Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thực hành lâm sản bền vững - mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ

Vận hành nền tảng chứng minh và truy xuất nguồn gốc gỗ HAWA DDS, ngành gỗ tiến đến số hoá tiến trình tuân thủ Hiệp định VPA/FLEGT, mở rộng xuất khẩu gỗ.
FTAs trợ lực cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến thị trường Nhật Bản: Tận dụng cơ hội từ các FTA

Sáng 17/6, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp cùng Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) và Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) tổ chức hội thảo "Thúc đẩy thực hành thương mại lâm sản bền vững".

Toàn cảnh Hội thảo

Chương trình nhằm giúp các doanh nghiệp cập nhật tiến trình thực thi VNTLAS, hướng dẫn quy trình phân nhóm doanh nghiệp cũng như tương tác trực tiếp để có thể lắng nghe các vướng mắc, kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình theo đuổi các chứng chỉ bền vững, một trong những đòi hỏi thiết yếu của quá trình sản xuất, kinh doanh nội thất toàn cầu hiện nay.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Bùi Chính Nghĩa - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, mặc dù tốc độ tăng trưởng hàng năm ổn định 2 con số và tạo được dấu ấn lớn trong năm 2021 nhưng bước sang năm 2022, ngành chế biến gỗ Việt Nam vẫn đối diện với khá nhiều thử thách.

Cùng với dịch bệnh, căng thẳng chính trị leo thang gây thách thức thêm cho chuỗi cung ứng vốn đã có nhiều trở ngại từ trước. Chi phí logistics cùng với giá nguyên vật liệu đều tăng cao khiến chi phí đầu vào của doanh nghiệp biến động mạnh. Quan trọng hơn, lạm phát tại các thị trường xuất khẩu chủ lực cũng đang khiến đơn hàng bắt đầu giảm. Mặt khác, những cáo buộc gian lận xuất xứ, nguồn gốc nguyên liệu… cũng đang trở thành mối đe dọa cho sự phát triển toàn ngành.

Để ứng phó với các thách thức này, theo ông Bùi Chính Nghĩa, doanh nghiệp trong nước cần tuân thủ triệt để các quy định của thị trường quốc tế, vững vàng nội lực và củng cố thêm lợi thế cạnh tranh… giữ vững vị trí xuất khẩu nội thất thứ hai thế giới. “Đó chính là lý do, Tổng cục Lâm nghiệp liên tục triển khai các hoạt động tập huấn, tuyên truyền và kêu gọi doanh nghiệp hưởng ứng tiến trình Hiệp định VPA/FLEGT và VNTLAS ở Việt Nam liên tục suốt thời gian qua”, ông Bùi Chính Nghĩa chia sẻ.

Trong bối cảnh nguyên liệu nhập khẩu đang khan hiếm và giá cả leo thang hiện nay, một trong những lợi thế mà doanh nghiệp trong ngành có thể tận dụng, là trữ lượng rừng trồng trong nước đã bước vào giai đoạn có thể khai thác.

Số liệu từ Tổng cục Lâm nghiệp cho thấy, năm 2022, toàn ngành đang nỗ lực phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42,02%; trồng rừng đạt 244.000ha, trồng cây phân tán 121,6 triệu cây. Tổng sản lượng khai thác gỗ đạt 31,5 triệu m3, trong đó, khai thác từ rừng trồng tập trung 21 triệu m3, khai thác cây trồng phân tán, cây vườn nhà 5,5 triệu m3; diện tích rừng được cấp chứng chỉ 90 nghìn ha.

“Nếu việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ, giải quyết được những vướng mắc của chuỗi cung ứng, đưa nguồn gỗ rừng trồng hợp pháp đến được với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gỗ sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh rất lớn cho nền công nghiệp nội thất nước nhà”, ông Bùi Chính Nghĩa nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch HAWA, Giám đốc Dự án HAWA DDS - cũng cho rằng, việc thực thi các quy định phát triển lâm sản bền vững là yêu cầu sống còn, không chỉ riêng ngành chế biến gỗ Việt Nam mà của cả thế giới.

