Theo đó, ngành công nghiệp khai khoáng ước tăng 10,93%; chế biến, chế tạo ước tăng 6,44%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,71%. Trong đó, một số sản phẩm có sản lượng tăng gồm: bia 67,8 triệu lít, tăng 7,3% (trong đó bia chai 32,1 triệu lít, tăng 21,6%, bia lon 35,7 triệu lít, giảm 3%); sợi các loại 28 nghìn tấn, tăng 12,5%; quần áo lót 117,1 triệu cái, tăng 18,8%; dăm gỗ 213,5 ngàn tấn, tăng 2,6%; đá vôi và các loại đá có chứa canxi 473,8 nghìn m3, tăng 7,1%; Men Frit 78,7 nghìn tấn, tăng 2,3%...
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trong chuyến thăm và làm việc với một số doanh nghiệp trên địa bàn |
Tuy nhiên, một số ngành có chỉ số tăng trưởng giảm, cụ thể: ngành sản xuất và phân phối điện, nước đá ước giảm 0,60% và một số sản phẩm có sản lượng giảm gồm: xi măng 636 nghìn tấn, giảm 4,5%; tôm đông lạnh 922 tấn, giảm 25,9%; bia lon 35,7 triệu lít, giảm 3%; vỏ lon nhôm 4.500 tấn, giảm 3%; điện sản xuất 239,3 triệu KWh, giảm 0,2%; điện thương phẩm 534,3 triệu KWh, giảm 1,2%; bánh làm từ bột 1.055 tấn, giảm 0,8%; phân vi sinh 4,3 nghìn tấn, giảm 1,4% ...
Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2021 ước đạt 337,4 triệu USD, tăng 51,42% so với cùng kỳ và đạt 36,7% kế hoạch năm. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm: xơ, sợi dệt các loại ước đạt 74,6 triệu USD, tăng 64,8%; hàng may mặc ước đạt 139,7 triệu USD, tăng 59,7%; gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 28,2 triệu USD, giảm 17,1%. Lũy kế kim ngạch nhập khẩu 4 tháng ước đạt 205,1 triệu USD, tăng 55,4% so cùng kỳ và đạt 36,5% kế hoạch năm. Các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu: kim ngạch nhập khẩu thủy sản ước đạt 0,35 triệu USD, giảm 6,5%; nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 140,2 triệu USD, tăng 41,6%; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng ước đạt 6,4 triệu USD, tăng 4,4%.
Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết, trong thời gian tiếp tục rà soát thực trạng, đề xuất giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu cung ứng sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; cũng cố thị trường nội địa, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ. Đồng thời, tập trung vào công tác phát triển thị trường gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản suất kinh doanh,... Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp Phú Bài IV, Khu công nghiệp Phong Điền. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế (Thành phố truyền thông thông minh) thuộc Khu B - Đô thị mới An Vân Dương.
Tính đến cuối tháng 4/2021, Thừa Thiên Huế có 361 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đăng ký thành lập mới; trong đó có 221 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 1.761 tỷ đồng, tăng 20% về lượng và giảm 47% về vốn so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại có 185 doanh nghiệp, tăng 117,6% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng hoạt động là 249 doanh nghiệp, tăng 15,8%; giải thể 52 doanh nghiệp, tăng 30%; 4 tháng đầu năm, đã cấp quyết định chủ trương đầu tư 9 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký khoảng 1.879,4 tỷ đồng.