Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 04:45

Thừa Thiên Huế: Ngành Công Thương lấy lại đà tăng trưởng

Ngày 4/1, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị tổng kết công tác thực hiện năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Theo đánh giá của Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, năm 2023 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động; trong nước thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, thiếu đơn hàng, giá nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao… đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn nhưng ngành công thương Thừa Thiên Huế đưa ra các giải pháp kịp thời, lấy lại đà tăng trưởng

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ Công Thương, Sở Công Thương đã tham mưu đưa ra các giải pháp hiệu quả, hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp, thúc đẩy hoạt động thương mại của các doanh nghiệp nên đã có xu hướng phục hồi và dần lấy lại đà tăng trưởng.

Kết quả trong năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng khoảng 2,7% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 43.500 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 4,25% so cùng kỳ.

Trong đó, các sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng khá gồm: Bia 381 triệu lít, tăng 20% so với cùng kỳ; tôm đông lạnh 6.200 tấn, tăng 2,7%; sợi các loại 119 nghìn tấn, tăng 4,4%; vỏ lon nhôm 16.360 tấn, tăng 5,4%; điện thương phẩm ước đạt 2.000 triệu kWh, đạt 102,% so với cùng kỳ.

Tuy vậy, một số sản phẩm có sản lượng giảm, gồm: Men frit 277 nghìn tấn, giảm 5% so với cùng kỳ; xi măng 2.090 nghìn tấn, giảm 1%; điện sản xuất 1.820 triệu kWh, giảm 9%; dăm gỗ 770 nghìn tấn, giảm 3,8%...

Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2023 đạt khoảng 55.793 tỷ đồng, đạt 97,37% chỉ tiêu kế hoạch năm, tăng 15% so với năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2023 ước đạt 1.100 triệu USD, giảm 2,02% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 79,83% kế hoạch.

Hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại được thực hiện đồng bộ và có hiệu quả; từ nguồn vốn khuyến công đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp đầu tư thiết bị máy móc vào sản xuất. Tổ chức cho nhiều doanh nghiệp tham gia các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu trong và ngoài nước, kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ…; tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn. Thị trường, cung ứng hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân, giá cả tương đối ổn định.

Năm 2023, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế đã cấp được khoảng 7.000 giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài tỉnh, tăng 10,69%; với tổng trị giá khoảng 400 triệu USD, tăng 0,76 %so với năm 2022.

Năm 2024, ngành Công Thương Thừa Thiên Huế phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,0 - 7,0 % so với thực hiện năm 2023; giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) phấn đấu đạt khoảng 46.600 tỷ đồng; tổng sản lượng điện sản xuất khoảng 1.900 – 2.000 triệu kWh; tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2024 phấn đấu đạt 62.700 tỷ đồng, tăng 10% so với ước thực hiện 2023; kim ngạch xuất khẩu ước đạt tăng 10%- 12% so với thực hiện năm 2023.

Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có, các dự án mới đầu tư đi vào sản xuất ổn định, khai thác tốt công suất thiết bị và hiệu quả đầu tư, đăc biệt là các dự án trọng điểm.

Đồng thời, tăng cường phổ biến thông tin bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân về các cam kết đối với Hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA… bảo đảm thông tin kịp thời, dễ tiếp cận, dễ hiểu…

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo