Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 19:15

Thúc đẩy giải ngân ODA, vốn vay ưu đãi

Nhằm thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong bối cảnh những năm gần đây tỷ lệ giải ngân của nhóm 6 ngân hàng tài trợ có xu hướng giảm, chiều 17/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi, chủ trì cuộc họp của giữa Ban Chỉ đạo và nhóm 6 ngân hàng tài trợ cho Việt Nam.    

Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo và đại diện 6 nhà tài trợ gồm: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).

Tiếp nhận 80 tỷ USD vốn ODA, vốn vay ưu đãi

Tính đến năm 2018, Việt Nam đã tiếp nhận 80 tỷ USD nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trở thành một trong những nước tiếp nhận nguồn vốn này nhiều nhất trên thế giới, trong đó khoảng 80% là của 6 ngân hàng trên. Trong số 80 tỷ USD, 7 tỷ USD là viện trợ không hoàn lại, trên 70 tỷ USD là vốn vay với lãi suất dưới 2% và 1,62 tỷ USD vốn vay kém ưu đãi nhưng lãi suất vẫn thấp hơn vốn vay thương mại.

Kết quả trên thể hiện nỗ lực và sự chủ động của Việt Nam trong việc tìm kiếm, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước. Các nhà tài trợ đều có chung đánh giá Việt Nam đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay và đây cũng là một trong những lý do các nhà tài trợ vẫn tiếp tục cam kết dành cho Việt Nam nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong những năm qua.

Việt Nam đạt tỷ lệ cao về số lượng dự án hoàn thành và đạt các mục tiêu đề ra. Theo báo cáo đánh giá kết quả các dự án JICA, ADB, WB, các dự án của cả 3 nhà tài trợ này tại Việt Nam đạt kết quả cao hơn, tốt hơn các quốc gia khác (Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Sri Lanka) trên cơ sở hệ thống tiêu chí của các nhà tài trợ này.

Song song với những kết quả tích cực, năm 2018, tổng số vốn cam kết của 6 ngân hàng là 28,9 tỷ USD nhưng vốn cam kết chưa giải ngân hiện vẫn ở mức cao, khoảng 16,9 tỷ USD, bằng khoảng 7% GDP của Việt Nam.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tỷ lệ giải ngân tại Việt Nam giảm từ mức cao (23,1%) năm 2014 xuống còn 11,2% trong năm 2018, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu của nhóm 6 ngân hàng, trong đó tỉ lệ giải ngân toàn cầu của ADB và WB năm 2018 lần lượt là 21% và 20,2%.

Tỷ lệ giải ngân 11,2% của các dự án đã được thực hiện trong thời gian tương đối dài, phản ánh các vấn đề nghiêm trọng trong hoạt động thực hiện. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu của 6 ngân hàng phát triển - tỷ lệ trung bình toàn cầu của ADB và Ngân hàng Thế giới lần lượt là 21% và 20,2% trong năm 2018. Nếu Việt Nam đạt được tỉ lệ giải ngân 21% trong năm 2018, sẽ giải ngân thêm được 1,8 tỷ USD, bằng khoảng 0,75% GDP của đất nước.” – đại diện 6 nhóm ngân hàng phát triển nhận định.

Cần cơ chế phối hợp chặt chẽ từ các bên

Theo khảo sát tại 81 Ban quản lý dự án vào quý I/2019 do ADB và Ngân hàng thế giới thực hiện, 4 vấn đề lớn nhất ảnh hưởng tới giải ngân chính là quy định của Chính phủ về quản lý vốn ODA không thống nhất và/ hoặc thường xuyên thay đổi; sự chậm phê duyệt Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các dự án. Ngoài ra, việc phân bổ vốn hàng năm cũng không đáp ứng nhu cầu; các cơ quan hữu quan của Chính phủ chậm trả lời và phê duyệt khi xem xét.

Đại diện Bộ Tài Chính cho rằng, đối với đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, Quốc hội đã giao 60 ngàn tỷ đồng giải ngân vốn vay ODA. Tuy nhiên, theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các dự án đã giải ngân được 28,4 ngàn tỷ đồng, mới chỉ đạt hơn 40% kế hoạch Quốc hội giao. Còn đối với khối địa phương, cho vay lại cũng chỉ mới thực hiện 42%. Đây là nguyên nhân lớn ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân. Ngoài ra, hiện nay, mới chỉ có 5 bộ và 16 địa phương có giải ngân. Còn lại các bộ và địa phương khác không có giải ngân.

Chưa kể, việc thay đổi điều chỉnh kế hoạch đầu tư giữa các dự án trong các bộ, địa phương và quy trình của các nhà tài trợ cũng điều chỉnh rất phức tạp” – đại diện Bộ Tài chính cho biết thêm.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng phát biểu tại cuộc họp

Về phía Bộ Công Thương, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, việc triển khai các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi vẫn còn chậm, nguyên nhân do cả từ 2 phía, bởi vì vốn vay này phức tạp hơn nhiều so với dự án vốn vay trong nước khác, ngược lại yêu cầu từ các ngân hàng cho vay vốn vay ưu đãi cũng phức tạp và đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn so với vốn vay từ ngân hàng thương mại.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng đưa ra ví dụ cụ thể trong ngành điện như: Tập đoàn EVN đang triển khai các dự án Ô Môn 3, 4, tuy nhiên khi triển khai vay vốn thương mại đơn giản rất nhiều, nhưng nếu muốn sử dụng vốn vay JICA thì phải báo cáo với Quốc hội, dẫn đến mất nhiều thời gian để hưởng vốn vay ưu đãi này.

Thời gian tới, cần rà soát lại hệ thống pháp luật liên quan đến việc trình tự triển khai các dự án vay vốn ưu đãi của các nhóm ngân hàng này trong điều kiện Việt Nam đã tốt nghiệp nguồn IDA của WB và nguồn ADF của Ngân hàng Phát triển châu Á. Vì vậy, phải đơn giản các thủ tục, trình tự triển khai các dự án ODA này hơn, nếu không chủ đầu tư sẽ chuyển sang ngân hàng khác.” – Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đề xuất.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án, 6 nhóm ngân hàng phát triển khuyến nghị, sau khi thông qua Luật Đầu tư công vào tháng 5-6/2019, cần chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và các đối tác phát triển để sửa đổi Nghị định 132/16 hiện hành để đảm bảo sự thống nhất và rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của các cơ quan tham gia khác nhau, và tăng cường đơn giản hóa, giảm số lượng các bước phê duyệt để phân cấp đến mức tối đa có thể được. Ngoài ra, Chính phủ cần giải thích linh hoạt hơn về quy định “xác định được nguồn vốn” trong Luật Đấu thấu. Đơn cử như phê duyệt chủ trương đầu tư là đủ để đảm bảo “xác định được nguồn vốn” để bắt đầu quá trình đấu thầu….

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất, trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan chủ quản dự án làm việc với các nhà tài trợ để rà soát, tái cơ cấu, hủy các khoản vốn dư không có nhu cầu sử dụng. Đồng thời rà soát các tiêu chí ưu tiên sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chí ưu tiên sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi phù hợp với định hướng đã được Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, sẽ hoàn thiện khung thể chế, pháp lý về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

“Để tránh những bất cập trong việc bố trí kế hoạch vốn nước ngoài như trong giai đoạn vừa qua, cần xây dựng một cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi và nhóm 6 ngân hàng phát triển, từ đó xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình vận động, quản lý và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn của các đối tác phát triển này” - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

Thu Phương - Bùi Hùng
Bài viết cùng chủ đề: vốn ODA

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư