Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 04:50

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết năm 2022 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Ngày 10/01/2023, Thủ tướng Chính phủ đã tới dự và chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng kết quả thành tích ấn tượng của Tập đoàn và người lao động Dầu khí sau một năm công tác.

Tham dự và chủ trì hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, Võ Văn Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cùng đại diện lãnh đạo các bộ ngành và toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Xác lập nhiều kỷ lục sau 61 năm hình thành

Báo cáo tại hội nghị, ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết: Năm 2022, Tập đoàn gặp nhiều khó khăn, thách thức tác động rất lớn đến các lĩnh vực hoạt động. Song với truyền thống, bản lĩnh của người lao động dầu khí, quán triệt thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn đã đoàn kết, thống nhất, kỷ cương, trách nhiệm, khắc phục các khó khăn, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp vì vậy đã đạt được nhiều thành tích hết sức ấn tượng, toàn diện.

Cụ thể, tất cả các chỉ tiêu sản lượng, kinh doanh thuộc 05 lĩnh vực của Tập đoàn đều hoàn thành kế hoạch năm và tăng trưởng cao so với năm 2021 từ 3-26%, xác lập nhiều kỷ lục mới sau 61 năm hình thành và phát triển.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới tham dự Hội nghị tổng kết công tác năm và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tập đoàn Dầu khi Việt Nam

Về công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, Tập đoàn đã thực hiện thành công, hiệu quả các giải pháp kỹ thuật, nhờ đó đảm bảo gia tăng trữ lượng, sản lượng khai thác dầu khí, hạn chế thấp nhất hệ số suy giảm sản lượng dầu, khí của từng lô/mỏ. Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 16,97 triệu tấn, vượt 21,2% kế hoạch năm, tăng 26% so với năm 2021. Hoàn thành đưa vào khai thác 05 mỏ/công trình dầu khí, nhiều hơn 01 công trình so với kế hoạch (sớm hơn so với kế hoạch đề ra từ 15 ngày đến 2 tháng).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thăm quan mô hình khai thác dầu khí

Đồng thời, sản lượng khai thác dầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng 11 ngày, năm 2022 đạt 10,84 triệu tấn, vượt 24% kế hoạch năm, tương đương thực hiện năm 2021, trong đó: Khai thác dầu ở trong nước hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng 18 ngày, năm 2022 đạt 8,98 triệu tấn, vượt 1,94 triệu tấn (≈ vượt 28%) kế hoạch năm, tương đương thực hiện năm 2021.

"Đây là kỷ lục thời gian hoàn thành kế hoạch sớm nhất, là nỗ lực rất lớn của Tập đoàn để duy trì, ổn định sản lượng khai thác dầu trong bối cảnh suy giảm sản lượng của hầu hết các lô/mỏ hiện nay" - ông Lê Mạnh Hùng khẳng định.

Ngoài ra, khai thác dầu ở nước ngoài hoàn thành kế hoạch cả năm trước 01 tháng 01 ngày, năm 2022 đạt 1,86 triệu tấn, vượt 157 nghìn tấn (≈ vượt 9,2%) kế hoạch năm, tương đương thực hiện năm 2021.

Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành tham dự hội nghị

Sản lượng khai thác khí đạt 8,08 tỷ m3, tăng 8,3% so với thực hiện năm 2022. Hệ thống các đường ống và nhà máy xử lý khí được vận hành an toàn, cung cấp tối đa theo nhu cầu của các hộ tiêu thụ; sản lượng khí khô năm 2022 đạt 7,71 tỷ m3, tăng 8,0% so với năm 2021.

Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất điện được vận hành an toàn, đảm bảo cung cấp cho lưới điện quốc gia theo yêu cầu; Sản lượng điện năm 2022 đạt 17,64 tỷ KWh, tăng 10,2% so với năm 2021. Một số dự án điện chậm tiến độ, gặp khó khăn tích tụ từ nhiều năm trước đã được tích cực triển khai và đã hoàn thành đưa vào vận hành thương mại như: Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 vận hành thương mại ngày 13/5/2022. Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã cơ bản hoàn thành, phát lên lưới điện quốc gia trên 400 triệu kWh.

Trong năm 2022, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội thị trường, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận. Các nhà máy đạm, lọc hoá dầu của Tập đoàn được vận hành an toàn, với công suất tối đa, lập nên kỷ lục về sản lượng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đạm, xăng dầu, cụ thể:

Sản xuất đạm hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 14 ngày; năm 2022 đạt 1,84 triệu tấn, vượt 244 nghìn tấn (≈ vượt 15%) kế hoạch năm, tăng 9,2% so với thực hiện năm 2021 - Đạt mức kỷ lục cao nhất kể từ khi PVN có sản phẩm đạm đầu tiên vào quý IV/2004 đến nay.

Trong năm 2022, xuất khẩu đạm của PVN đạt kết quả cao kỷ lục

Sản xuất xăng dầu hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 7 ngày; năm 2022 đạt 6,96 triệu tấn, vượt 784 nghìn tấn, (≈ vượt 13%) kế hoạch năm, tăng 9,1% so với thực hiện năm 2021 - Đạt mức kỷ lục cao nhất kể từ khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành thương mại từ ngày 01/6/2010 đến nay.

Lĩnh vực dịch vụ dầu khí năm 2022 hoạt động ổn định, an toàn, chất lượng dịch vụ, kỹ thuật được nâng cao, đã tham gia các dự án năng lượng tái tạo ở nước ngoài; sẵn sàng các nguồn lực để tham gia đầu tư và kinh doanh lĩnh vực năng lượng tái tạo ở trong nước và quốc tế, đặc biệt là điện gió ngoài khơi.

Tổng doanh thu đạt gần 1 triệu nghìn tỷ, đóng góp 9,8% ngân sách

Trong năm 2022, Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 4 đến 8 tháng, thiết lập mức kỷ lục về doanh thu và lợi nhuận sau 61 năm hình thành và phát triển, cụ thể:

Tổng doanh thu toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 4 tháng, năm 2022 đạt 931,2 nghìn tỷ đồng, vượt 67% kế hoạch năm, tăng 48% so với năm 2021- Đạt kỷ lục trong 61 năm hình thành và phát triển, vượt mức kỷ lục trước đây của năm 2012 doanh thu toàn Tập đoàn đạt 773,7 nghìn tỷ đồng, giá dầu thô năm 2012 đạt 117,6USD/thùng, khai thác dầu khí trong nước năm 2012 đạt 24,99 triệu tấn quy dầu.

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hoạt động an toàn, công suất cao

Năm 2022, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 6 tháng, năm 2022 đạt 170,6 nghìn tỷ đồng, vượt 2,64 lần kế hoạch năm, tăng 52% so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất hoàn thành kế hoạch cả năm trước 8 tháng, năm 2022 dự kiến đạt 82,2 nghìn tỷ đồng, vượt 3,3 lần kế hoạch năm, tăng 59% so với thực hiện năm 2021- đạt kỷ lục trong 61 năm xây dựng và phát triển, vượt kỷ lục trước đây vào năm 2013 lợi nhuận trước thuế đạt 70,63 nghìn tỷ đồng, giá dầu năm 2013 đạt 112,5USD/thùng, khai thác dầu khí trong nước năm 2013 đạt 25,0 triệu tấn quy dầu.

Qua đánh giá, tổng doanh thu toàn Tập đoàn tương đương gần 9,8% GDP cả nước và nộp ngân sách chiếm tỷ trọng 9,5% tổng thu ngân sách của cả nước. Vận hành tối đa công suất các nhà máy lọc dầu, đáp ứng trên 75% nhu cầu xăng dầu cả nước, góp phần quan trọng trong việc khắc phục bình ổn thị trường xăng dầu trong nước.

Ngoài ra, tại thời điểm 31/12/2022, hệ số khả năng thanh toán nhanh là 2,54 lần; hệ số khả năng thanh toán tổng quát là 3,5 lần cho thấy Công ty mẹ- Tập đoàn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ, đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.