Trong tinh thần và mục tiêu chuyển đổi số ngành chế biến gỗ, HAWA đang đồng hành cùng chính phủ lẫn doanh nghiệp đẩy mạnh số hoá tiến trình thực thi VPA/FLEGT, VNTLAS. Cụ thể là với nền tảng HAWA DDS. "HAWA DDS là dự án xoá bỏ vướng mắc trong quá trình chứng minh nguồn gốc hợp pháp gỗ rừng trồng, bước chuẩn bị hết sức cần thiết để có thể đưa gỗ, sản phẩm gỗ trong nước sang thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường EU", ông Nguyễn Chánh Phương chia sẻ.

Vận hành nền tảng chứng minh và truy xuất nguồn gốc gỗ HAWA DDS, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang tiến đến số hoá tiến trình tuân thủ Hiệp định VPA/FLEGT, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, đặc biệt là EU.

Từ tháng 5/2018, FAO, EU, FLEGT đã tài trợ, đồng hành để HAWA triển khai dự án HAWA DDS, với mục tiêu xây dựng một nền tảng cung cấp các công cụ giúp doanh nghiệp truy xuất và giải trình nguồn gốc gỗ nguyên liệu hợp pháp phù hợp với các cam kết trong Hiệp định VPA/FLEGT.

Nhằm bảo đảm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định đáp ứng các quy chuẩn quốc tế, FAO đã lựa chọn Nepcon, một tổ chức uy tín đã tham gia xây dựng bộ tiêu chuẩn FSC của thế giới để phát triển bộ tiêu chuẩn HAWA DDS.

Sau 3 năm với nhiều điểu chỉnh, cập nhật, tháng 5/2021, Bộ tiêu chuẩn HAWA DDS đã chính thức hoàn thành, đồng thời tương thích với nền tảng công nghệ thông tin về truy xuất và giải trình nguồn gốc gỗ HAWA DDS 1.0. HAWA DDS 1.0 tích hợp nhiều tính năng hữu ích hỗ trợ khai báo và lưu trữ hồ sơ rừng, hồ sơ mua bán cây đứng, hồ sơ đăng ký khai thác, lưu thông giúp cho việc tra xét, truy xuất và xác minh nguồn gốc gỗ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và đơn giản.

Nhờ vậy, chỉ cần truy cập nền tảng HAWA DDS, người dùng, từ chủ rừng đến nhà khai thác, doanh nghiệp thương mại, nhà sản xuất, nhà mua hàng đều có thể tìm kiếm thông tin, quản lý lẫn chứng minh, nguồn gốc nguyên liệu một cách rõ ràng mà không phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống giấy tờ, thủ tục lưu trữ, tra xét thủ công như trước đây.

Theo ông Nguyễn Hoài Bảo - thành viên Ban chấp hành HAWA, tính năng RTE - Real time Evidence của nền tảng HAWA DDS còn giúp người dùng thiết lập bằng chứng thực ngay tại thời điểm khai thác. Từ dữ liệu này, hệ thống sẽ xuất ra Giấy chứng minh nguồn gốc gỗ khai thác trong nước với đầy đủ các thông tin chi tiết nhất về lịch sử, số lượng, địa điểm khai thác… dưới hình thức 1 mã QR code. Người mua chỉ cần quét mã để kiểm tra, đối chứng nguồn gốc gỗ trong nguyên liệu và sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.

Tại hội thảo, đại diện dự án cũng đã tiến hành thực nghiệm quá trình thao tác sử dụng nền tảng công nghệ thông tin HAWA DDS, khách mời được quan sát các giao diện, cách vận hành trong hệ thống, đồng thời được trực tiếp trải nghiệm công cụ thiết lập bằng chứng thời gian thực RTE - Real time Evidence. Đồng thời, đưa ra những ý kiến đóng góp để nền tảng này trở thành công cụ hữu ích cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc truy xuất và chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 3,64 triệu tấn lúa mì, tăng mạnh 18,3% về lượng nhưng giảm 6,7% về giá trị.
Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đạt hơn 1.400 xe/ngày

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đạt hơn 1.400 xe/ngày

Tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 1.400 xe/ngày.
8 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 274.035 tỷ đồng

8 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 274.035 tỷ đồng

Sáng 10/9, Tổng cục Hải quan thông tin, trong 8 tháng năm 2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 274.035 tỷ đồng.
Tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 59 nghìn tấn cà phê Robusta

Tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 59 nghìn tấn cà phê Robusta

Tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu cà phê Robusta đạt 58.627 tấn, kim ngạch khoảng 285 triệu USD, cà phê nhân Arabica đạt 2.139 tấn, kim ngạch gần 10 triệu USD.
Hướng dẫn quy định xuất nhập khẩu hàng công nghiệp sang thị trường FTA

Hướng dẫn quy định xuất nhập khẩu hàng công nghiệp sang thị trường FTA

Sáng ngày 10/9, diễn ra chương trình Tập huấn “Hỗ trợ, hướng dẫn quy định xuất nhập khẩu hàng công nghiệp đi các thị trường Việt Nam ký kết FTA”.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

8 tháng năm 2024, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của hoa hồi Việt Nam, đạt 301 tấn, tăng mạnh 169% so với 8 tháng năm 2023.
Từ 10/9, phương tiện chở hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Từ 10/9, phương tiện chở hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Từ 9h ngày 10/9/2024, tất cả các phương tiện chở hàng hóa chờ xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn được điều tiết vào Khu phi thuế quan.
Lễ công bố xuất khẩu chanh leo sang Australia

Lễ công bố xuất khẩu chanh leo sang Australia

Chiều ngày 9/9, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp tổ chức lễ công bố xuất khẩu chanh leo sang Australia và xuất khẩu mận Australia sang Việt Nam.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Mỹ tăng mạnh 143%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Mỹ tăng mạnh 143%

8 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 163 tấn, tăng mạnh 143,3% so với cùng kỳ năm trước.
Động lực mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga

Động lực mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ tạo động lực thúc đẩy hợp tác và củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện hai nước.
Ngành Hải quan chỉ đạo công tác đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

Ngành Hải quan chỉ đạo công tác đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn, khẩn trưởng khắc phục các hậu quả, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra…
Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Mới đây, Cảng Gothenburg (Thụy Điển) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Sở Công Thương Hải Phòng và Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) về hợp tác logistics.
Những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam sau 8 tháng 2024

Những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam sau 8 tháng 2024

Mỹ, Trung quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn là các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 8 tháng năm 2024 với kim ngạch đạt 207,7 tỷ USD.
Xuất khẩu quế thu về 177 triệu USD trong 8 tháng

Xuất khẩu quế thu về 177 triệu USD trong 8 tháng

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu quế đã thu về 177 triệu USD.
Xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm 2024

Xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm 2024

8 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo thu về trên 3,8 tỷ USD. Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm nay.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thu về hơn 10 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thu về hơn 10 tỷ USD

Thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2024 kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 10,24 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế thời gian qua khi có mức tăng khá tốt.
Xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá

Xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá

Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản đạt 68,7 nghìn tấn, trị giá 268,4 triệu USD, giảm 1,8% về lượng, nhưng tăng 40,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thủy sản thu về gần 6,3 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024

Xuất khẩu thủy sản thu về gần 6,3 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024

8 tháng năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 8/2024, nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil tăng 808,6%

Tháng 8/2024, nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil tăng 808,6%

VPSA cho hay, tháng 8/2024, Brazil là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Việt Nam, đạt 736 tấn, tăng 808,6% so với tháng trước.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Nửa đầu tháng 8/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường EU đạt gần 8 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 8, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ phá kỷ lục cao nhất từ trước đến nay

Tháng 8, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ phá kỷ lục cao nhất từ trước đến nay

Tháng 8, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ phá kỷ lục cao nhất từ trước tới nay với lượng xuất khẩu đạt 8.474 tấn, tăng 43,3% so với tháng 7, chiếm 43,7% thị phần.
Trung Quốc sắp sang kiểm tra vùng trồng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam

Trung Quốc sắp sang kiểm tra vùng trồng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam

Từ ngày 11 đến 12/9 tới, đoàn công tác của Trung Quốc sẽ sang kiểm tra mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hoá đạt đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%; xuất siêu 19,07 tỷ USD.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024: Cầm chắc trong tay 54 - 55 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024: Cầm chắc trong tay 54 - 55 tỷ USD

Với kết quả hơn 40 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 cầm chắc trong tay 54 -55 tỷ USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động