Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch giám sát chính sách năng lượng giai đoạn 2016-2021

Sáng 24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch, đề cương giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021.
Chính sách năng lượng: Phải cân bằng cung - cầu Chính sách năng lượng ngày càng hoàn thiện Năng lượng tái tạo là một trong 4 chuyên đề giám sát trình Quốc hội

Đánh giá toàn diện việc thực hiện chính sách phát triển năng lượng

Sáng 24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết và đề cương các báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”.

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch giám sát chính sách năng lượng
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi phát biểu tại phiên họp

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi cho biết, về quá trình chuẩn bị, thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 23/2022/UBTVQH15 ngày 04/8/2022 về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, số 582/NQ-UBTVQH15 ngày 29/8/2022 về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Đức Hải đã thành lập Tổ giúp việc. Đồng thời, chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Tổ giúp việc chủ động tổ chức thu thập, nghiên cứu thông tin, tài liệu và làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học và một số cơ quan liên quan.

Ngày 10/9/2022, Đoàn giám sát đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan có liên quan; đồng thời, họp Phiên họp lần thứ nhất dưới sự chủ trì và chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng đoàn giám sát.

Sau cuộc họp, Tổ giúp việc đã tiếp thu, hoàn chỉnh các tài liệu báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nêu các nội dung chính của Dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết, ông Tạ Đình Thi cho biết, mục đích của Đoàn giám sát nhằm đánh giá khách quan, trung thực, toàn diện việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021. Phát hiện những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân (làm rõ những tồn tại, hạn chế là do quy định pháp luật hay do tổ chức thực hiện); làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Đồng thời, kịp thời xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý những tồn tại, hạn chế nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập. Kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật; nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).

Rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn tiếp theo.

Nội dung giám sát tập trung vào việc ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực năng lượng, trọng tâm là các Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Dầu khí, Luật Năng lượng nguyên tử, Luật Khoáng sản; Luật Bảo vệ môi trường, Luật Quy hoạch, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Về đối tượng giám sát: Chính phủ; các Bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về phạm vi giám sát: Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng trên phạm vi cả nước; thời gian giám sát, từ ngày 1/1/2016 đến hết ngày 31/12/2021, trong đó lưu ý đến những nội dung có tính chuyển tiếp, liên quan trong giai đoạn trước hoặc sau khung thời gian nêu trên.

"Hoạt động giám sát sẽ bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển năng lượng. Tích cực, chủ động đổi mới cách thức, phương pháp triển khai, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, lựa chọn các vấn đề có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả; kế thừa tối đa các kết quả hoạt động của các cơ quan có liên quan; đề cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ" - ông Tạ Đình Thi nhấn mạnh.

Đồng thời, lựa chọn các hình thức giám sát phù hợp; xác định cụ thể Bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương để thực hiện giám sát chuyên sâu bảo đảm mục đích yêu cầu giám sát. Phân công, phối hợp, triển khai thực hiện khoa học, chặt chẽ, tránh chồng chéo, phô trương, hình thức, gây lãng phí, tốn kém.

Ông Tạ Đình Thi cũng cho biết phương thức hoạt động của Đoàn giám sát: Tổ chức các cuộc họp của Đoàn giám sát, làm việc với một số cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở các địa phương thuộc đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo theo đề cương của Đoàn giám sát và gửi về Đoàn giám sát để xử lý, tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả giám sát.

Đoàn đại biểu Quốc hội tại các địa phương phối hợp với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám sát về nội dung chuyên đề và gửi báo cáo kết quả theo yêu cầu của Đoàn giám sát.

Đoàn giám sát chủ yếu tổ chức làm việc với bộ ngành, các cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức giám sát, khảo sát thực tế tại một số địa phương nếu thấy có vấn đề chưa rõ, cần tìm hiểu sâu để cung cấp thêm thông tin; tổ chức nghiên cứu, kế thừa các báo cáo của các cơ quan chức năng về những vấn đề liên quan (kết quả thực hiện của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ).

Đoàn giám sát dự kiến chia thành 03 đoàn công tác giám sát trực tiếp hoặc cử các Tổ khảo sát tại các địa phương có những nội dung nổi bật trong phát triển năng lượng; dự kiến lựa chọn ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, mỗi miền từ 3- 5 tỉnh, thành phố do Trưởng đoàn giám sát quyết định căn cứ tình hình thực tế, thời gian.

Qua nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề và các công trình, dự án liên quan trên địa bàn, dự kiến lựa chọn một số địa phương là nơi đặt các nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, tổng kho xăng dầu, nhà máy xử lý khí, nhà máy nhiên liệu sinh học hoặc có dự án năng lượng lớn.

Cụ thể như sau: Đoàn số 1, giám sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang (hoặc Bạc Liêu), Cà Mau; đoàn số 2, giám sát tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; đoàn số 3, giám sát tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình (hoặc Hà Nam), Thanh Hóa, Lai Châu.

"Trước ngày 10/10/2023, Đoàn giám sát hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát và Nghị quyết giám sát chuyên đề để gửi các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023)" - ông Tạ Đình Thi nêu

Đề xuất 6 nhóm vấn đề để tập trung giám sát

Về đề cương các báo cáo, ông Tạ Đình Thi cho hay, nội dung phát triển năng lượng rất rộng lớn, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại, hợp tác quốc tế.

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch giám sát chính sách năng lượng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch, đề cương giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021

Vì vậy, để bảo đảm đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bám sát Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phân tích bối cảnh, thách thức, cơ hội và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển năng lượng ở Việt Nam, Đoàn giám sát đã lựa chọn và đề xuất 6 nhóm vấn đề nổi bật trong lĩnh vực năng lượng hiện nay để tập trung giám sát và xây dựng báo cáo.

Mỗi nội dung sẽ có các yêu cầu cụ thể, chi tiết đối với từng đối tượng giám sát, theo tất cả các phân ngành năng lượng. Cụ thể như sau: Thứ nhất, về cung cầu và an ninh năng lượng: Khả năng cung cấp, nhập khẩu năng lượng; thị trường năng lượng, các vấn đề kinh tế, tài chính năng lượng; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Thứ hai, về quy hoạch tổng thể và quy hoạch các phân ngành năng lượng: Tổng thể quy hoạch phát triển năng lượng, sự phối hợp, liên kết giữa các quy hoạch và đánh giá cụ thể đối với từng quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốc gia, Quy hoạch điện, Quy hoạch than, Quy hoạch dầu khí.

Thứ ba, về bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính: Tác động của quá trình phát triển năng lượng đến môi trường sinh thái, phát thải khí nhà kính, quy chuẩn, tiêu chuẩn phát thải, khả năng đáp ứng mục tiêu trung hoà carbon trong thời gian tới, các giải pháp đã đạt được và khả năng đạt được các mục tiêu phát thải vào năm 2050 của Việt Nam theo cam kết tại Hội nghị COP26.

Thứ tư, về khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng: Tình hình thu hút đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển ngành cơ khí năng lượng; nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; công tác đào tạo, sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Thứ năm, về quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng: Mô hình tổ chức quản lý nhà nước; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan; tình hình đội ngũ cán bộ; công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm.

Thứ sáu, về một số nội dung khác: Hợp tác quốc tế, các vấn đề xã hội, quốc phòng, an ninh liên quan đến phát triển năng lượng; xử lý các dự án năng lượng chậm tiến độ, gặp khó khăn, vướng mắc.

Ngoài Đề cương báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát, Đoàn giám sát đã chỉ đạo Tổ giúp việc xây dựng đề cương báo cáo kết quả giám sát của Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố; đề cương báo cáo của các đối tượng chịu sự giám sát căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng: Chính phủ; các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Ngân hàng Nhà nước; Ủy ban Quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; một số Tập đoàn, Tổng công ty lớn; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng đầu của Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực tiềm năng: Hàng không vũ trụ, chuyển đổi số, phân phối hàng Việt.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Chiều 17/11, tại TP Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Tác giả Trịnh Minh Phết có bài viết với tựa đề "Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển".
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

(Chinhphu.vn) - Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Tối 16/11, tại Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại đây.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường đã rời thủ đô Lima, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Ngày 16/11, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản.
Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Sáng 16/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Lima của Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tối 16/11, tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).
Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Ngày 15/11 theo giờ địa phương, tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Chiều 16/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường 1, tỉnh Cà Mau.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Từ ngày 15/11, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ kiêm thêm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Chiều 15/11 (giờ địa phương), tại Peru, Chủ tịch nước Lương Cường gặp Tổng thống Indonesia, Trưởng Đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) và Thủ tướng New Zealand.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20.
Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời

Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời

Sáng 15/11 (giờ địa phương), tại Peru, Chủ tịch nước đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Chương trình "Hồ Chí Minh-Hành trình khát vọng 2024".
Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Văn phòng Chính phủ ra văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc xử lý kiến nghị của Quảng Trị tại buổi làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Chiều 15/11 Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu trên toàn quốc nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Việc quy định thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản, bảo đảm thuận lợi cho khai thác khoáng sản nhưng cũng cần tính toán giảm thiểu các tác động.
Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Những tháng cuối năm dự kiến sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Cơ hội đưa quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Séc lên tầm cao mới

Cơ hội đưa quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Séc lên tầm cao mới

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 13-16/11, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã hội đàm, hội kiến với các lãnh đạo Cộng hòa Séc.
Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Việc Thủ tướng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica sẽ là động lực để Việt Nam củng cố và thúc đẩy hợp tác với các đối tác.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ trưởng Phan Thị Thắng tin tưởng, các sản phẩm nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ vươn xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC

Chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC tại Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đoàn Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động