Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thủ tướng dự khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN

Sáng 23/6, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 có chủ đề “Đẩy mạnh quan hệ đối tác vì sự bền vững” đã khai mạc tại Bangkok, Thái Lan.
Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự lễ khai mạc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các Nhà Lãnh đạo ASEAN bấm nút khai trương Kho vệ tinh ASEAN đặt tại Tỉnh Chai-nat, Thái Lan trong khuôn khổ hệ thống hậu cần ASEAN ứng phó với thảm họa thiên tai nhằm triển khai nhanh chóng các nhu yếu phẩm cứu trợ đến các vùng chịu thảm họa.

thu tuong du khai mac hoi nghi cap cao asean
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại lễ khai mạc Hội nghị. - Ảnh: VGP

Phát biểu khai mạc Hội nghị cấp cao đầu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2019 của Thái Lan, Thủ tướng nước chủ nhà, ông Prayut Chan-o-cha đã ôn lại lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN.

Theo đó, Bangkok là nơi ký Tuyên bố khai sinh ASEAN, một Hiệp hội khiêm tốn với 5 thành viên ban đầu để dần phát triển thành một Cộng đồng 10 nước thành viên sống trong hòa bình, ổn định, hợp tác với người dân ở vị trí trung tâm. Trong suốt quá trình phát triển, ASEAN đã chứng tỏ là một nhân tố quan trọng chủ yếu giúp các nước thành viên phục hồi nhanh chóng, vượt qua nhiều thách thức như khủng hoảng tài chính, thiên tai, bão lũ... để đến hôm nay, ASEAN là khu vực hòa bình, không có xung đột, tôn trọng lẫn nhau, đồng thời một ASEAN vững mạnh và đoàn kết là nhân tố chủ đạo trong ổn định và phát triển ở khu vực.

Với chủ đề "Tăng cường quan hệ đối tác vì sự bền vững", ASEAN thể hiện ước mơ tiến tới một Cộng đồng bền vững trên cả 03 trụ cột, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm và không để ai bị bỏ lại phía sau; duy trì hòa bình, ổn định và hướng tới tương lai; tranh thủ các cơ hội do cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại thúc đẩy kinh tế số, tăng trưởng xanh; tăng cường quan hệ với các đối tác nhằm phát triển bền vững và giành vị thế toàn cầu cao hơn cho ASEAN; thúc đẩy kết nối trong mọi lĩnh vực, tiến tới một ASEAN không rào cản (seamless ASEAN). Thông điệp chính gửi đi là mong ước xây dựng một ASEAN bền vững mọi mặt từ an ninh, kinh tế, an ninh con người... với khái niệm "vạn vật bền vững" (Sustainable of Things - SOT), coi đây như một ADN (gen) của ASEAN để tiếp tục truyền lại cho các thế hệ sau.

thu tuong du khai mac hoi nghi cap cao asean
Các nhà lãnh đạo ASEAN khai trương Kho vệ tinh ASEAN tại tỉnh Chainat, Thái Lan, trong Chương trình hậu cần ASEAN về thiên tai khẩn cấp (DELSA). - Ảnh: VGP

Trên cơ sở đó, Thái Lan bày tỏ sẽ tiếp tục kế thừa công việc của các nhiệm kỳ Chủ tịch trước, đồng thời thúc đẩy các sáng kiến cụ thể. Đó là an ninh hơn: ứng phó tốt hơn với các thách thức về an ninh mạng với việc thành lập Trung tâm an ninh mạng ASEAN - Nhật Bản; đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, tăng cường quản lý biên giới, bảo đảm an ninh trật tự, tạo điều kiện cho người dân đi lại; tăng cường quản lý và cứu trợ thiên tai với việc thành lập Kho vệ tinh tại Chai-nat giúp triển khai nhanh các cứu trợ thiên tai.

Với mục tiêu thịnh vượng hơn, Thủ tướng Thái Lan cho rằng, chủ nghĩa bảo hộ đang tăng lên đòi hỏi ASEAN phải tăng cường hơn nữa sức mạnh nội khối. Việc phấn đấu kết thúc đàm phán RCEP trong năm nay sẽ tạo ra một khối thương mại tự do lớn nhất thế giới, đây sẽ là vùng đệm giảm thiểu tác động tiêu cực cho ASEAN trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng giữa các đối tác thương mại chủ chốt. Các nội dung khác là thúc đẩy kinh tế số, ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 hỗ trợ các doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ, nông nghiệp thông minh, chuỗi cung ứng, thu hẹp khoảng cách phát triển; kết nối tiểu vùng, kết nối các kết nối; ứng phó với cơ cấu dân số già hóa với việc thành lập Trung tâm tuổi già năng động ASEAN (ACAI).

