Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 16/11/2024 01:18

'Tôi đã hoàn thành sứ mệnh doanh nhân'

Không chỉ mong mỏi hủy niêm yết công ty của mình, Chủ tịch Alphanam Nguyễn Tuấn Hải chia sẻ với PV nguyện vọng rút dần khỏi hoạt động kinh doanh để theo đuổi ước mơ riêng.

 - Việc cổ phiếu ALP của Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam bất ngờ xin hủy niêm yết tự nguyện trên sàn chứng khoán, khiến nhiều người liên tưởng đến kết quả kinh doanh không tốt của công ty. Theo báo cáo tài chính kiểm toán, năm 2012, Alphanam lỗ gần 150 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đang âm khoảng 145 tỷ đồng. Hiện, cổ phiếu ALP có giá thấp nhất trong 3 tháng trở lại đây, ở mức 7.800 đồng và đang trong diện bị cảnh báo.

- Alphanam vừa có quyết định khá bất ngờ là xin hủy niêm yết tự nguyện trên sàn chứng khoán, ông có thể nói lý do?

Ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam.

- Từ mấy năm nay, ALP đã định hướng là chỉ chuyên hoạt động đầu tư. Trong đó, tập trung vào ba mảng hoạt động chính là bất động sản, sản xuất công nghiệp và lương thực, thực phẩm. Công ty cũng mua lại một số công ty của nhà nước cổ phần hóa. Sau đó tái cấu trúc lại hoạt động, tuy nhiên, các công ty này đa số là làm ăn thua lỗ. Nên khi mua lại, càng mua được nhiều, khoản lỗ phải gộp lại trong báo cáo hợp nhất càng lớn. Như thế, bản chất luôn có mâu thuẫn giữa số liệu của báo cáo tài chính và thực tế, dễ gây hiểu nhầm.

Ông Nguyễn Tuấn Hải sinh năm 1965 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Ngoại Ngữ năm 1997, sau đó có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh quốc tế - Đại học Stack Mỹ năm 2007. Từ năm 2001, ông Hải giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam.

Ngay năm đầu tiên Alphanam niêm yết trên sàn chứng khoán 2007, ông Nguyễn Tuấn Hải có mặt trong danh sách 100 người giàu nhất thị trường chứng khoán. Năm đó, ông Hải giữ vị trí 32 với số tài sản bằng cổ phiếu tương đương 670 tỷ đồng. Những năm sau, từ 2008 đến 2011, ông đều lọt vào danh sách này, với vị trí lần lượt qua các năm là 48, 74, 47 và 53. Năm 2012, tổng tài sản của ông Hải tăng lên trên 1.046 tỷ đồng, và lần đầu tiên có mặt trong Top 10.

Khi sáp nhập các công ty, chúng tôi không đánh giá được tác động của các thông tin sai lệch, dễ gây hiểu nhầm, gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn nữa, trong vòng 3 đến 5 năm tới, để tái cấu trúc lại hoạt động của các công ty đã mua và cần có thời gian để đưa các công ty trở lại hoạt động hiệu quả, Alphanam cần một khoảng không gian yên tĩnh hơn để tiến hành.

Thêm vào đó, có một nguyên nhân khác, mạnh hơn, mang ý nghĩa cá nhân và gia đình, nên tôi quyết định rời sàn chứng khoán. Về cá nhân, sau gần 30 năm kinh doanh, tôi tự cho rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh làm doanh nhân, nên muốn được làm một việc khác mà mình ấp ủ lâu nay, đó là nghề giáo viên. Đây cũng là truyền thống gia đình, Bố mẹ tôi và nhiều thành viên trong gia đình đều là nhà giáo. Và tôi cũng thấy, mình cũng có một chút năng khiếu, nên tin mình có thể làm được và muốn thử sức.

Hơn nữa, bây giờ, tôi cho rằng đã đến thời điểm để chuyển giao công việc kinh doanh cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Để có thể chuyển giao và bàn giao thành công, tôi không muốn tạo ra quá nhiều áp lực và muốn chuyển giao không công nợ, không vay vốn ngân hàng tại thời điểm chuyển giao. Việc dùng đòn bảy tài chính sẽ do thế hệ nhận chuyển giao quyết định. Khi rời sàn và chuyển thành công ty gia đình, lời lỗ bao nhiêu thì mình tự hưởng và tự chịu, không bị áp lực và bị ảnh hưởng bởi các phân tích và bình luận.