Petrovietnam nỗ lực để duy trì, ổn định sản lượng khai thác dầu trong bối cảnh suy giảm sản lượng của hầu hết các lô/mỏ hiện nay - Ảnh Petrotimes

Với quyết tâm hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ/ngành giao; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng kế hoạch năm 2023 với mục tiêu và quyết tâm cao hơn so với kế hoạch năm 2022, cụ thể: Gia tăng trữ lượng dầu khí toàn Tập đoàn: 08-16 triệu tấn quy dầu, khai thác dầu 9,29 triệu tấn, cao hơn 520 nghìn tấn so với kế hoạch 2022, doanh thu của toàn Tập đoàn dự kiến đạt 677,7 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận đạt 34,0 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách toàn tập đoàn đạt 78,3 nghìn tỷ.

Petrovietnam: Dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, vì nhiệm vụ chung và đặt lợi ích quốc gia dân tộc

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng và ghi nhận những thành tích, đóng góp của Tập đoàn Dầu khí năm 2022 đối với những thành tựu, kết quả chung của cả nước, nhất là trong giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn.

Năm 2022, trong bối cảnh khó khăn, thách thức "kép" cả bên trong và bên ngoài, Tập đoàn đã làm tốt các nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều, nặng nề, đồng thời tích cực giải quyết các công việc tồn đọng, kéo dài, ứng phó với các vấn đề đột xuất, bất ngờ như tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ..

Thủ tướng nêu rõ, những thành tựu và kết quả có được là nhờ Tập đoàn đã giữ vững, củng cố và phát huy đoàn kết, thống nhất; sự nỗ lực của các đơn vị và đội ngũ cán bộ, người lao động trong Tập đoàn; sự phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương…

Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại hội nghị

Đánh giá quá trình hoạt động và các kết quả đạt được trong năm 2022 và những năm vừa qua, Thủ tướng nêu rõ những bài học kinh nghiệm như trong khó khăn, thách thức, phức tạp, nhiệm vụ càng nặng nề thì càng đoàn kết, nhất trí, càng áp lực càng nỗ lực, bản lĩnh, kiên trì, bền bỉ, vượt qua chính mình, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, vì nhiệm vụ chung và đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết.

Cùng với đó, tuân thủ sự lãnh đạo, chủ trương, đường lối của Đảng, sự quản lý, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ/ngành Trung ương, đồng thời linh hoạt, năng động, chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan, các doanh nghiệp, đối tác. Kết hợp hài hợp, hợp lý, hiệu quả giữa nội lực và ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; ngoại lực là yếu tố quan trọng và đột phá.

Theo Thủ tướng, năm 2023, tình hình sẽ tiếp tục có khó khăn, thách thức chưa dự báo được hết khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi khi cạnh tranh chiến lược gay gắt, lạm phát trên toàn cầu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực bị đe dọa, thị trường năng lượng, giá dầu thô và các sản phẩm dầu khí còn nhiều biến động, xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu, biến đổi khí hậu diễn biến bất thường… Các vấn đề này sẽ có nhiều tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của Tập đoàn.

Tuy nhiên, tin tưởng Tập đoàn đã trưởng thành hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh hơn sau 61 năm hình thành và phát triển, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Dầu khí phát huy truyền thống, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, khắc phục những tồn tại, bất cập, ra sức thi đua hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2023.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Bộ, ngành trao tặng Huân chương Lao động và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc

Thủ tướng đánh giá cao phương châm 2023 của Tập đoàn là "quản trị biến động, mở rộng quy mô, tăng tốc chuyển đổi số, dịch chuyển mô hình, nâng cao năng suất, tái tạo kinh doanh", đồng thời đề nghị Tập đoàn, toàn ngành dầu khí tập trung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chủ yếu.

Theo đó, không để thiếu năng lượng cho phát triển, vận hành an toàn, ổn định với công suất cao và có hiệu quả các dự án, nhà máy, công trình dầu khí, góp phần chủ lực trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu xăng dầu, điện, phân bón cho đất nước.

Mục tiêu thứ hai là hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2023, phấn đấu bằng hoặc vượt mức kết quả đạt được trong năm 2022.

Mục tiêu thứ ba là phải đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển trong toàn Tập đoàn và phải đặt mục tiêu trong năm 2023 là quyết tâm khởi công được các dự án trọng điểm, nghiên cứu đề xuất các dự án mới tận dụng thế mạnh của Tập đoàn.

Thứ tư, bổ sung, hoàn thiện xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển về năng lượng, chiến lược, kế hoạch phát triển ngành Dầu khí phù hợp với xu thế mới, đồng thời xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với các vấn đề đột xuất, bất ngờ; nghiên cứu các dự án năng lượng mới, điện gió ngoài khơi…

Thứ năm, phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan liên quan trong thực hiện phương án bảo đảm quốc phòng, an ninh, an ninh kinh tế cho hoạt động dầu khí, kiên định nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nhưng ứng phó linh hoạt, phù hợp với tình hình cụ thể.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, Thủ tướng nhấn mạnh 10 nhóm giải pháp chủ yếu.

Một là, quán triệt, thực hiện nghiêm và có hiệu quả các nhiệm vụ theo các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2023; cụ thể hóa vào kế hoạch của Tập đoàn cũng như của từng đơn vị để tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát.

Thủ tướng nhấn mạnh, xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là đơn vị nòng cốt của ngành dầu khí, có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao ở trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng lưu ý tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo – đây là lĩnh vực mà Việt Nam có tiềm năng rất lớn, là xu thế của thế giới và Tập đoàn cũng có nhiều điều kiện, nền tảng để thực hiện.

Hai là chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy và không ngừng nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp. Tiếp tục củng cố bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng, tinh gọn, phát huy tinh thần đoàn kết nhất trí, dám nghĩ dám làm. Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Ba là nhóm giải pháp về tài chính, thường xuyên rà soát, cập nhật tình hình thực tế tiến độ giải ngân các dự án, đáp ứng nhu cầu đầu tư theo kế hoạch.

Bốn là nhóm giải pháp về đầu tư, bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đúng xu thế, đúng lĩnh vực để phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.

Năm là nhóm giải pháp về hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường, chủ động xây dựng thị trường và làm tốt công tác thông tin và dự báo làm cơ sở định hướng cho việc xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp. Tiếp tục hoàn thiện, gia tăng chuỗi giá trị dầu khí từ khâu cung cấp - sản xuất - tiêu thụ nhằm tạo mối liên hệ chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.

Toàn cảnh hội nghị

Sáu là nhóm giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; chính sách tiền lương; cần có mức tiền lương, chính sách phúc lợi phù hợp, vừa hài hòa, cân đối với các ngành nghề, lĩnh vực, vừa bảo đảm tính đặc thù, bảo đảm tính cạnh tranh thị trường có tính đến yếu tố quốc tế để giữ chân người lao động dầu khí đòi hỏi trình độ, kỹ thuật chuyên môn có tính đặc thù và có tính quốc tế cao.

Bảy là nhóm giải pháp về khoa học công nghệ, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số vào phát triển ngành dầu khí. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao, tâm huyết cho những lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn.

Tám là nhóm giải pháp về an toàn, môi trường và phát triển bền vững, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường; nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo sản phẩm mới thân thiện với môi trường.

Chín là nhóm giải pháp về quốc phòng - an ninh - đối ngoại, chủ động và tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Tập đoàn, đặc biệt là trong công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại những khu vực nước sâu, xa bờ trên biển nhằm tăng cường sự hiện diện và góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên biển Đông và hải đảo.

Thứ mười, nhóm giải pháp về văn hóa doanh nghiệp, cụ thể hóa các nội dung tại Hội nghị toàn quốc về văn hóa, để Petrovietnam tiếp tục phát huy các giá trị "đoàn kết, khát vọng, trí tuệ, chuyên nghiệp, nghĩa tình, văn hóa". Thủ tướng đồng thời lưu ý nhiệm vụ truyền thông để góp phần tạo cảm hứng, truyền động lực, khơi dậy khí thế phát triển mới cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp, vì mục tiêu đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Nhóm PV
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Xung lực mới nâng tầm quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Bulgaria

Bộ Công Thương tiên phong cắt giảm, đơn giản thủ tục kinh doanh

Đề xuất lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải nộp thuế

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định uy tín, tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Brazil và Việt Nam-Dominica

Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số

Thủ tướng đề nghị triển khai ngay các dự án thương mại, đầu tư Việt Nam-Dominica

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược