Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thừa Thiên Huế: Báo chí góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá

Thời gian qua, các cơ quan báo chí luôn đồng hành, quảng bá cũng như góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá tại Thừa Thiên Huế.
Thừa Thiên Huế: Tạm giữ 37 bình khí cười và nhiều hàng hoá không rõ xuất xứ Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV Thừa Thiên Huế: Hoàn thiện hồ sơ thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản… Để quảng bá hình ảnh, “văn hoá mềm” đó thời gian qua, báo chí đã có vai trò quan trọng và đóng góp trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô, văn hoá Huế…

Thừa Thiên Huế: Báo chí góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hoá
Du khách chụp ảnh lưu niệm trước Ngọ Môn, Đại nội Huế (Ảnh: NT)

Hiện nay, các di sản văn hóa thế giới ở Thừa Thiên Huế là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càng nhiều khách tham quan trong nước và khách du lịch quốc tế đến Huế. Đây cũng là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu và sản phẩm du lịch địa phương.

Trao đổi với phóng viên Vuasanca , ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong những năm qua, các cơ quan báo chí đã không ngừng đẩy mạnh công tác truyền thông và quảng bá về di sản văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hàng nghìn bài báo, phóng sự truyền hình, video, clip… được các nhà báo đăng tải trên báo in, báo điện tử, mạng xã hội… đã góp phần rất lớn trong việc quảng bá và gián tiếp thúc đẩy, cùng với cộng đồng sở hữu di sản, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương nói riêng và thúc đẩy phát triển sức mạnh mềm của quốc gia nói chung.

Có thể nói báo chí luôn luôn đồng hành cùng sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế. Báo chí đã và đang trở thành phương tiện truyền thông chủ lực đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực di sản văn hóa; quảng bá tinh hoa văn hóa Huế tới nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế... Bên cạnh đó, báo chí vừa góp phần bảo vệ di sản, vừa hiến kế để trùng tu, tái tạo, giữ gìn giá trị cho mai sau.

Với nội dung phát huy giá trị di sản, báo chí cũng rất tích cực với việc quảng bá, giới thiệu giá trị di sản văn hóa Huế, nét đẹp con người Huế đến nhân dân trong nước và quốc tế. Qua đó giúp người dân thêm hiểu, thêm yêu và mong muốn khám phá các giá trị di sản độc đáo này. Từ đó, rất nhiều bạn bè quốc tế đã tìm đến Việt Nam, về đến Huế thông qua việc quảng bá giới thiệu di sản văn hóa của báo chí”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết thêm, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các cơ quan quản lý di sản văn hóa, đơn vị bảo tồn, tu bổ di tích tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan thông tấn báo chí, góp phần lan tỏa kịp thời, rộng rãi về công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, nâng cao hiệu quả truyền thông về di sản…

Trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiên phong xây dựng kênh truyền thông số đặc thù của tỉnh, chú trọng chuyển đổi phương thức kết nối với báo chí, tăng cường áp dụng hình thức truyền thông mới gắn liền với chuyển đổi số, lấy người dân làm trung tâm, nhằm cung cấp nhanh nhất – chính xác nhất thông tin đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, khai thác tối đa các thành tựu của công cuộc chuyển đổi số, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa vào vận hành Mạng lưới phát ngôn tích hợp trên Hue-S. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để phóng viên khai thác thông tin, đồng thời là nơi gắn kết, tương tác giữa chính quyền với báo chí trên nền tảng số.

Thừa Thiên Huế: Báo chí góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hoá
Biểu diễn nghệ thuật Ca Huế tại lễ hội đường phố "Sắc màu văn hoá" tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 (Ảnh: NT)

Với phương châm xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm Văn hóa – Du lịch – Di sản - Ẩm thực - Trung tâm Festival đặc sắc của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, Lãnh đạo tỉnh mong muốn phóng viên các cơ quan báo chí trên cả nước tiếp tục đồng hành, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền theo hướng chuyên nghiệp và đồng bộ trên các phương tiện truyền thông về một Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và đổi mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2025; phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, thân thiện môi trường và thông minh”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 đã có hơn 327 phóng viên thuộc 65 cơ quan thông tấn báo chí, đơn vị truyền thông trong nước và quốc tế đến dự và đưa tin.

Viết nhiều đề tài về di sản Huế, Nhà báo trẻ Võ Ngọc Thạnh – Phóng viên Báo VnExpress cho biết, Huế là kinh đô xưa của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam nên còn tồn tài rất nhiều công trình kiến trúc và văn hóa. Qua đó, tôi mong muốn đưa các nét văn hóa, lễ nghi của triều Nguyễn xưa đang còn tồn tại đến với độc giả nhiều hơn. Bên cạnh các câu chuyện văn hóa, đề tài về sự đổi thay của các công trình kiến trúc triều Nguyễn trước và sau trùng tu cũng cuốn hút bản thân.

“Qua thực tế và những bức ảnh chụp được, tôi thấy được sự tài hoa của các nghệ nhân xưa và thấy cả một sự vĩ địa của một triều đại. Bên cạnh đó, cuộc sống đổi thay của người dân Thượng Thành, công cuộc di dân khỏi các di tích cũng là đề tài hấp dẫn tôi quan tâm trong thời gian tới”, Nhà báo Võ Ngọc Thạnh chia sẻ.

Thừa Thiên Huế hiện có 8 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới và di sản khu vực, trong đó có 6 di sản của riêng Huế gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016); Bản đúc nổi trên Cửu đỉnh (2024) và 2 di sản chung với các địa phương khác: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (2016), Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ (2017)… Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có gần 1.000 di tích, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 88 di tích cấp quốc gia và 90 di tích cấp tỉnh.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Quảng Nam: Doanh nghiệp

Quảng Nam: Doanh nghiệp 'ôm vốn' đợi mặt bằng để mở rộng kinh doanh

Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Bà Rịa – Vũng Tàu: 8 tháng, thu hút đầu tư đạt trên 74.000 tỷ đồng

Bà Rịa – Vũng Tàu: 8 tháng, thu hút đầu tư đạt trên 74.000 tỷ đồng

Xem thêm