Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 14/11/2024 11:26

Tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp: Xây dựng hệ thống đánh giá và giám sát

Hiện nay, ngành công nghiệp tiêu thụ khoảng 50% tổng năng lượng. Do đó, tiết kiệm năng lượng (TKNL) trong công nghiệp có vai trò rất quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giúp nền kinh tế giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu. Đây là nhận định của ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ TKNL và phát triển bền vững (Bộ Công Thương).

Với vai trò đơn vị tham mưu và thực hiện chức năng của Bộ Công Thương về sử dụng TKNL hiệu quả, Vụ TKNL và phát triển bền vững đã triểín khai những hoạt động cụ thể nào, thưa ông?

Sau khi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành năm 2010, các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật đã được Chính phủ, Bộ Công Thương, các bộ, ngành xây dựng và triển khai đồng bộ để thúc đẩy sử dụng TKNL hiệu quả.

Trong đó, Bộ Công Thương đã ban hành 7 thông tư quy định về định mức tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp trọng điểm như thép, hóa chất, sản xuất mía đường… Thời gian tới, Vụ TKNL và phát triển bền vững sẽ tiếp tục xây dựng, kiện toàn hệ thống quy chuẩn, các văn bản quy phạm pháp luật về định mức tiêu hao để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cho những ngành công nghiệp trọng điểm. Qua đó, các ngành công nghiệp trọng điểm đều phải thực hiện những giải pháp về kiểm toán năng lượng, xây dựng hệ thống quản lý năng lượng và thực thi giải pháp TKNL.

Được biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 với mục tiêu phấn đấu tiết kiệm từ 5 - 7% năng lượng toàn quốc giai đoạn 2019 - 2025, 8 - 10% giai đoạn 2020 - 2030. Xin ông cho biết về chính sách hỗ trợ của Bộ Công Thương để thực hiện mục tiêu này?

Dưới góc độ một cơ quan được giao triển khai thực hiện chương trình, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch gồm 9 giải pháp đồng bộ cho giai đoạn đầu từ năm 2020 – 2025, đó là, xây dựng và kiện toàn các điều khoản hệ thống pháp luật trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hiệu quả. Tăng cường hiệu quả, xử lý giám sát thực hiện chế tài xử phạt, khen thưởng khuyến khích các đơn vị thực hiện tốt quy định về sử dụng TKNL hiệu quả. Trong đó, hạt nhân là các cơ sở sử dụng năng lượng; đơn vị cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ; tổ chức kinh tế tín dụng để cung cấp nguồn tài chính. Thông qua đó, các bên gặp nhau và thực hiện giải pháp TKNL trên quy mô lớn.

Đặc biệt, Bộ Công Thương đã thí điểm thành lập Quỹ Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với mục tiêu cung cấp nguồn tài chính ưu đãi cho các đơn vị để đầu tư vào năng lượng tiết kiệm. Đồng thời, Bộ cũng thực hiện đẩy mạnh các chương trình hợp tác quốc tế để huy động nguồn lực, nhất là trong bối cảnh sau khi Việt Nam tham gia thỏa thuận 3 bên về biến đổi khí hậu với cam kết giảm khí thải hiệu ứng nhà kính 8 - 10% và có thể giảm đến 25% nếu có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Về cơ chế thúc đẩy, doanh nghiệp cũng sẽ tập trung giải quyết nguồn vốn trong giai đoạn mới.

Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp hỗ trợ, Bộ Công Thương đã tập trung quản lý và giám sát tiêu thụ điện năng trong kinh doanh. Vậy đối với doanh nghiệp vi phạm sẽ có chế tài như thế nào?

Hiện, đã có những chế tài về xử lý vi phạm pháp luật trong xử lý TKNL hiệu quả như Nghị định 134/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng TKNL và hiệu quả. Tuy nhiên, mức xử lý và các chế tài xử lý, hành vi vi phạm Luật Sử dụng TKNL và hiệu quả còn tương đối nhẹ. Nhiều địa phương, doanh nghiệp chưa thật sự ý thức và trách nhiệm sử dụng TKNL.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, đề xuất với Chính phủ sửa đổi điều 21 hướng dẫn về sử dụng TKNL hiệu quả và Nghị định số 134 theo hướng đẩy mạnh các chế tài, tăng mức xử phạt vi phạm pháp luật lĩnh vực này.

Vấn đề quan trọng nữa đó là, xây dựng hệ thống đánh giá và giám sát toàn bộ Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng theo địa phương, ngành và lĩnh vực. Song song với đó, xây dựng trung tâm dữ liệu đặt tại Bộ Công Thương. Trung tâm này sẽ giúp xác định đơn vị nào làm chưa tốt, các ngành có mức tiêu thụ công nghệ năng lượng/sản phẩm cao, lãng phí hay địa phương nào chưa thực hiện nghiêm…

Xin cảm ơn ông!

Thu Trang (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm năng lượng

Tin cùng chuyên mục

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?

Chính sách năng lượng Mỹ: Chuyển đổi lớn dưới thời ông Donald Trump?

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tháng 10 tăng 7%

PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao

Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng điều chỉnh giá như thế nào tại 21 tỉnh thành phía Nam?

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Vượt kế hoạch tiến độ tháng 10/2024

Hải Dương: Chấp thuận dự án truyền tải điện tổng mức đầu tư hơn 783 tỷ đồng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Sửa đổi Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư: Động lực mới cho ngành điện Việt Nam