Với những lý do như vậy, tôi cũng muốn học Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ là “kéo pháo ra”.

- Tâm trạng của ông lúc quyết định rời sàn khác gì so với lúc quyết định niêm yết vào năm 2007, khi thị trường chứng khoán đang thăng hoa và ALP cũng là một mã được săn lùng?

- Bản chất thì rời sàn cũng là việc bần cùng bất đắc dĩ. Không ai muốn niêm yết rồi xuống cả. Cốt lõi của vấn đề là hủy niêm yết sẽ có lợi hơn là ở lại sàn chứng khoán. Tâm trạng khi lên sàn trước đây thì háo hức, trong một không khí rất lạc quan và tin mình có thể làm được nhiều việc lớn. Nhưng qua hai lần khủng hoảng, từ năm 2007 cộng với khó khăn vừa rồi, dù ALP rất thành công nhưng tôi thấy cần phải thực tế hơn nữa. Mà tính tôi không phải là người quá tham vọng, nên coi việc kiểm soát rủi ro là then chốt để bảo vệ được những thành quả và muốn rút lui để bảo toàn lực lượng.

Nhưng nếu nói rút lui vì chán nản thời điểm này thì không phải. Đứng ở góc độ nào đó, thì việc rút lui này cũng coi như là thay đổi chiến thuật hoạt động. Mình giống như cầu thủ bóng đá, đến tuổi thì về, không phải do chán nản, mà vẫn đầy đam mê, nhưng mà tham gia ở hình thức khác thôi, như huấn luyện viên, chứ không phải là cầu thủ.

Những người bạn bè làm ăn lớn, khi nghe tin tôi rút khỏi sàn, đều gọi điện chúc mừng. Một nhà kinh tế rất nổi tiếng đánh giá, nếu tôi mà rút được là một thành công lớn nhất đời, không nhiều người làm được. Họ hiểu mình, làm tôi cảm thấy rất vui. Tất nhiên, cũng có một phần thông tin sai lệch làm ảnh hưởng tới uy tín, nhưng thực tế sẽ làm cho mọi người hiểu đúng.

- Ông cảm thấy như thế nào khi cổ phiếu ALP đã chạm đáy vài phiên gần đây, còn 7.800 đồng. Các mã khác mà ông nắm như AME (Công ty cổ phần Alphanam Cơ điện), TLC ((Công ty cổ phần Viễn thông Thăng Long) cũng có giá khá thấp, lần lượt là 2.100 đồng và 1.700 đồng?

- Nguyên tắc của thị trường khi giá cổ phiếu xuống thấp thì sẽ có người mua. Trong trường hợp này tôi sẵn sàng mua và mong muốn mua lại tất cả số cổ phiều còn lại để trở thành công ty gia đình.

Giá cổ phiếu trên thị trường phụ thuộc vào quan điểm đánh giá của người mua và người bán nhưng đối với cá nhân tôi nếu ai mua 100% cổ phiếu AME với giá 20.000 đồng thì tôi cũng không bán. Lý do là chỉ cần bán một tài sản do công ty sở hữu đã thu được gấp đôi số vốn điều lệ rồi. Tương tự với cổ phiếu ALP cũng vậy.

- Năm 2012, Alphanam đã hợp nhất với khá nhiều đơn vị, nhưng tổng tài sản của Alphanam hiện 3.480 tỷ đồng, không cao hơn quá nhiều so với lúc chưa hợp nhất, nguyên do là vì sao?

- Thực ra giữa giá trị sổ sách và giá trị thực tế của Alphanam có một khoảng cách rất lớn. Đa số tài sản có giá trị sổ sách và giá trị thực tế chênh nhau đến 10 lần, thậm chí hơn 10 lần. Ngoài ví dụ về cổ phiếu AME như tôi đã nói, trước đây, ALP đầu tư một nhà máy sơn ở Hưng Yên. Giá trị sổ sách còn lại là hơn 10 tỷ do thời điểm đầu tư giá thấp và đã qua khấu hao. Nhưng khi liên doanh với công ty Sơn Kansai - Nhật Bản, trị giá được định giá bởi Vinacontrol, KPMG và khách hàng là công ty Sơn Kansai - Nhật Bản tương đương 10 triệu USD, tức là khoảng 200 tỷ đồng. ALP chỉ cần bán một vài tài sản thì số lãi sẽ đủ để bù đắp được tất cả các khoản lỗ trên sổ sách.

