Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: Cha mẹ cần chuẩn bị gì?

Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; có rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý… cha mẹ cần thận trọng khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi.
Vaccine Covid-19 cho trẻ em dự kiến về Việt Nam "sớm nhất ngày 10/5"

Thông tin cha mẹ cần chuẩn bị trước

Có 2 loại vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi gồm vắc xin Pfizer và vắc xin Moderna. Bộ Y tế yêu cầu, chỉ tiêm 2 mũi vắc xin cùng loại, không tiêm trộn với bất kỳ vắc xin nào.

Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: Cha mẹ cần chuẩn bị gì?
Có 2 loại vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi là vắc xin Pfizer và Moderna

Theo BS Nguyễn Hữu Châu Đức, bộ môn Nhi - Đại học Y dược Huế, cha mẹ nên chuẩn bị những câu trả lời để khám tầm soát trước tiêm như: Trẻ có bị dị ứng không? trẻ đã bị viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim? trẻ bị sốt? có bị rối loạn đông máu? bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng một loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hệ thống? đã được tiêm vắc xin khác? đã từng ngất xỉu liên quan đến tiêm thuốc?

Bên cạnh đó, cha mẹ, người giám hộ cần cho nhân viên y tế biết chính xác về tiền sử tiêm chủng, tiền sử dị ứng của trẻ với các triệu chứng và điều trị cụ thể, tình trạng bệnh lý nền, các loại thuốc điều trị trẻ đang sử dụng. Những điều này rất quan trọng để bác sĩ có thể ra quyết định phù hợp trong việc chống chỉ định, chuyển viện hay cẩn trọng khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ và có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.

Trẻ mắc bệnh nào không được tiêm?

Theo TS.BS Lê Kiến Ngãi, Bệnh viện Nhi Trung ương, nhóm đối tượng trẻ cần thận trọng và khám sàng lọc, thực hiện tiêm tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, đó là: Nhóm trẻ mắc bệnh mạn tính bẩm sinh; tại thời điểm khám sàng lọc phát hiện trẻ có bất thường về tim, phổi; trẻ có phản ứng phản vệ với bất kỳ dị nguyên nào trước đó.

Các trường hợp cần thận trọng khi tiêm chủng là trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; có rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý…

Nhóm trẻ có tiền sử phản vệ với vắc xin Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm.

Vì thế, các cơ sở tiêm chủng phải nghiên cứu kỹ thành phần của vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, để nếu phát hiện trẻ có tiền sử phản vệ với bất cứ thành phần nào của vắc xin như muối, lipid, đường… thì phải xếp vào nhóm chống chỉ định tiêm.

Với trẻ đã mắc Covid-19, sau khi khỏi bệnh sau ít nhất 3 tháng, trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Theo dõi trẻ sau tiêm

Sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có... Đồng thời gia đình cần theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong vòng 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu.

Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm vắc xin Covid-19; không nên uống các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng; bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có sốt dưới 38,5 độ C cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 giờ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Thấy một trong các dấu hiệu sau tiêm vắc xin cần đưa trẻ đi viện: Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi; da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da; họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.

Có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật; có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất; dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy; có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái; chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 38,5 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Tác hại khôn lường của thuốc lá đối với sức khỏe và nền kinh tế

Tác hại khôn lường của thuốc lá đối với sức khỏe và nền kinh tế

Vụ 21 học sinh ở Gia Lai nghi ngộ độc trà sữa: Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Vụ 21 học sinh ở Gia Lai nghi ngộ độc trà sữa: Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Thuốc lá thế hệ mới tấn công giới trẻ: Cạm bẫy dưới tên gọi mỹ miều

Thuốc lá thế hệ mới tấn công giới trẻ: Cạm bẫy dưới tên gọi mỹ miều

Bộ Y tế đề nghị bệnh viện không thu viện phí nạn nhân bão số 3

Bộ Y tế đề nghị bệnh viện không thu viện phí nạn nhân bão số 3

21 học sinh lớp 7 ở Gia Lai nghi ngộ độc sau khi uống trà sữa

21 học sinh lớp 7 ở Gia Lai nghi ngộ độc sau khi uống trà sữa

Sử dụng thuốc lá tại Việt Nam: Thực trạng đáng báo động

Sử dụng thuốc lá tại Việt Nam: Thực trạng đáng báo động

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 16.000 túi thuốc gia đình đến tay người dân vùng bão, lũ

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 16.000 túi thuốc gia đình đến tay người dân vùng bão, lũ

Tăng thuế thuốc lá: Giảm thiểu tiêu thụ và tăng thu ngân sách nhà nước

Tăng thuế thuốc lá: Giảm thiểu tiêu thụ và tăng thu ngân sách nhà nước

Long Châu miễn phí tiêm chủng phòng chống dịch sởi tại Tp. Hồ Chí Minh từ 16/9

Long Châu miễn phí tiêm chủng phòng chống dịch sởi tại Tp. Hồ Chí Minh từ 16/9

Bỏ thuốc lá từ từ hay dừng đột ngột hiệu quả hơn?

Bỏ thuốc lá từ từ hay dừng đột ngột hiệu quả hơn?

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ Chu bị phạt nặng, đình chỉ hoạt động 2 năm

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ Chu bị phạt nặng, đình chỉ hoạt động 2 năm

TP. Hồ Chí Minh: Gửi 30.000

TP. Hồ Chí Minh: Gửi 30.000 'Túi thuốc gia đình' để hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng do bão số 3

Buôn lậu thuốc lá: Vấn nạn dai dẳng và những giải pháp cấp bách

Buôn lậu thuốc lá: Vấn nạn dai dẳng và những giải pháp cấp bách

Hà Nội: Xử phạt hàng chục cơ sở hành nghề y dược

Hà Nội: Xử phạt hàng chục cơ sở hành nghề y dược

Kỹ năng cần biết khi xảy ra ngập lụt trên diện rộng

Kỹ năng cần biết khi xảy ra ngập lụt trên diện rộng

Khi gặp lũ quét, sạt lở đất, người dân cần làm gì?

Khi gặp lũ quét, sạt lở đất, người dân cần làm gì?

Nguy cơ từ thuốc lá giả và thách thức trong phòng chống tác hại thuốc lá

Nguy cơ từ thuốc lá giả và thách thức trong phòng chống tác hại thuốc lá

Đồng Tháp: Xử phạt, đình chỉ tiệm bánh mì gây ngộ độc cho gần 150 người

Đồng Tháp: Xử phạt, đình chỉ tiệm bánh mì gây ngộ độc cho gần 150 người

TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tước giấy phép hàng loạt phòng khám, nha khoa, thẩm mỹ viện

TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tước giấy phép hàng loạt phòng khám, nha khoa, thẩm mỹ viện

Đề xuất tăng thuế thuốc lá để giảm thiểu số người hút thuốc

Đề xuất tăng thuế thuốc lá để giảm thiểu số người hút thuốc

Xem thêm