Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tín hiệu không lời của tiền tệ

Trên thị trường tiền tệ, có những tín hiệu mà đôi khi các chủ thể phải thật lắng nghe mới thấy được.
Lãi suất đang từ từ bước ra khỏi vùng đáy như sự trồi dậy cản trở sự phục hồi của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Tỷ giá nhìn từ “lỗi và sai sót”

Kể từ đầu năm nay những tranh luận về tỷ giá, cụ thể về việc có nên phá giá tiền đồng hoặc nếu có thì ở mức độ nào, ngày càng trở nên “nóng” hơn trên các diễn đàn kinh tế, các hội thảo giữa một bên là đại diện doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, học giả với bên kia là cơ quan quản lý.

Bất chấp những ý kiến trái chiều, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiên trì với cam kết sẽ không điều chỉnh tỷ giá hối đoái quá 2% đến hết năm 2015. Gần nhất, NHNN tuyên bố biến động tỷ giá đang chịu áp lực tâm lý hơn áp lực từ thực tế và dẫn chứng cán cân tổng thể của Việt Nam đến cuối quí 1-2015 vẫn dương 5 tỉ đô la Mỹ.

Nhìn vào số liệu từ bảng cán cân thanh toán quốc tế được đăng tải trên trang web của NHNN, bên cạnh cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính... có một phần đáng chú ý là lỗi và sai sót. Lỗi và sai sót không phải chỉ có trong cán cân thanh toán của Việt Nam mà hầu như các nước khác đều có. Chỉ có điều tỷ lệ sai sót lớn hay nhỏ mà thôi.

Năm 2014 theo NHNN, lỗi và sai sót trong cán cân thanh toán quốc tế là 6,342 tỉ đô la Mỹ, đã thấp hơn so với những năm trước đó. Trong năm này, thu chuyển giao vãng lai (chính là kiều hối) rất cao, tới 10,345 tỉ đô la Mỹ. Chắc chắn kiều hối chuyển về nước thống kê được, tuy nhiên người nhận kiều hối có bán cả 100% số nhận cho ngân hàng thương mại để ngân hàng bán lại cho NHNN hay không lại là chuyện khác. Không ít người nhận kiều hối bằng ngoại tệ. Theo một chuyên gia ngân hàng, trong lỗi và sai sót thể hiện một phần sự chênh lệch giữa số liệu kiều hối chuyển về và số kiều hối thực được người nhận bán cho ngân hàng.

Ở một phía khác, khi các nhà xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ, không phải tất cả đều bán cho ngân hàng và qua đó đến NHNN. Hiện nay theo quy định chỉ các doanh nghiệp nhà nước phải bán ngoại tệ ngay cho ngân hàng (kết hối), còn doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không hề bị bắt buộc phải kết hối. Một ví dụ điển hình: Công ty Samsung có hàng tỉ đô la Mỹ nằm trên tài khoản tại các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Với doanh số xuất nhập khẩu lớn, Samsung hiểu rõ nếu bán ngoại tệ cho ngân hàng trong nước, khi cần nhập khẩu, liệu họ có được đáp ứng đủ ngoại tệ lập tức và kịp thời. Dễ hiểu là họ chủ động để ngoại tệ trên tài khoản của mình ở một số ngân hàng nước ngoài nào đó như Citibank, HSBC, ANZ...

Trong lúc ngân hàng nội thiếu tiền, ngân hàng ngoại đang thừa tiền. Nhìn tổng thể, tiền không thiếu trong nền kinh tế, nhưng thiếu cục bộ và sự mất cân đối sẽ còn đậm nét.

Số liệu trên cán cân thanh toán quốc tế, do đó, chỉ thể hiện tiền ngoại tệ vào và ra, chứ chưa thể hiện việc mua và bán ngoại tệ ấy. Mà tác động lên dự trữ ngoại hối, lên lỗi và sai sót chính là mua/bán ngoại tệ. Cán cân tổng thể có thể dương, nhưng ngoại tệ nằm trên tài khoản của doanh nghiệp, kiều hối chi trả bằng ngoại tệ thay cho tiền đồng, thì khó mà nói áp lực lên tỷ giá chỉ xuất phát từ tâm lý.

