Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 15:48

Tỏi Lý Sơn mất mùa, giảm giá

Những ngày này, nông dân huyện đảo Lý Sơn đang bước vào chính vụ thu hoạch tỏi đông xuân 2018 - 2019. Tỏi là cây trồng chủ lực, tạo nguồn thu chính cho nông dân trên đảo. Tuy nhiên, sản lượng tỏi đạt thấp khiến người nông dân nơi đây gặp nhiều khó khăn.

Theo thống kê, hiện có gần 4.000 hộ nông dân trên đảo cùng chung cảnh ngộ mất mùa tỏi. Mỗi sào tỏi, bà con nông dân phải đầu tư trên dưới 15 triệu đồng nhưng từ Tết Nguyên đán đến nay là giai đoạn quan trọng để cây tỏi tạo củ nhưng gặp thời tiết nắng hạn, kèm với sương muối và sâu bệnh gây hại khiến cây tỏi khô ráp và tóp củ, dẫn đến tỏi giảm năng suất và sản lượng.

Tỏi Lý Sơn đang bước vào chính vụ

Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Nguyễn Quốc Việt cho biết: Hiện nay, trên toàn huyện có khoảng trên 300 héc-ta trồng tỏi. Năm 2018, tỏi tươi Lý Sơn đạt 2.700 tấn (tương đương khoảng 2.000 tấn tỏi khô). Tuy nhiên, năm nay hạn hán, nắng nóng kéo dài kèm sâu bệnh gây hại nên năng suất tỏi chỉ đạt khoảng trên 1.200 tấn tỏi khô. Giá tỏi trên thị trường hiện tại là 30.000 đồng/kg tỏi tươi (loại nhỏ), 50.000 đồng/kg (loại to), 60.000 - 80.000 đồng/kg tỏi khô. Mức giá này thấp hơn so với năm ngoái nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, do sản lượng thấp nên bà con trồng tỏi vụ đông xuân gặp nhiều khó khăn.

Nhằm hỗ trợ bà con, vừa qua, Ban Thường vụ huyện ủy Lý Sơn đã tổ chức cuộc họp chuyên đề hỗ trợ người nông dân khi tỏi mất mùa, rớt giá. Huyện cũng đã triển khai nhiều giải pháp như: Vận động người dân, các chủ tàu thuyền không chở tỏi từ nơi khác ra huyện đảo Lý Sơn; thường xuyên kiểm tra các hộ kinh doanh tỏi và yêu cầu phải có bảng phân định rõ ràng giữa tỏi Lý Sơn và tỏi địa phương khác để người tiêu dùng yên tâm.

Bên cạnh đó, để xây dựng thương hiệu tỏi Lý Sơn, các sản phẩm khi bán ra cần phải truy xuất được nguồn gốc và phải có tem chống hàng giả. Từ thông tin trên bao bì, khách hàng có thể biết được sản phẩm tỏi của từng hộ nông dân, đã xuất bán hay chưa, nếu là tỏi giả thì hộ nông dân phải chịu trách nhiệm. Đây là biện pháp nhằm bảo hộ thương hiệu tỏi Lý Sơn theo quy định, đồng thời ngăn chặn hành vi gian lận thương mại. Và khi tỏi Lý Sơn có nguồn gốc rõ ràng, giá trị sẽ tăng cao và thương hiệu tỏi Lý Sơn sẽ được giữ vững trên thị trường.

Vừa mất mùa, vừa giảm giá, người trồng tỏi Lý Sơn không vui

Huyện cũng đã có văn bản chỉ đạo Hội Kinh doanh sản xuất chế biến hành tỏi Lý Sơn và các ngành kiểm soát đầu cảng Sa Kỳ và các tư thương không đưa tỏi nơi khác về Lý Sơn. Ngoài ra, huyện đang tiến hành thực hiện đề tài khoa học chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn. Đến nay, các bước thủ tục đã xong và đang hợp đồng với đơn vị tư vấn để khảo sát, đánh giá. Các cơ quan chức năng đang cố gắng đến cuối năm 2019 chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn sẽ được thực hiện. Đây là bước chuyển để người tiêu dùng và người sản xuất tỏi Lý Sơn có nguồn gốc rõ ràng. Khi có chỉ dẫn này, huyện tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân cũng như bảo vệ thương hiệu và nâng giá trị cho cây tỏi Lý Sơn.

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'