Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thủ tướng yêu cầu tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 8/8/2023 về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét
Nhiều công trình điện bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ Mưa lũ, sạt lở đất làm 11 người chết và thương vong

Công điện gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương, Quốc phòng, Công an.

Thủ tướng yêu cầu tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét - Ảnh 1.
Tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét

Công điện nêu rõ, từ đầu tháng 7 năm 2023 đến nay, sạt lở đất, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, nhà cửa, tài sản của Nhân dân, nhiều tuyến giao thông, cơ sở hạ tầng bị hư hại, gây tâm lý bất an trong Nhân dân, nhất là ở một số tỉnh Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công điện số 607/CĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2023; nắm chắc tình hình, chủ động triển khai các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương để kiểm soát, giảm thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển, trong đó:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

1.1. Trước mắt khẩn trương thực hiện ngay một số giải pháp cấp bách để bảo đảm an toàn cho nhân dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét:

1) Đối với các khu vực đã phát hiện có nguy cơ sạt lở, lũ quét phải kiên quyết di dời người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc có phương án chủ động bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân, không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ.

2) Tổ chức hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, chỗ ở theo quy định để ổn định đời sống cho các hộ bị mất nhà do sạt lở, lũ quét hoặc phải di dời để phòng, tránh sạt lở, lũ quét, không để người dân thiếu đói, không có chỗ ở.

3) Tiếp tục tổ chức rà soát kỹ, phát hiện kịp thời các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, nhất là các khu vực có dân cư, trường học, công sở, doanh trại, nhà máy, xí nghiệp,… Chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận biết về dấu hiệu, nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét để huy động sức mạnh của nhân dân trong việc phát hiện, thông báo các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét; hướng dẫn kỹ năng để người dân chủ động ứng phó khi có sự cố, hạn chế thiệt hại, đặc biệt cần chú ý có hình thức tuyên truyền, hướng dẫn phù hợp, kịp thời đối với người dân ở thôn, bản vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

1.2. Về lâu dài:

1) Kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng và hoạt động xây dựng, nhất là việc xây dựng nhà cửa, công trình ở khu vực địa hình sườn dốc, ven sông, suối, kênh rạch, ven biển, vùng có nguy cơ xảy ra tai biến địa chất. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm việc chặt phá rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Tổ chức rà soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý sử dụng đất; quản lý, bảo vệ rừng; hoạt động xây dựng (nhất là hoạt động xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ, đặc dụng); khai thác, tập kết khoáng sản trái phép theo đúng quy định của pháp luật để giảm nguy cơ rủi ro thiên tai, hạn chế xảy ra sạt lở, lũ quét, ngập úng.

2) Tổ chức rà soát, chỉ đạo xây dựng dự án, báo cáo cấp thẩm quyền bố trí và huy động nguồn lực để thực hiện các dự án mang tính căn cơ, bài bản, bền vững nhằm phòng, chống sạt lở, chủ động di dời dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm do thiên tai, nhất là khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét.

1.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của Nhân dân.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

2.1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường phổ biến kiến thức, hướng dẫn người dân nhận biết nguy cơ, dấu hiệu có thể xảy ra sạt lở, lũ quét, kỹ năng ứng phó để chủ động sơ tán, di dời trước khi xảy ra sự cố, giảm thiệt hại.

2.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và huy động các chuyên gia, nhà khoa học khẩn trương tổ chức nghiên cứu, đánh giá cụ thể nguyên nhân sạt lở, nguy cơ tai biến địa chất tại khu vực Tây Nguyên, chủ động thông tin đến cơ quan chức năng và Nhân dân biết để có giải pháp ứng phó phù hợp, tránh hoang mang, bất an trong Nhân dân; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 8 năm 2023.

2.3. Khẩn trương rà soát, cập nhật, hoàn thiện Đề án "Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam" trên cơ sở bảo đảm khoa học, thực tiễn, khả thi và hiệu quả, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong tháng 8 năm 2023 để sớm triển khai thực hiện.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

3.1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn công trình hồ đập thủy lợi, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ đập đã xảy ra sự cố trong mưa lũ vừa qua (như hồ Đắk N'Ting, tỉnh Đắk Nông,…), không để xảy ra sự cố bất ngờ gây thiệt hại về tính mạng của Nhân dân.

3.2. Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống, khắc phục sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, ổn định cuộc sống cho người dân.

4. Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chỉ đạo rà soát, kiểm tra các tuyến giao thông, nhất là ở khu vực miền núi, trung du Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long; kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt sâu để có phương án chủ động bảo đảm giao thông và an toàn giao thông, đặc biệt là trên các tuyến cao tốc, quốc lộ và các trục giao thông chính. Chủ động phối hợp, hỗ trợ địa phương khắc phục sự cố sạt lở trên các trục giao thông chính.

5. Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn đối với lực lượng và công trình thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, nhất là hồ đập thủy điện, hệ thống cung cấp, truyền tải điện.

6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền pháp luật, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng nhận biết, ứng phó cho người dân, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở.

7. Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi chặt chẽ tình hình sự cố, thiên tai, sạt lở, chủ động chỉ đạo, điều phối, hỗ trợ các địa phương triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn kịp thời, hiệu quả khi có tình huống theo đề nghị của địa phương.

8. Các Bộ, ngành, địa phương chủ động nắm tình hình, chỉ đạo, triển khai xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền chỉ đạo xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

9. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện./.

baochinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao cần duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản?

Vì sao cần duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản?

Việc tiếp tục duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản không làm phát sinh bộ máy, biên chế.
Dự báo thời tiết ngày mai 9/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa tiếp tục có mưa lớn trong vài ngày tới

Dự báo thời tiết ngày mai 9/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa tiếp tục có mưa lớn trong vài ngày tới

Dự báo thời tiết ngày mai 9/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa tiếp tục có mưa to đến rất to trong vài ngày tới, mưa lớn trên 200mm.
Những con phố đẹp nhất Hà Nội tan hoang sau bão số 3

Những con phố đẹp nhất Hà Nội tan hoang sau bão số 3

Được mệnh danh là con phố đẹp nhất Hà Nội, sau bão số 3, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Trấn Vũ chỉ còn những cây cổ thụ bật gốc, phố phường xơ xác, tan hoang.
Dự báo thời tiết hôm nay 8/9/2024: Mưa lớn trên 350mm ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Dự báo thời tiết hôm nay 8/9/2024: Mưa lớn trên 350mm ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Dự báo thời tiết hôm nay 8/9/2024: Phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa vừa đến mưa rất to, có nơi trên 200mm. Phía Tây Bắc Bộ mưa trên 350mm.
Dự báo thời tiết biển ngày 8/9/2024: Vùng biển Vịnh Bắc Bộ gió giật cấp 9, sóng lớn, biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển ngày 8/9/2024: Vùng biển Vịnh Bắc Bộ gió giật cấp 9, sóng lớn, biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 8/9/2024, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng lớn. Biển động mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật thông tin các khu vực có nguy cơ ngập, lũ, sạt lở đất tại phía Bắc

Cập nhật thông tin các khu vực có nguy cơ ngập, lũ, sạt lở đất tại phía Bắc

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi bản tin cảnh báo các khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt do mưa lớn sau bão số 3.
Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3, đường phố tan hoang, cây đổ ngổn ngang

Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3, đường phố tan hoang, cây đổ ngổn ngang

Tối 7/9, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), khu vực nội thành Hà Nội có mưa to, gió mạnh, cây cối đổ ngổn ngang trên phố nhiều tuyến phố.
Cập nhật mới nhất về bão số 3: Cảnh báo ngập lụt khu vực Hà Nội

Cập nhật mới nhất về bão số 3: Cảnh báo ngập lụt khu vực Hà Nội

Cập nhật mới nhất bão số 3 (17h ngày 7/9) vị trí tâm siêu bão ở khoảng 20.9 độ Vĩ Bắc; 106.3 độ Kinh Đông, trên đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương.
Rưng rưng hình ảnh ngư dân Quảng Ninh

Rưng rưng hình ảnh ngư dân Quảng Ninh 'vượt' bão Yagi cứu tài sản

Tại Cô Tô, Quảng Ninh, xuất hiện video clip của một ngư dân vượt bão Yagi, ngược sóng, ngược gió bơi ra biển lớn để cứu lấy tài sản bị bão đánh trôi.
Hà Nội cảnh báo: Siêu bão Yagi (bão số 3) gió giật cấp 16 đang vào đất liền

Hà Nội cảnh báo: Siêu bão Yagi (bão số 3) gió giật cấp 16 đang vào đất liền

Bão số 3 với cường độ gió giật cấp 10 đang vào đất liền, Hà Nội đã có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa từ 7h đến 13h ngày 7/9/2024 các nơi phổ biến từ 30-60mm.
Bão Yagi đổ bộ vào Hà Nội chiều nay, gió giật cấp 10, người dân hạn chế ra ngoài

Bão Yagi đổ bộ vào Hà Nội chiều nay, gió giật cấp 10, người dân hạn chế ra ngoài

Do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, chiều 7/9 bão số 3 sẽ đổ bộ vào Hà Nội có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn, với lượng mưa dự báo khoảng 150-350mm.
Bão khẩn cấp, cơn bão số 3: Siêu bão đang trên biển Quảng Ninh; sức tàn phá và cường độ cực lớn

Bão khẩn cấp, cơn bão số 3: Siêu bão đang trên biển Quảng Ninh; sức tàn phá và cường độ cực lớn

