Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 10:54

Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Các địa phương, sở, ngành liên quan tại Thừa Thiên Huế triển khai dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống lụt bão năm 2024.

Vừa qua, UBND thành phố Huế, Thừa Thiên Huế đã làm việc với các doanh nghiệp, ban quản lý các chợ và hộ kinh doanh trên địa bàn để nắm danh sách dự trữ hàng hóa, kịp thời phân bổ khi có nhu cầu nhằm đảm bảo lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân, đồng thời, góp phần bình ổn thị trường khi có bão, lũ xảy ra.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh gạo (được ký hợp đồng dự trữ hàng hoá) thường xuyên nhập, dự trữ đúng số lượng nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng của người dân khi có thiên tai, lụt bão (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Theo đó, đại diện Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại tổng hợp Hoàng Đạt cho biết, ngay từ đầu tháng 7/2024, đơn vị đã làm việc với các đối tác trong và ngoài tỉnh để nhập hàng về dự trữ với tổng kinh phí hơn 30 tỷ đồng, bao gồm 150 tấn gạo, 100 tấn mì ăn liền và hàng chục tấn hàng hóa các loại, như nước suối, dầu ăn, sữa, đường… Khi bão, lũ xảy ra, tùy theo tình hình thực tế, địa hình, công ty sẽ bố trí xe vận chuyển hàng hóa về các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh để phục vụ người dân.

Tại chợ Đông Ba - một trong những trung tâm mua sắm lớn của tỉnh và một số chợ lớn tại thành phố Huế như chợ An Cựu, Bến Ngự... lượng hàng hóa thiết yếu cũng được các tiểu thương chuẩn bị từ nhiều tháng trước, bốc xếp vào các lô hàng sẵn sàng phục vụ người dân trong mùa lụt bão năm 2024.

Bên cạnh đó, UBND TP. Huế đã chỉ đạo 36 phường, xã trên địa bàn dự trữ vật tư, nhu yếu phẩm sẵn sàng ứng phó thiên tai với số lượng 15.598 thùng mỳ ăn liền, 1.516 tấn gạo, 22.800 thùng nước uống đóng chai, 4.005 kg muối, 10.360 hộp cá hộp… Ngoài ra, tổ chức dự trữ 30 tấn gạo, 25 tấn mỳ ăn liền nhằm đáp ứng kịp thời khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố Huế.

Lãnh đạo UBND thành phố Huế cho biết, theo kế hoạch, có 3 phương án dự trữ hàng hóa được đưa ra, gồm: Dự trữ hàng hóa (lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm) khi bị chia cắt, cô lập do lũ lụt; dự trữ hàng hóa khắc phục hậu quả sau lũ lụt, bão và phương án hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp trong tỉnh dự trữ hàng hóa tại chỗ.

Trong đó, phương án dự trữ hàng hóa được xây dựng với phương châm tại chỗ là huy động các doanh nghiệp tại địa phương thực hiện dự trữ hàng hóa, bao gồm các siêu thị lớn, như: Co.opMart, Winmart, GO!, các doanh nghiệp thương mại, tiểu thương các chợ truyền thống và dự trữ trong dân với mục đích đảm bảo nguồn hàng cung ứng ra thị trường khi bão, lũ xảy ra, tránh tình trạng khan hàng, nâng giá, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Trước đó, đầu tháng 8/2024, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành kế hoạch chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan chủ động dự trữ hàng hóa phục vụ phòng, chống lụt bão năm 2024.

Theo kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mỳ ăn liền, thời hạn dự trữ đến 15/12/2024. Đối tượng thực hiện dự trữ sẽ là những doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật có chức năng sản xuất, kinh doanh phù hợp với các nhóm mặt hàng tham gia dự trữ. Đồng thời, thực hiện cam kết bán theo mức giá đối với số lượng hàng hóa dự trữ theo hợp đồng đã ký kết. Chấp hành việc điều động cung ứng hàng hóa để cứu trợ bão lụt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên (1 tháng/lần) hoặc đột xuất về tình hình dự trữ hàng hóa cho Sở Công Thương Thừa Thiên Huế.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập