Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 00:32

Thương mại - trụ cột cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc

Với vị trí đặc biệt thuận lợi cho giao thương, hoạt động thương mại được các địa phương ghi nhận là trụ cột cho kinh tế khu vực phía Bắc phát triển.

Những gam màu sáng

Năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 là thời gian ngành Công Thương cả nước gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, song ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đã chủ động, tích cực triển khai kịp thời các chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Bộ Công Thương, Thành ủy, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, với sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành, địa phương cùng những nỗ lực của toàn ngành Công Thương, tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại khu vực phía Bắc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của khu vực cũng như của cả nước.

Toàn cảnh Hội nghị

Trong đó có một số kết quả nổi bật như: Chủ động tham mưu Bộ Công Thương, UBND các tỉnh/thành phố rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực ngành để đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cho phù hợp. Triển khai các quy hoạch quốc gia, quy hoạch tỉnh thuộc lĩnh vực ngành đã được phê duyệt.

Tích cực triển khai tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Công Thương để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Triển khai có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu nội địa, liên kết vùng từ Bộ đến các địa phương, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững… góp phần ổn định đời sống nhân dân; thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá; kiềm chế lạm phát.

Ông Phạm Văn Hoá, Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An

Phát biểu tại Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024 diễn ra ngày 17/5, ông Phạm Văn Hoá, Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho hay: Thị trường nội địa Nghệ An được đánh giá là rất hấp dẫn, với quy mô dân số dân số 3,3 triệu người đứng thứ tư cả nước, trong đó có tới hơn 63% là dân số trẻ và trong độ tuổi lao động. Với một lượng lớn là dân số trẻ như vậy thì đây được coi là thị trường tiềm năng.

Nhu cầu của người dân ngày một tăng cao, mức chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng ngày một tăng, chi tiêu cá nhân tăng cao thể hiện mức thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của dân cư tăng lên. Tính chung cả năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 123.133,3 tỷ đồng, tăng 21,38% so với năm 2022.

Theo ông Phạm Văn Hoá, công tác xúc tiến thương mại, kết nối các nhà sản xuất, nhà phân phối nhằm giải quyết đầu ra đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tìm cơ hội tốt để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiếp xúc trực tiếp với hệ thống phân phối, đề xuất nhu cầu cung ứng và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với các đơn vị, hệ thống phân phối truyền thống và hiện đại; đồng thời, các nhà phân phối cũng có dịp trình bày những yêu cầu, quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ để đưa vào hệ thống chuỗi phân phối.

Tuy nhiên, Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An đánh giá vẫn còn những hạn chế trong thị trường nội địa tỉnh. Thứ nhất, biến động về giá cả các nguyên liệu đầu vào và giá các hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới tăng cao đã ảnh hưởng tới biến động giá nhiều hàng hóa thiết yếu trong nước nên còn có những khó khăn trong việc đánh giá tổng thể thị trường để chủ động đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời trước biến động khó lường của thị trường.

Thứ hai, cung cầu hàng hóa về cơ bản được bảo đảm nhưng vẫn còn những biến động do mất cân đối cục bộ ở một số nơi, một số thời điểm, còn thiếu sự liên kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng hàng hóa, nhất là đối với hàng thực phẩm thiết yếu, nên thị trường dễ bị biến động do tác động của tâm lý người tiêu dùng.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội

Thứ ba, hệ thống hạ tầng thương mại như chợ đầu mối, trung tâm logistics, kho chứa hàng hóa (bao gồm cả kho lạnh) chưa theo kịp với nhu cầu phát triển; hạ tầng thương mại ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn chậm phát triển và chưa đồng bộ làm gia tăng chi phí thương mại, hạn chế cạnh tranh, chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường trong nước…

Trong khi đó, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên trong công tác quản lý nhà nước về Công Thương vẫn còn một số khó khăn, tồn tại và hạn chế như: Một số tỉnh/thành phố các chỉ tiêu được giao còn đạt thấp, có chỉ tiêu còn tăng trưởng âm (công nghiệp, xuất nhập khẩu).

Việc tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 theo Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 971/QĐ-BCT ngày 02/8/2023 của Bộ Công Thương còn chậm.

Đồng thời, việc xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp ưu tiên, phát triển mô hình nhà máy thông minh, phát triên công nghiệp xanh… của một số địa phương còn lúng túng chưa xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện được.

Tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp của một số tỉnh, thành phố còn chậm; thu hút đầu tư mới còn khó khăn, một số dự án đầu tư vào khu, cụm công nghiệp đã được cấp giấy phép đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc đã khởi công xây dựng nhưng chưa đi vào hoạt động. Tỷ lệ cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung còn chưa cao;…

Nhiều giải pháp quyết liệt, kịp thời

Thông tin thêm tại Hội nghị bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, liên quan đến vấn đề phát triển hạ tầng thương mại hiện đại và phát triển hạ tầng thương mại dành cho những khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đang khó khăn. Bộ Công Thương trong nhiều năm qua luôn luôn lắng nghe và tập hợp lại các ý kiến của địa phương để tìm ra những cơ chế chính sách mới cũng như những nguồn lực để phát triển được hạ tầng thương mại.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho hay, những ý kiến và đề xuất của địa phương tập trung vào ba nhóm nội dung chính: Thứ nhất, định hướng chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử; Thứ hai, chống gian lận thương mại và chống thất thu thuế trong thương mại điện tử; Thứ ba, thúc đẩy liên kết vùng kinh tế gắn với thương mại hiện đại.

Về định hướng chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử, hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai văn bản chính chỉ đạo xuyên suốt việc thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử. Đến nay, Bộ Công Thương đã ban hành và xây dựng kế hoạch chuyển đổi số ngành Công Thương giai đoạn 2022-2025 và xây dựng chương trình phát triển kinh tế số ngành Công Thương giai đoạn 2030”, bà Nguyễn Thị Minh Huyền nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Liên quan đến chống gian lận thương mại và chống thất thu thuế, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với Tổng cục Thuế để đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, liên quan đến thúc đẩy liên kết vùng kinh tế gắn với thương mại hiện đại, bà Nguyễn Thị Minh Huyền chỉ ra, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã đẩy mạnh triển khai Quyết định số 645 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào ba nhóm trụ cột chính: Thứ nhất, thúc đẩy hạ tầng dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử.

Thứ hai, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cơ quan quản lý địa phương cũng như doanh nghiệp địa phương trong phát triển thương mại điện tử.

Thứ ba, với thúc đẩy liên kết vùng trong thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã triển khai và đặt mục tiêu trong năm 2024 sẽ đẩy mạnh triển khai thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại 6 vùng kinh tế.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy