Thương mại điện tử - Xu hướng của các doanh nghiệp nhỏ Nghệ An
Hiệu quả bước đầu
Vừa qua Sở Công Thương, Trung tâm đầu tư xúc tiến thương mại và du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với một số sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong nước hỗ trợ mở gian hàng cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất sản phẩm OCOP, nông sản, thủy sản trong tỉnh trên các sàn TMĐT như Tiki, Voso, Lazada, Shopee, Sendo, Alibaba, Sàn postmart.vn… với các sản phẩm như, mỳ rau củ, dược liệu, thực phẩm, hải sản đông lạnh… Ngoài ra, kênh bán hàng online của các chuỗi cửa hàng lớn tại Nghệ An cũng như trên cả nước như Vinmart, Vinmart +, siêu thị bigC; siêu thị MM Mega Market; các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng mini thực phẩm sạch… cũng có lượng giao dịch lớn.
Nhờ đó, nhiều đơn vị đã tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình, tiếp cận với các kênh phân phối lớn. Như tại xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, Công ty CP AnAn Agri đã đưa sản phẩm của mình lên sàn TMĐT ngay từ bước đầu khởi nghiệp.
) hiện có hơn 463 DN ký thành viên tham gia và thiết lập gian hàng. Giới thiệu và chào bán 3.681 sản phẩm và dịch vụ. Hiện tại, sàn giao dịch TMĐT Nghệ An có nhiều sản phẩm OCOP từ 3-4 sao do tỉnh kiểm duyệt, được quảng bá với đầy đủ các thông tin chi tiết về mẫu mã, giá niêm yết, xuất xứ, liên hệ nhà sản xuất... Nhiều thương hiệu đã trở nên quen thuộc với người dân và du khách, như: Các loại mỳ rau củ, sản phẩm dược liệu, đến các thực phẩm như giò bê, tương, lạc, bánh đa, trám, nhút…..
Sự cạnh tranh trên các sàn TMĐT là điều không tránh khỏi. Một điểm yếu cố hữu của các DN, nhà bán lẻ ở Nghệ An là chưa mạnh dạn đầu tư để xây dựng các chiến dịch marketing, quảng cáo. Bởi thực tế muốn bán tốt trên các sàn TMĐT như Shoppee, Lazada… thì phải có đội ngũ tương tác đủ kinh nghiệm, chưa kể DN, đại lý phải bỏ tiền chạy quảng cáo trên các nên tảng TMĐT để sản phẩm được lên Top của sàn mới được nhiều người biết đến. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hiếu – Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính Tổng hợp, Sở Công Thương Nghệ An vừa qua, Nghệ An đã triển khai thực hiện Kế hoạch Phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025 và một số kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn Nghệ An năm 2021, 2022 và định hướng đến năm 2025. Trong đó, mục tiêu là đến năm 2025 sẽ có 80% sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của Nghệ An tham gia các sàn giao dịch TMĐT trong và ngoài nước. Hiện Sở Công Thương Nghệ An đang phối hợp với Cục TMĐT&KTS của Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan hỗ trợ các cá nhân, đơn vị đăng ký tham gia các sàn TMĐT trong và ngoài nước để kết nối, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế cũng như đào tạo kiến thức, kỹ năng quảng bá, bán sản phẩm trực tuyến. Bên cạnh đó, Sở còn phối hợp với các ngành, địa phương lựa chọn các nhóm hộ sản xuất đủ điều kiện, có sản phẩm được chứng nhận an toàn thực phẩm, các sản phẩm đạt các chứng chỉ, chứng nhận như OCOP, VietGAP, GlobalGAP... để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên sàn giao dịch TMĐT Nghệ An. Đồng thời hợp tác, chia sẻ, liên kết với các sàn uy tín trong và ngoài nước. Sở Công Thương đã hỗ trợ địa phương trong việc đăng tải các sản phẩm lên sàn, sau đó sẽ chuyển giao tài khoản quản trị gian hàng cho các địa phương, đồng thời yêu cầu địa phương cử cán bộ phối hợp kết nối để quản trị, cập nhật thông tin, sản phẩm tại các gian hàng của huyện, thành, thị. Trong thời gian tới, Sở cùng các các cơ quan chức năng sẽ hoàn thiện các bước để đưa nhiều nông sản đặc sản của Nghệ An lên các sàn TMĐT hiện có. Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hướng dẫn người dân quy trình bán hàng trực tuyến, marketing, chăm sóc khách hàng qua các chợ online... Đồng thời, đẩy mạnh kết nối tiêu thụ thông qua các kênh: tổ chức Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản… Song song với đưa các sản phẩm nông sản lên sàn, những năm qua Sở Công Thương cũng đã hỗ trợ tổ chức, đơn vị xây dựng nhiều Website TMĐT chuyển giao hàng chục bộ phầm mềm quản lý khách hàng, quản lý bán hàng thông minh, tổ chức đào tạo, tập huấn cho hàng ngàn lượt học viên. “Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng Internet là môi trường bình đẳng, không phân biệt lớn bé, cá nhân hay tổ chức DN. Ai làm tốt hơn việc quảng cáo, marketing, tương tác hỗ trợ khách hàng, giá cả... thì bán được hàng. Sàn chỉ là phương tiện, yếu tố quyết định vẫn là con người” – bà Hiếu khẳng định. Tin cùng chuyên mục |