Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 06:35

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gửi thông điệp "đoàn kết, lòng tin" tới WEF Davos 2024

Tại WEF Davos 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường đoàn kết quốc tế, tái thiết lòng tin, thúc đẩy hợp tác giữa các nước.

Từ ngày 16-23/1/2024 tới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos 2024 và thăm chính thức Hungary và Rumani. Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã có cuộc trao đổi với các cơ quan báo chí trong nước về ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến công tác lần này của Thủ tướng.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Thời điểm để quảng bá đất nước, thu hút nguồn lực

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, Hội nghị WEF Davos lần thứ 54 diễn ra từ ngày 15-19/1/2024 với chủ đề “Tái thiết lòng tin” là Hội nghị có quy mô lớn nhất từ sau đại dịch Covid-19 và có sự tham dự của nhiều Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế nhất từ trước đến nay.

Gần 100 Lãnh đạo cấp cao các nước và tổ chức quốc tế cùng khoảng 3.000 lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu sẽ tham dự Hội nghị.

Hội nghị năm nay thực sự là sự kiện có quy mô hàng đầu thế giới để chia sẻ những ý tưởng, thảo luận hấp dẫn, đa chiều về triển vọng kinh tế thế giới, những xu thế mới và tầm nhìn phát triển toàn cầu; thúc đẩy, kết nối hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và trên các lĩnh vực giữa các nước và với các doanh nghiệp. Đồng thời huy động sức mạnh tổng lực toàn cầu, nhất là hợp tác công - tư để tạo các động lực tăng trưởng mới, giải quyết các thách thức chung trong bối cảnh khó khăn, rủi ro, bất định hiện nay.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng cho biết, với quy mô, ý nghĩa như vậy, chuyến công tác đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị WEF Davos năm nay có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện:

Thứ nhất, Hội nghị là cơ hội giá trị để nắm bắt những tư duy, ý tưởng, mô hình phát triển, mô hình quản trị và các xu thế phát triển của thế giới, hay nói cách khác là trao đổi, lắng nghe “nhịp đập” của thế giới, từ đó tranh thủ, tận dụng kịp thời những thời cơ, xu thế mới, ứng phó hiệu quả với những thách thức đặt ra, thu hút tối đa nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thứ hai, trong bối cảnh những năm qua, đất nước ta đã đạt những thành tựu nổi bật về phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội, tạo dựng được cục diện đối ngoại hết sức thuận lợi cho phát triển.

Đây là thời điểm lý tưởng để Việt Nam chia sẻ, thông tin, quảng bá những thành tựu, định hướng, chiến lược phát triển đất nước, chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam, chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới, là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các tập đoàn toàn cầu.

Từ đó chuyển hóa môi trường đối ngoại thuận lợi của Việt Nam hiện nay thành những kết quả hợp tác kinh tế cụ thể, những dự án đầu tư thiết thực, tạo các động lực mới thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Thứ ba, sự tham dự Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị cùng những chia sẻ, đánh giá, đề xuất của Thủ tướng Chính phủ về tình hình, quan điểm, tư duy phát triển ở tầm toàn cầu, giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết các thách thức nổi lên sẽ tiếp tục khẳng định đóng góp trách nhiệm, hiệu quả của Việt Nam đối với hòa bình, phát triển và các vấn đề quan tâm chung, qua đó nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín đất nước trên trường quốc tế, đặc biệt với cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu.

Cuối cùng, với sự tham dự của nhiều Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tại Davos, Hội nghị cũng là dịp để chúng ta tăng cường trao đổi, thúc đẩy hợp tác với Thụy Sỹ và các đối tác, các tổ chức quốc tế, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về kinh tế - thương mại - đầu tư, tiếp tục triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13.

Việt Nam sẽ đóng góp tích cực tại WEF Davos 2024

Cũng theo lãnh đạo Bộ Ngoại giao, tại WEF Davos 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có một chương trình liên tục các hoạt động, trong đó bao gồm: tham dự và phát biểu tại các phiên thảo luận quan trọng (trong đó có một số phiên đặc biệt dành riêng cho Việt Nam); chủ trì nhiều toạ đàm với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu; tiếp xúc song phương với Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp.