Tin bão số 3 (11h ngày 7/9) vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20.6 độ Vĩ Bắc; 107.5 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, cấp 13, giật cấp 16.
Cập nhật tin mới nhất về bão Yagi: Bão số 3 chuẩn bị vào bờ biển Quảng Ninh

Cập nhật tin mới nhất về bão Yagi: Bão số 3 chuẩn bị vào bờ biển Quảng Ninh

Với vận tốc di chuyển 16km/h trong vòng 3 giờ qua dự báo 11 giờ trưa ngày 7/9 bão số 3 sẽ tiếp cận bờ biển tỉnh Quảng Ninh.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 7/9/2024: Siêu bão mạnh cấp 14, giật cấp 17 gây mưa lớn trên 500mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 7/9/2024: Siêu bão mạnh cấp 14, giật cấp 17 gây mưa lớn trên 500mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 7/9/2024: Phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa to đến rất to, có nơi trên 450mm. Phía Tây Bắc Bộ mưa có nơi trên 500mm.
Ông Hoàng Phúc Lâm cập nhật tin mới nhất về bão Yagi và ảnh hưởng tại Đông Bắc bộ

Ông Hoàng Phúc Lâm cập nhật tin mới nhất về bão Yagi và ảnh hưởng tại Đông Bắc bộ

Ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện bão số 3 (Yagi) cách đất liền khoảng 200km, Cửa Ông gió cấp 6-7.
Dự báo thời tiết biển ngày 7/9/2024: Siêu bão mạnh nhất 30 năm, cách Quảng Ninh 170km

Dự báo thời tiết biển ngày 7/9/2024: Siêu bão mạnh nhất 30 năm, cách Quảng Ninh 170km

Thời tiết biển hôm nay 7/9/2024, siêu bão Yagi cách bờ biển Quảng Ninh–Hải Phòng 170km; Bạch Long Vĩ gió mạnh cấp 9, giật cấp 12; Phú Quý gió cấp 6-7 giật cấp 9
Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão Yagi còn cách Quảng Ninh 200km

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão Yagi còn cách Quảng Ninh 200km

Tin nhanh bão số 3 (3h ngày 7/9) vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20.3 độ Vĩ Bắc; 108.8 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 200km về phía Đông Đông Nam.
Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão cuồng phong cách Quảng Ninh 420km

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão cuồng phong cách Quảng Ninh 420km

Tin nhanh bão số 3 (16h ngày 6/9) vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 420km về phía Đông Đông Nam.
Siêu bão Yagi mạnh mức nào và người dân cần lưu ý gì?

Siêu bão Yagi mạnh mức nào và người dân cần lưu ý gì?

Là một trong ít cơn bão hình thành siêu bão ngay trên biển Đông, chuyên gia khí tượng đã có dự báo tác động của bão số 3 và cảnh báo đến người dân tại vùng bão.
Dự báo thời tiết ngày mai 7/9/2024: Siêu bão mạnh nhất di chuyển nhanh vào đất liền; miền Bắc mưa trên 450mm

Dự báo thời tiết ngày mai 7/9/2024: Siêu bão mạnh nhất di chuyển nhanh vào đất liền; miền Bắc mưa trên 450mm

Dự báo thời tiết ngày mai 7/9/2024: Siêu bão Yagi duy trì cường độ mạnh cấp 16, giật trên cấp 17 gây mưa to đến rất to trên 450mm ở phía Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa.
Hà Nội: Dự báo những tuyến phố có nguy cơ ngập sâu do ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi

Hà Nội: Dự báo những tuyến phố có nguy cơ ngập sâu do ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi

Siêu bão Yagi (cơn bão số 3) có thể khiến nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập sâu. Do đó, người dân cần lưu ý để có thể di chuyển một cách an toàn và suôn sẻ.
Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão Yagi cách Quảng Ninh khoảng 570km

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão Yagi cách Quảng Ninh khoảng 570km

Tin nhanh bão số 3 (10h ngày 6/9) vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam.
Dự báo thời tiết ngày 6/9/2024: Siêu bão vào vịnh Bắc Bộ; Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn từ đêm nay

Dự báo thời tiết ngày 6/9/2024: Siêu bão vào vịnh Bắc Bộ; Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn từ đêm nay

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 6/9/2024: Siêu bão đi vào vịnh Bắc Bộ; khu vực phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa từ đêm nay mưa lớn, có nơi trên 400mm.
Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão cách Quảng Ninh khoảng 620km về phía Đông Nam

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão cách Quảng Ninh khoảng 620km về phía Đông Nam

Tin nhanh bão số 3 (4h ngày 6/9) vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông.
Dự báo thời tiết biển ngày 6/9/2024: Siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ

Dự báo thời tiết biển ngày 6/9/2024: Siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ

Thời tiết biển hôm nay 6/9/2024, siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ, vùng gần tâm siêu bão gió giật trên cấp 17 sóng cao 10-12m. Biển động dữ dội
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động