- Ngoài việc rút niêm yết ALP, ông còn kế hoạch gì khác?

- Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng tái cấu trúc lại hệ thống còn khoảng dưới 10 công ty. Trong năm nay, dự kiến rút niêm yết cả AME và TLC. Kế hoạch này đã được đại hội cổ đông thông qua, và có lẽ sẽ tiến hành còn sớm hơn cả rút ALP.

Khi hủy niêm yết, AME sẽ là công ty mẹ để sáp nhập khoảng gần 10 công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ điện, giao thông, xây dựng lại với nhau. Và chuyển tên công ty thành Alphanam E&C. Thực ra, về bản chất, từ 1/4/2013 Alphanam E&C đã bắt đầu hoạt động theo sơ đồ hợp nhất này rồi. Nhưng vẫn phải chờ những thủ tục chính thức về pháp lý để hợp thức hóa. Sau đó, có thể niêm yết trở lại, tùy tình hình, và khi đó giá chắc cũng sẽ không thể dưới 10.000 đồng, và vốn điều lệ dự kiến khoảng 500 tỷ đồng.

- Sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh và đầu tư của ông bây giờ so với lúc trước như thế nào?

- Trước đây, chiến lược kinh doanh của tôi là đầu tư tài chính để ăn theo. Và tôi đã mất rất nhiều tiền trong việc "đầu tư vào các công ty tốt và làm ăn hiệu quả" như vậy. Nhưng từ 5, 6 năm trở lại đây, triết lý đầu tư của tôi đã thay đổi. Bây giờ tôi đầu tư theo phương thức chi phối tức là sở hữu tối thiểu 75% trở lên tại những công ty thua lỗ và chỉ mua vào mà không bán ra. Nói vui là ngày xưa mua pháo cho người khác đốt, nhưng bây giờ tôi mua gạch để xây nhà mình.

Đối với tôi, chiến lược này đang rất hiệu quả nhưng không dễ. Đây cũng không phải là một canh bạc cảm tính, mà hoàn toàn là lý trí, hoàn toàn bằng nghiệp vụ và dựa trên những phân tích và thực hiện hết sức chuyên nghiệp. Triết lý của tôi là Đơn giản hóa sự phức tạp và chỉ mua những thứ mắt thấy, tay sờ được.

Ngoài ra, thời điểm này, tôi xác định chiến lược của Alphanam là củng cố nội lực, tự thân vận động. Năm nay, tôi xây dựng kế hoạch kinh doanh của Alphanam không có biểu đồ, không có con số, chỉ có hình ảnh. Hình ảnh đó là tôi ngồi vá lưới, hội đồng quản trị, ban giám đốc, kế toán ngồi vá thuyền, toàn bộ CBCNV tranh thủ ăn cá khô, chờ sóng yên bể lặng mới tiếp tục rong buồm ra khơi.

- Chiến lược này có gì mâu thuẫn với quyết định mua lại các công ty mà ông đang nhắm tới?

- Chuyện kinh doanh vẫn đang tiếp diễn. Tôi cho rằng càng trong thời kỳ khủng hoảng thì cơ hội càng lớn, vấn đề là nắm bắt cơ hội như thế nào thôi. Tôi vẫn tiến hành mua lại các công ty thua lỗ, nếu thấy hợp lý. Ví dụ, tôi đang đàm phán để mua lại 75% vốn một nhà máy cồn Ethanol ở Quảng Nam. Nhà máy này kinh doanh thua lỗ khoảng 400 tỷ đồng và khoản nợ phải trả hơn 700 tỷ đồng nữa. Nếu thương vụ mua bán này thành công thì số lỗ hợp nhất tại báo cáo tài chính sẽ gánh thêm gần 300 tỷ đồng.

Theo VnExpress

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp, doanh nhân với khoa học và trách nhiệm vì sức khoẻ cộng đồng

Doanh nhân Việt Nam: Vượt tâm thế người đi sau 'chèo lái' doanh nghiệp vươn xa, lớn mạnh

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam: Doanh nhân vươn xa – Quê nhà thịnh vượng

''Quản trị Xám'': Góc nhìn mới cho tư duy lãnh đạo trong thời đại chuyển đổi

Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản 'khủng' như thế nào?

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Smartthings Việt Nam: Dấu ấn 'phù thủy' tài chính Nguyễn Tất Long

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn