộ ngày nắng có nơi nắng nóng; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa vài nơi
Dự báo thời tiết biển ngày 9/9/2024: Mưa rào và dông vài nơi ngày đầu tuần

Dự báo thời tiết biển ngày 9/9/2024: Mưa rào và dông vài nơi ngày đầu tuần

Thời tiết biển hôm nay 9/9/2024, Bắc vịnh Bắc Bộ, Bắc Biển Đông, Giữa Biển Đông, Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông vài nơi
Vì sao cần duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản?

Vì sao cần duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản?

Việc tiếp tục duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản không làm phát sinh bộ máy, biên chế.
Dự báo thời tiết ngày mai 9/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa tiếp tục có mưa lớn trong vài ngày tới

Dự báo thời tiết ngày mai 9/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa tiếp tục có mưa lớn trong vài ngày tới

Dự báo thời tiết ngày mai 9/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa tiếp tục có mưa to đến rất to trong vài ngày tới, mưa lớn trên 200mm.
Cập nhật thông tin các khu vực có nguy cơ ngập, lũ, sạt lở đất tại phía Bắc

Cập nhật thông tin các khu vực có nguy cơ ngập, lũ, sạt lở đất tại phía Bắc

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi bản tin cảnh báo các khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt do mưa lớn sau bão số 3.
Những con phố đẹp nhất Hà Nội tan hoang sau bão số 3

Những con phố đẹp nhất Hà Nội tan hoang sau bão số 3

Được mệnh danh là con phố đẹp nhất Hà Nội, sau bão số 3, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Trấn Vũ chỉ còn những cây cổ thụ bật gốc, phố phường xơ xác, tan hoang.
Dự báo thời tiết hôm nay 8/9/2024: Mưa lớn trên 350mm ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Dự báo thời tiết hôm nay 8/9/2024: Mưa lớn trên 350mm ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Dự báo thời tiết hôm nay 8/9/2024: Phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa vừa đến mưa rất to, có nơi trên 200mm. Phía Tây Bắc Bộ mưa trên 350mm.
Dự báo thời tiết biển ngày 8/9/2024: Vùng biển Vịnh Bắc Bộ gió giật cấp 9, sóng lớn, biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển ngày 8/9/2024: Vùng biển Vịnh Bắc Bộ gió giật cấp 9, sóng lớn, biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 8/9/2024, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng lớn. Biển động mạnh.
Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3, đường phố tan hoang, cây đổ ngổn ngang

Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3, đường phố tan hoang, cây đổ ngổn ngang

Tối 7/9, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), khu vực nội thành Hà Nội có mưa to, gió mạnh, cây cối đổ ngổn ngang trên phố nhiều tuyến phố.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động