Thiếu tiền cục bộ sẽ ngày càng trầm trọng?

Những tháng đầu năm 2015 thu ngân sách nhà nước tăng đáng kể so với cùng kỳ, nhưng chi ngân sách cũng tăng và số tuyệt đối bội chi cũng tăng. Một trong những nguồn chủ yếu để bù đắp bội chi là phát hành trái phiếu chính phủ. Khác với cùng kỳ, phát hành trái phiếu quí 1-2015 không còn thuận lợi. Từ đầu tháng 4 đến nay, trái phiếu ế ẩm. Sẽ không có gì lạ nếu những tháng tới trái phiếu sẽ ngày càng khó phát hành.

Nguyên nhân trái phiếu ế là do các ngân hàng thương mại nội địa không còn thừa vốn để mua. Nhà điều hành đang chủ động giữ, củng cố, tăng cường giá trị tiền đồng thông qua kênh bơm/hút tiền để ngăn chặn đầu cơ ngoại tệ. Tín dụng tăng trưởng cũng đang hút vốn. Song, quan trọng hơn cả là sự dịch chuyển của nền kinh tế về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài bởi khu vực này hoạt động hiệu quả hơn. Trong xuất khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang dẫn đầu và khối ngoại đang đóng vai trò then chốt trong tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Khi kinh tế tập trung ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đương nhiên tiền sẽ tập trung ở đó. Mà doanh nghiệp nước ngoài quan hệ chủ yếu với ai? Câu trả lời rõ ràng là với các ngân hàng nước ngoài. Trong lúc ngân hàng nội thiếu tiền, ngân hàng ngoại đang thừa tiền. Tiền thừa ở ngân hàng ngoại lại không chuyển được vào nền kinh tế vì nhu cầu vay vốn của nước ngoài ở Việt Nam không lớn, chưa kể nhiều công ty ngoại có khả năng vay vốn từ công ty mẹ. Ngân hàng nước ngoài cũng không có nhiều hạn mức cho doanh nghiệp trong nước vay. Hậu quả là tiền thừa ngày càng thừa ở nơi thừa và ngày càng thiếu ở nơi thiếu. Nhìn tổng thể, tiền không thiếu trong nền kinh tế, nhưng thiếu cục bộ và sự mất cân đối sẽ còn đậm nét.

Trước đây mỗi khi thừa tiền, ngân hàng nước ngoài thường cung cấp hạn mức cho ngân hàng trong nước và mua trái phiếu chính phủ. Hiện tại, họ gần như đã sử dụng hết hạn mức trong quan hệ với ngân hàng nội địa, còn kênh trái phiếu thì bị nghẽn kể từ đầu tháng 2-2015, thời điểm Thông tư 36 về tỷ lệ an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng có hiệu lực.

Theo thông tư 36, ngân hàng ngoại chỉ được đầu tư tối đa 15% vốn tự có vào trái phiếu chính phủ. Trước đây chẳng có giới hạn nào cả, họ muốn mua bao nhiêu trái phiếu tùy ý. Hầu hết ngân hàng nước ngoài nắm giữ trái phiếu với tỷ lệ cao hơn 15% vốn tự có trước khi Thông tư 36 có hiệu lực, nên nay họ chỉ giao dịch trái phiếu một chiều, tức là bán ra. Bộ Tài chính đang khó khăn, không tìm được người mua trái phiếu, giờ có thêm “đối thủ” cạnh tranh cùng bán trái phiếu là ngân hàng nước ngoài!

Hết thời vốn rẻ

Lạm phát đang ở mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua. Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 4-2015 tăng 0,14% so với tháng 3; tăng 0,99% so với cùng kỳ và 0,04% so với tháng 12-2014. Lạm phát thấp, nhưng lãi suất cho vay của Việt Nam tiếp tục đứng trong hàng ngũ cao nhất thế giới.

Cơ quan quản lý cho rằng mặt bằng lãi suất hiện đã thấp hơn nhiều so với những năm trước. Có lẽ nhà điều hành đã quên mặt bằng lãi suất của thế giới nói chung đang thấp nhất trong lịch sử và nhiều nước đang cố gắng giữ mức lãi suất thấp càng lâu càng tốt để hỗ trợ doanh nghiệp.