"Việc Việt Nam là một trong 9 đối tác được WEF đề xuất phối hợp tổ chức Đối thoại Chiến lược Quốc gia với WEF và việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là một trong 8 Lãnh đạo các nước có phiên đối thoại riêng với WEF thể hiện sự quan tâm, ghi nhận và đánh giá cao của WEF cũng như các tập đoàn đa quốc gia đối với vai trò, vị thế, quốc tế, những thành tựu và tầm nhìn phát triển của Việt Nam" - Thứ trưởng Bộ Ngoại gia thông tin.

Cũng theo lãnh đạo Bộ Ngoại giao, trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham gia, đóng góp tích cực tại Hội nghị.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ chia sẻ những đánh giá, nhận định, quan điểm của Việt Nam về triển vọng, thời cơ và thách thức, xu hướng điều chỉnh của kinh tế thế giới cả về cơ cấu và mô hình, tác động đến phát triển của thế giới và từng quốc gia; Từ những kinh nghiệm và bài học của Việt Nam và ASEAN.

Thủ tướng Chính phủ sẽ đề xuất những giải pháp cả trước mắt và lâu dài nhằm tăng cường đoàn kết quốc tế, tái thiết lòng tin, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, giữa chính phủ với doanh nghiệp và các đối tác nhằm chia sẻ trách nhiệm chung, xoay chuyển tình thế, biến thách thức thành cơ hội.

Đặc biệt, tại WEF Davos 2024, Việt Nam cũng sẽ tiếp tục nhấn mạnh đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong xử lý các thách thức toàn cầu, nhất là trong các lĩnh vực ta có thế mạnh như an ninh lương thực, nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng….

Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm điều hành kinh tế vĩ mô, kịp thời nắm bắt và chủ động đón đầu xu thế mới, sự sẵn sàng của Việt Nam trong thu hút đầu tư, nhất là trong những lĩnh vực ưu tiên như công nghệ cao, nghiên cứu phát triển, chuyển đổi xanh, chuyển đối số, kinh tế tuần hoàn…

Ngoài ra, theo lãnh đạo Bộ Ngoại giao, tại WEF Davos, Việt Nam cũng sẽ trao đổi và đề xuất những định hướng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, vai trò trung tâm của ASEAN và Việt Nam trong thúc đẩy tăng trưởng, củng cố các liên kết thương mại, đầu tư, chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu, giúp phục hồi kinh tế, tăng cường tính chống chịu của kinh tế toàn cầu.

WEF Davos 2024 chính thức chọn chủ đề Rebuilding Trust - “Tái thiết lòng tin” sẽ tập trung trao đổi và đề xuất các giải pháp đối với 4 nhóm vấn đề, gồm: Thúc đẩy an ninh và hợp tác cùng có lợi trong một thế giới phân mảnh; Xây dựng chính sách kinh tế phù hợp với kỷ nguyên mới; Chiến lược dài hạn đối với khí hậu, tự nhiên và năng lượng; và Trí tuệ nhân tạo là động lực cho phát triển kinh tế và xã hội.

Trong đó, một số chủ đề thảo luận "nóng" được cho là sẽ thu hút sự quan tâm đặc biệt, bao gồm: An ninh và hợp tác trong một thế giới rạn nứt; Tạo tăng trưởng và việc làm cho kỷ nguyên mới; Trí tuệ nhân tạo là động lực cho nền kinh tế và xã hội; Chiến lược dài hạn về khí hậu, thiên nhiên và năng lượng.

WEF là một trong những diễn đàn đầu tiên thảo luận về Cách mạng công nghiệp 4.0 và hiện đang thực thi một số sáng kiến cụ thể và thực chất liên quan như Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN) tại Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản và Trung tâm an ninh mạng với sự tham gia của 92 đối tác.

Sự kiện quan trọng nhất của WEF là Hội nghị thường niên được tổ chức vào tháng 1 hàng năm tại Davos, Thụy Sĩ. Bên cạnh đó là các diễn đàn khu vực: Hội nghị WEF Thiên Tân (hoặc Đại Liên, Trung Quốc), Hội nghị WEF ASEAN… Các sự kiện của WEF thu hút sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính trị, kinh doanh, văn hóa, xã hội, nghiên cứu - học thuật… hàng đầu thế giới để định hình các chương trình nghị sự ở cấp độ khu vực và toàn cầu.

Khánh An
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Ngoại giao

Tin cùng chuyên mục

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực - 'chìa khóa vàng' để tận dụng tối đa các FTA

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững