CôngThương - Nội dung chủ yếu của Kế hoạch là tập trung đầu tư khôi phục phát triển nghề và làng nghề tại Thừa Thiên- Huế theo thứ tự ưu tiên như sau:
Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển làng nghề mây tre đan Bao La (Xây dựng đề án khu du lịch làng nghề truyền thống Bao La; Tập trung phát triển sản phẩm chính của làng nghề tre đan Bao La phục vụ xuất khẩu; Quảng bá sản phẩm làng nghề Bao La thông qua các hội chợ, triển lãm, trang web, xây dựng thương hiệu...)
Khôi phục, phát triển làng nghề nón lá Mỹ Lam (Cải tiến mẫu mã và tìm kiếm, phát triển thị trường cho sản phẩm nón lá theo hướng phục vụ du lịch; Xây dựng mô hình trình diễn nghề ở làng nghề nón lá Mỹ Lam; Quảng bá sản phẩm làng nghề thông qua các hội chợ, triển lãm, trang web, xây dựng thương hiệu...)
Bảo tồn, phát triển làng nghề gốm Phước Tích (Lập dự án Quy hoạch làng gốm cổ Phước Tích theo hướng bảo tồn làng nghề gắn với phát triển tour du lịch làng nghề gốm; Tổ chức mô hình trình diễn nghề gốm cổ phục vụ du lịch...);
Ngoài phát triển sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu, kế hoạch này còn nhằm giải quyết việc làm trong nông nghiệp nông thôn; đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho 1.700 lao động làng nghề và 1.500 lao động sản xuất hàng xuất khẩu trong nông nghiệp nông thôn; góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2011 lên 10 triệu USD, tăng 18% và năm 2012 dự kiến 13 triệu USD, tăng 30%.
Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức công nhận 02 làng nghề đạt tiêu chuẩn làng nghề truyền thống - Cải tiến mẫu mã, tạo ra 150 mẫu mã sản phẩm mới cho các nghề, làng nghề phù hợp nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng- Xây dựng và đăng ký 01- 02 thương hiệu cho sản phẩm làng nghề.