Cùng với sự thiếu tiền cục bộ, ngân hàng trong nước không còn điều kiện để giảm lãi suất đầu ra. Một số ngân hàng đã tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn một tháng thêm 0,3-0,4%/năm. Việc nâng lãi suất các kỳ hạn dài sẽ phụ thuộc vào thanh khoản. Lãi suất đang từ từ bước ra khỏi vùng đáy như sự trồi dậy cản trở sự phục hồi của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Theo Thời báo KTSG
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Ngày 4/11, tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024.
Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Sau bầu cử Tổng thống Mỹ, vàng được dự đoán sẽ biến động mang tính trung và dài hạn, chứ không phải ngắn hạn. Còn chứng khoán vẫn khó kiếm tiền.
Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Chính sách bảo hiểm tiền gửi là sự kỳ vọng của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới.
Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Việt Nam tiếp tục đảm bảo các cân đối lớn, thặng dư thương mại trước bối cảnh tỷ giá đang có những diễn biến tăng trở lại.
Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước sử dụng song song 2 công cụ tín phiếu và OMO để đạt “mục tiêu kép” vừa đảm bảo thanh khoản cho hệ thống, vừa giảm sức ép lên tỷ giá.

Tin cùng chuyên mục

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngày 05/11, SHB đã công bố Nghị quyết thông qua việc bán/chuyển nhượng vốn tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBFinance) cho đối tác.
Ngân hàng  BIDV được vinh danh

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính trao cho đại diện BIDV trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia".
Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký ban hành văn bản thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

PVcomBank, HDBank, MSB là những cái tên nổi bật trong cuộc đua huy động vốn lần này, với lãi suất tiết kiệm đặc biệt lên tới 9,5% cho kỳ hạn 13 tháng.
Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Chương trình The Moneyverse do BIDV tổ chức TS. Cấn Văn Lực có lý giải: “Chỉ có người đầu tư, gửi tiền mới thích lãi kép, còn những người đi vay không ai thích
Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank... được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank... được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Các ngân hàng lớn, dẫn đầu hệ thống như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, HDBank... đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khẳng định vị thế và uy tín của mình góp phần đảm bảo an toàn của các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền.
BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Đây là mùa thứ 6 BIDV phát động Giải chạy thiện nguyện online “Tết ấm cho người nghèo Xuân Ất Tỵ 2025” hơn 34 nghìn vận động viên đăng ký tham gia
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Bac A Bank dành tặng khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá” trên toàn hệ thống
Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Sau khi chính thức chuyển giao bắt cuộc từ ngày 17/10, hai ngân hàng 0 đồng OceanBank và CB đã có nhiều động thái mới như: như kiện toàn bộ máy, tổ chức…
Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất thay đổi một số quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng.
Tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

Đón mùa mua sắm lớn nhất năm, các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiêu dùng đang đẩy mạnh các chương trình kích cầu kéo khách hàng cá nhân.
9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã CTG) vừa công bố Báo cáo tài chính Quý III/2024.
Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại tổ chức tín dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Ông Lại Hữu Phước - Phó Chánh Thanh tra, giám sát được Ngân hàng Nhà nước giao làm Quyền Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, từ ngày 1/11/2024.
Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Cuộc đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giữa các ngân hàng đang ngày càng 'nóng' hơn trong quý cuối cùng của năm 2024.
BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV vừa công bố Báo cáo tài chính quý III, theo đó, hoạt động kinh doanh tiếp tục được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả, cơ bản bám sát kế hoạch năm 2024.
Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Tại Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024, Techcombank khẳng định vị thế dẫn đầu với những giải pháp số hóa đột phá trên nền tảng Techcombank Mobile.
Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

Thả ga mua sắm mùa cuối năm với loạt siêu ưu đãi từ Thẻ trả góp Muadee by HDBank, trả góp từ 3 đến 4 tháng, 0 đồng trả trước và không lãi suất.
SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của Ngân hàngv SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động