Đồng thời, thúc đẩy giao lưu nhân dân, chọn năm 2019 là Năm Văn hóa ASEAN, hợp tác chống rác thải biển, xây dựng các thành phố hiện đại ASEAN thông qua Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN (ASCN)...

thu tuong du khai mac hoi nghi cap cao asean
Thủ tướng Thái Lan phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị. - Ảnh: VGP

Trước thềm lễ khai mạc, nhiều hội nghị, cuộc họp đã được tổ chức như phiên toàn thể Hội nghị, diễn ra vào chiều qua, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo ASEAN, để thảo luận định hướng và biện pháp hướng tới xây dựng một Cộng đồng bền vững vì 640 triệu người dân trong khu vực.

Cũng ngày hôm qua, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN lần thứ 19 và Hội đồng điều phối ASEAN lần thứ 23 và các cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao ASEAN với đại diện Hội đồng liên nghị viện ASEAN (ASEAN-AIPA), Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC), đại diện thế hệ trẻ ASEAN (ASEAN Youth).

Ngày sau lễ khai mạc, các nhà lãnh đạo ASEAN dự phiên họp hẹp.

Theo Báo điện tử Chính phủ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

AEC không nên lo lắng về việc bị “chảy máu chất xám”

AEC không nên lo lắng về việc bị “chảy máu chất xám”

Mới đây, dựa trên nghiên cứu ấn phẩm Di chuyển và di cư của lao động có kỹ năng nghề: Thách thức và cơ hội cho Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), bà Elisabetta - Chuyên gia Vụ Nghiên cứu kinh tế và hợp tác khu vực, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - cho rằng: Nhận thức di cư của lao động có kỹ năng nghề làm tổn hại đến nguồn lực của quốc gia là sai lầm; Ý niệm "chảy máu chất xám" cũng đã lỗi thời. Do vậy các quốc gia ASEAN cũng không nên lo lắng.
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Nhiều nội dung hướng tới cộng đồng doanh nghiệp

Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Nhiều nội dung hướng tới cộng đồng doanh nghiệp

Một nội dung quan trọng thảo luận mở giữa đại diện SOM ASEAN Việt Nam và Ban Thứ ký ASEAN tại cuộc “Tọa đàm cấp cao về Năm ASEAN 2020”, diễn ra ở Hà Nội, ngày 26/8/2019, do Bộ Ngoại giao tổ chức, là lắng nghe đề xuất từ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hiệu quả, chuẩn bị các nội dung nghị sự cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Hiệp định RCEP: Ký kết trong năm 2020?

Hiệp định RCEP: Ký kết trong năm 2020?

Tại Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa kỳ lần thứ 8 vừa diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc), các bên đã nhất trí kết thúc 100% đàm phán mở cửa thị trường và nỗ lực để hướng đến việc ký kết hiệp định trong năm 2020 tại Việt Nam.
Sau Singapore và Việt Nam, EU đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do với các nước lớn trong ASEAN

Sau Singapore và Việt Nam, EU đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do với các nước lớn trong ASEAN

Sau khi đạt được các hiệp định thương mại tự do trong năm nay với Singapore và Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU) thậm chí còn có động lực lớn hơn cho các nền kinh tế lớn khác ở Đông Nam Á để đẩy nhanh tiến độ đạt được các hiệp định thương mại, nhưng các cuộc đàm phán với EU đang gặp những khó khăn nhất định.
Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Đã 8 năm kể từ khi Timor-Leste nộp đơn đăng ký chính thức để trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhưng cho đến nay, khối này vẫn chưa chấp nhận Timor-Leste là thành viên thứ 11 của mình.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Theo chương trình nghị sự của ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 02-03/8. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị này, cùng với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra cuộc thảo luận ở khu vực Đông Nam Á về việc các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ các công ty đa quốc gia chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng không có nhiều ý kiến cho rằng cơ hội thuộc về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

Cạnh tranh điều tất yếu mang tính tự nhiên và có thể chấp nhận được đối với các quốc gia để giành lợi thế về thị trường, công nghệ… Nhưng để có được một cuộc đối đầu có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí xung đột, căng thẳng thì sẽ có những ảnh hưởng không tốt.
Khai thác hợp lý, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững là yêu cầu cấp thiết đối với ASEAN

Khai thác hợp lý, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững là yêu cầu cấp thiết đối với ASEAN

Chống hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU); quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững; truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ khai thác và nuôi trồng thủy sản...  là một số nội dung chính được trao đổi trong Cuộc họp của Nhóm công tác Thủy sản ASEAN (ASWGFi) diễn ra trong 3 ngày từ 27 – 29/6 tại TP. Đà Nẵng.
ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền vừa thông báo phát động Giải thưởng ASEAN về Công nghệ thông tin và truyền thông (ASEAN ICT Awards – AICTA). Đây là giải thưởng uy tín bậc nhất khu vực, được tổ chức thường niên, dưới sự giám sát và công nhận của các Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực ICT của 10 quốc gia ASEAN.
Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

ASEAN cần đẩy mạnh liên kết kinh tế nội khối, sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định RCEP, chú trọng kết nối và phát triển các mạng lưới trung tâm công nghệ 4.0, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.
Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Khi xem xét những tiến bộ hữu hình được thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2019, mặc dù cơ hội để kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm nay là khá ảm đạm, nhưng các quan chức thương mại vẫn tin tưởng các cuộc đàm phán sẽ được hoàn thành vào tháng 11 trong nỗ lực thúc đẩy nguyên tắc “trung tâm ASEAN”.    
Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã đạt được tiến bộ đáng kể và hiện đang đi vào giai đoạn cuối cùng, dự kiến sẽ kết thúc trong năm 2019. Khi hoàn tất, RCEP sẽ tạo ra một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn.
Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nông dân Philippines có thể phải chịu thiệt hại lên tới 4 tỷ USD khi chế độ thương mại thuế quan bằng 0 trong ASEAN. 
Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Chiều ngày 18/1/2019, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2019), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức lễ công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam” - “Tourism Stories - The Vietnam Edition”.
Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Ngày 9/1/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức họp báo thông tin về Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019 (ATF) sẽ diễn ra tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) từ ngày 14-19/1/2019.  
Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Thông tin báo cáo từ Tổng cục Du lịch cho biết, hiện nay các công tác chuẩn bị cho Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019  tại Quảng Ninh đang được khẩn trương hoàn tất. 
Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Microsoft, Google và các công ty công nghệ lớn khác đã cam kết sẽ giúp đào tạo kỹ năng số cho khoảng 20 triệu người ở Đông Nam Á vào năm 2020 để bảo đảm lực lượng dân số trong độ tuổi lao động đang phát triển của khu vực này có thể đáp ứng phù hợp với thị trường việc làm trong tương lai.
Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Gần 3 năm sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, trong khi hàng hóa của các nước trong khu vực, nhất là hàng Thái Lan tràn vào Việt Nam thì ở chiều ngược lại, DN Việt Nam vẫn chưa tận dụng được tiềm năng lớn từ thị trường này. 
Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Sáng ngày 31/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo phổ biến hoạt động của Ủy ban Thống kê cộng đồng ASEAN do Tổng cục Thống kê phối hợp với Cơ quan Thống kê ASEAN thuộc Ban Thư ký ASEAN, Dự án COMPASS tổ chức nhằm tăng cường phổ biến thông tin về các hoạt động của thống kê ASEAN.  
Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Ngày 10/10, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam chính thức khởi động chương trình tìm kiếm ứng viên cho Chương trình Thủ lĩnh Thanh niên Đông Nam Á 2019. Học sinh lớp 10 và lớp 11 các trường trung học phổ thông Việt Nam có năng lực lãnh đạo thể hiện qua kết quả học tập, sự đóng góp cho cộng đồng cũng như các hoạt động ngoài giảng đường, có khả năng tiếng Anh tốt có thể nộp đơn tham gia chương trình.
Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Với không gian thị trường 660 triệu dân, GDP dự kiến đạt 2,75 ngàn tỷ USD vào năm 2030, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mở ra rất nhiều cơ hội cho các DN Việt Nam.
"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế

"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế

Với sự góp mặt của các nhà lãnh đạo, chính trị, giới kinh doanh, nhà khoa học, tổ chức xã hội, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), theo như cách nói của ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có thể xem như một "phiên chợ" ý tưởng và cơ hội tuyệt vời để bàn về kinh tế toàn cầu. 
Hơn 28 triệu việc làm ở ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng trong 10 năm tới

Hơn 28 triệu việc làm ở ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng trong 10 năm tới

Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), chiều 12/9, tại Hà Nội, Tập đoàn Cisco đã công bố Báo cáo nghiên cứu “Công nghệ và Tương lai việc làm ASEAN” nghiên cứu tác động của trí tuệ nhân tạo tới việc làm của 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN, gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Theo đó, trong vòng 10 năm tới, các quốc gia này có khả năng bị ảnh hưởng lớn về cơ hội việc làm...
Sự sẵn sàng của các nước ASEAN đối với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Sự sẵn sàng của các nước ASEAN đối với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30, ngày 29/4/2017 tại Manila, Philippines, các nhà lãnh đạo ASEAN đã chỉ đạo các nước ASEAN cần có sự chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng tối đa các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) mang lại, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách toàn diện và sự phát triển cân bằng, chia sẻ thịnh vương chung trong khu vực ASEAN cũng như đối với từng nước trong khu vực.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động