Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thừa Thiên Huế: Đòn bẩy từ nguồn vốn khuyến công

Những năm qua, nguồn kinh phí từ chương trình khuyến công quốc gia và địa phương đã góp phần tích cực nhằm tạo “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển.

Khấm khá nhờ vốn khuyến công

Làng nghề tăm hương Vĩ Dạ - xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 30 hộ thành viên. Trước đây, do làm bằng thủ công nên trung bình mỗi hộ chỉ thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Từ nguồn vốn khuyến công của thị xã, một số cơ sở đã được đầu tư thiết bị hiện đại, giúp tăng sản lượng và thu nhập gấp 3 - 4 lần.

Anh Ngô Đình Tuấn - Chủ cơ sở sản xuất tăm hương ở thôn Vĩ Dạ (xã Thủy Bằng) - cho biết: Trước đây 2 vợ chồng tôi làm thâu đêm nhưng mỗi tháng chỉ được 4,5 triệu đồng. Từ khi được đầu tư mua mới máy cắt và chẻ tăm tự động, sản phẩm không chỉ đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp, sản lượng từ 5-7 tạ ban đầu đã tăng lên 4-5 tấn/tháng, trừ mọi chi phí, vợ chồng tôi thu lãi từ 15 - 20 triệu đồng.

4229-kcht
Các cơ sở rèn tại thị xã Hương Thủy đầu tư thiết bị hiện đại giúp nâng cao chất lượng, sản lượng, mẫu mã và khả năng cạnh tranh trên thị trường

Nghề rèn truyền thống ở cầu Vực - phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy có 20 hộ, trước đây, tất cả đều làm bằng thủ công nên khả năng cạnh tranh hạn hẹp. Từ năm 2008, nhờ tư vấn, hỗ trợ của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và nguồn kinh phí hỗ trợ của UBND thị xã Hương Thủy, đến nay, một số cơ sở rèn đã được đầu tư mua mới máy móc, thiết bị hiện đại giúp nâng chất lượng, sản lượng, mẫu mã và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Anh Huỳnh Thế Tiến - chủ cơ sở rèn Trường Tiến - chia sẻ: “Từ kinh phí hỗ trợ của thị xã, cơ sở rèn của tôi đã được đầu tư xây dựng quầy trưng bày sản phẩm, mua mới máy dập trục khuỷu, máy cán, máy khoan và máy búa nén khí với công dụng dập phôi thô, giải quyết được khâu nặng nhất của quy trình tạo ra sản phẩm rèn. Kết hợp công nghệ hiện đại với phương pháp rèn truyền thống, những sản phẩm ngày càng tinh xảo, chất lượng, giá thành hạ và nâng cao cạnh tranh trên thị trường. Hiện, doanh thu từ nghề rèn mang lại cho gia đình tôi trên 200 triệu đồng mỗi năm".

Phát triển bền vững các làng nghề

Ông Dương Văn Chính - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy - cho biết: Tranh thủ từ nguồn hỗ trợ khuyến công và lồng ghép từ các nguồn hỗ trợ khác, nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, trang bị nhiều máy móc thiết bị tiên tiến nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, phát triển thị trường, mở nhiều lớp đào tạo truyền nghề gắn với việc làm cho người lao động, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm, thu hút phát triển thêm nhiều dự án đầu tư mới vào sản xuất trên địa bàn... Từ đó, rất nhiều ngành nghề có bước phát triển tương đối tốt trong thời gian qua như nhóm chế biến nông, lâm, thủy sản, nhóm cơ khí nhỏ, nhóm vật liệu xây dựng.

Theo ông Chính, thị xã Hương Thủy hiện có 3 đơn vị được công nhận làng nghề & nghề truyền thống gồm: làng nghề tăm hương Vĩ Dạ, làng nghề chổi đót Thanh Lam và nghề rèn truyền thống cầu Vực với giá trị sản xuất ước đạt từ 18-20 tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương.

4230-khuyen-cong-huong-thuy
Nghề rèn truyền thống cầu Vực góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương

Ông Nguyễn Đắc Tập - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy - cho biết: Để hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở trong khu vực làng nghề và nghề truyền thống duy trì, phát triển, hàng năm, ngân sách thị xã dành từ 200 - 250 triệu đồng hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề cải tiến thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm”.

Hiện, các làng nghề và nghề truyền thống ở thị xã Hương Thủy đã phục hồi, các sản phẩm nông thôn xuất xứ từ làng nghề cũng được nhiều nơi biết đến. Không chỉ vậy, Hương Thủy luôn có các sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, khu vực và cấp quốc gia là tinh dầu tràm Kim Vui và đàn Tân Châu.

“Để làng nghề và nghề truyền thống phát triển bền vững, sắp tới, thị xã sẽ huy động các làng nghề và nghề truyền thống, các sản phẩm kinh doanh ở nông thôn tiếp tục cải tiến mẫu mã, chất lượng theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, cũng như có sự hỗ trợ kinh phí nhất định trong quá trình này”, ông Tập nhấn mạnh.

Hầu Tỷ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về khuyến công: Những trăn trở từ thực tiễn

Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về khuyến công: Những trăn trở từ thực tiễn

Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình

Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp

Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp

Cần có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc để phát triển công nghiệp hóa chất

Cần có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc để phát triển công nghiệp hóa chất

Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?

Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?

Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8%

Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8%

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Xem thêm