Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 13/11/2024 03:05

Tiềm năng nông nghiệp của Braxin

Braxin là một trong những nước hàng đầu trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu nông sản. Hiện nay sản phẩm nông sản của Braxin chiếm ¼ tổng lưu lượng nông sản lưu thông trên thị trường thế giới và dự báo sẽ tăng lên 1/3 vào năm 2030 do nhu cầu tăng từ các nước châu Á. Trong 10 năm tới nhu cầu lương thực thực phẩm trên thế giới sẽ tăng 20%. Hiện nay dân số toàn cầu đạt hơn 7 tỷ, dự báo đạt hơn 9 tỷ người vào năm 2050. Tiềm năng sản xuất và cung ứng lương thực Braxin có thể đáp ứng cho 40% nhu cầu lương thực của toàn thế giới.

Ngô

Ngô là cây lương thực quan trọng được gieo trồng nhiều trên thế giới đạt sản lượng khoảng 960 triệu tấn. Bốn nước sản xuất chính gồm Mỹ, Trung Quốc, Braxin và Achentina chiếm 70% tổng sản lượng ngô trên thế giới.

Braxin là nước đứng thứ 3 trên thế giới về sản xuất ngô với diện tích gieo trồng đạt 15,12 triệu hecta, sản lượng hơn 82 triệu tấn. Sản phẩm ngô chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, chủ yếu được chế biến làm thực ăn chăn nuôi. Các vùng gieo trồng ngô chủ yếu bao gồm vùng miền Trung và miền Tây, Đông và Nam Braxin. Có 2 mùa vụ thu hoạch ngô trong năm nông nghiệp: vụ ngô hè gieo trồng trong tháng 9 đến tháng 11, thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 5 năm sau và mùa vụ ngô đông gieo trồng trong tháng 2, tháng 3, thu hoạch trong tháng 6 và tháng 7 trong năm.

Dự báo vào năm 2019/2020, sản lượng ngô của Braxin tăng lên tới 70,12 triệu tấn/ năm và tiêu dùng nội địa đạt khoảng 56,20 triệu tấn, xuất khẩu đạt khoảng từ 12,6 tới 19 triệu tấn/ năm. Braxin sẽ vươn lên trở thành nước xuất khẩu ngô hàng đầu trên thế giới. Trong những năm tới, diện tích trồng ngô sẽ tăng 0,73%/ năm, sản lượng tăng 2,67%/ năm. Sản lượng thu hoạch ngô thay đổi theo mùa vụ và vùng miền, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thổ nhưỡng, điều kiện kỹ thuật công nghệ canh tác. Trung bình năng suất đạt từ 5 tới 8 tấn/hecta.

Hơn chục năm gần đây Braxin là một trong số nước hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu ngô. Trong 11 tháng đầu năm 2014, Braxin xuất khẩu 17,2 triệu tấn ngô, giảm 26,7% so với cùng kỳ năm 2013 lý do một phần do hạn hán kéo dài. Thị trường xuất khẩu ngô chủ yếu của Braxin là Iran chiếm 26,5%, tiếp theo là Việt Nam, Hàn Quốc, Ai Cập, Indonesia, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Maroc, Ả Rập Saudit. Trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu ngô từ Braxin đạt 2,957 triệu tấn với giá trị 725,5 triệu USD.

Đi lên từ nước nông nghiệp, Việt Nam có nhiều tiềm năng lợi thế về cây lương thực, có thể tăng cường trao đổi hợp tác với Braxin về sản xuất và chế biến ngô nhằm tiến tới tự chủ, giảm dần nhập khẩu về ngô, đậu tương cũng như hàng nông sản từ thị trường thế giới.

Sắn

Braxin là nước đứng thứ 2 trên thế giới sản xuất sắn chiếm 12,7% tổng sản lượng toàn thế giới. Sắn được trồng ở tất cả các vùng miền, đóng vai trò quan trọng trong ổn định lương thực của con người và động vật, là nguyên liệu cho nhiều sản phẩm công nghiệp và giải quyết hàng triệu việc làm và tăng thu nhập. Trong năm 2013, tổng diện tích trồng sắn của Braxin đạt 2,18 triệu hécta trong đó diện tích thu hoạch đạt 1,5 triệu hécta, sản lượng đạt 21,4 triệu tấn. Một số vùng sản xuất chính gồm các tiểu bang thuộc phía Bắc 7,5 triệu tấn, phía Nam đạt 5,3 triệu tấn và Đông Bắc đạt gần 5 triệu tấn. Các bang có nhiều diện tích và năng suất cao gồm Pará 4,6 triệu tấn; Paraná 3,6 triệu tấn; Maranhão 1,5 triệu tấn v.v..

Braxin xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn tới nhiều quốc gia trên thế giới. Một số thị trường xuất khẩu chính của Braxin là Bolivia đạt 1.529 tấn, giá trị 869.394 USD; Venezuela 1.200 tấn, giá trị 1,08 triệu USD; Hoa Kỳ đạt 1.124 tấn tương đương 1,5 triệu USD.

Trong năm 2013 Braxin nhập khẩu 27 nghìn tấn sắn, kim ngạch đạt 11,37 triệu USD. Thị trường nhập khẩu chính từ Paraguay 26.668 tấn đạt 11,15 triệu USD, chiếm 99% tổng lượng sắn nhập khẩu của Braxin. Ngoài ra một số thị trường nhập khẩu khác gồm Hoa Kỳ, Việt Nam, Thái Lan.

Ở Braxin, củ sắn được tiêu dùng trực tiếp hoặc chế biến trong công nghiệp. Các sản phẩm từ sắn gồm tinh bột sắn, sắn thái lát, nguyên liệu trong công nghiệp giấy bóng sắn v.v.. và chế biến làm thức ăn gia súc. Mức tiêu thụ bình quân theo đầu người Braxin về sắn và các sản phẩm từ sắn chỉ đạt hơn 7,33 kg/ năm.

Dự báo tiêu dùng sản phẩm các loại từ sắn trên thế giới vào năm 2020 sẽ đạt 275 triệu tấn (so với 193,8 triệu tấn năm 2003). Năm 2007, Trung Quốc đứng đầu tiêu dùng sắn trên đầu người, đạt 285 kg/ người/ năm. Tiếp tới là Côngo đạt 275 kg/người/ năm. Braxin chỉ đạt 48/kg/người/ năm. Thái Lan chỉ đạt 15kg/người/ năm. Bình quân tiêu dùng sản phẩm sắn của Việt Nam đạt hơn 5 kg/ người/năm.

Các doanh nghiệp cần thông tin về thị trường, đối tác xuất khẩu, nhập khẩu ngô và sắn có thể tham khảo danh sách doanh nghiệp Braxin tại trang website của Thương vụ: hoặc liên hệ với Thương vụ để được giới thiệu đối tác và thủ tục thâm nhập thị trường, địa chỉ Thương vụ:

Escritório Comercial da Embaixada da R.S. do Vietname no Brasil

Rua Paulo Orozimbo, No 675, Conj. 91 e 92. CEP: 01 535 – 001, Bairro da Aclimação,Sao Paulo - SP,BRASIL

Tel : (55 11) 32766776.

Fax : (55 11) 32766776.

Email : mailto:ecoviet@terra.com.br ; mailto:br@moit.gov.vn

Website:

Thương vụ Việt Nam tại Brazil

Tin cùng chuyên mục

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp

Bật cơ chế 'phòng hơn chống' trước 'bão' phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ

Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu