Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới”

Tại Phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, Tổng Bí thư khẳng định vai trò không thể thay thế của các cơ chế đa phương.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp các Thủ tướng Canada và Bỉ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Thụy Sĩ và Thủ tướng Armenia Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Theo đặc phái viên Thông tấn xã Việt Nam, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, ngày 5/10 theo giờ địa phương tại Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới”

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Phiên toàn thể về chủ đề “Sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp” trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, sáng 5/10/2024 (giờ địa phương), tại Thủ đô Paris (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đánh giá cao đóng góp của cộng đồng Pháp ngữ trong việc thúc đẩy đối thoại và kiến tạo hoà bình, phát huy sự đa dạng văn hoá và ngôn ngữ, góp phần thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Các nhà lãnh đạo cũng chia sẻ quan ngại về một số diễn biến phức tạp của tình hình thế giới gần đây, nhất là tại khu vực Trung Đông; nhấn mạnh yêu cầu cải cách thể chế đa phương, trong đó có các thể chế Pháp ngữ, tăng cường hiệu quả hoạt động và kịp thời thích ứng với những xu thế của thời đại.

Phát biểu tại Phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định vai trò không thể thay thế của các cơ chế đa phương, đề cao đóng góp của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và các thể chế Pháp ngữ trong xử lý các vấn đề quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các tiến trình xây dựng các khuôn khổ, nguyên tắc đối với các vấn đề mới nổi.

Nhằm đề cao vai trò của chủ nghĩa đa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần gắn liền với các tiến trình chuyển đổi lớn, nhất là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Không gian Pháp ngữ cũng cần thích ứng với xu hướng này, hỗ trợ các thành viên nâng cao năng lực về công nghệ, phát triển năng lượng sạch và thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Khoa học, công nghệ là chìa khóa để cộng đồng Pháp ngữ có thể tạo nên những đột phá trong tương lai.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các thể chế đa phương, trong đó có Tổ chức quốc tế pháp ngữ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định cần đẩy mạnh cải tổ để có thể ứng phó với những thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và không gian Pháp ngữ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới”

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Phiên toàn thể về chủ đề “Sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp” trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, sáng 5/10/2024 (giờ địa phương). (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Pháp ngữ cũng cần đổi mới theo hướng tập trung hơn vào ưu tiên của các thành viên, nhất là về hợp tác kinh tế và phối hợp triển khai các văn kiện của Hội nghị Thượng đỉnh tương lai.

Chủ nghĩa đa phương chỉ có thể thành công nếu bảo đảm được tính bao trùm, toàn diện, lấy người dân làm trung tâm, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Pháp ngữ tiếp tục thúc đẩy các chương trình giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa, giáo dục thông qua tiếng Pháp nhằm duy trì một ngôn ngữ đẹp gắn kết các thành viên Pháp ngữ, qua đó lan tỏa các kết quả hợp tác Pháp ngữ đến với mọi người dân.

Chiều cùng ngày 5/10, đã diễn ra Phiên bế mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19. Sau hai ngày làm việc hiệu quả và thực chất, những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ thành viên Pháp ngữ đã nhất trí thông qua nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có Tuyên bố chung Villers-Cotterêts, Nghị quyết về tình hình chính trị và củng cố hoà bình trong không gian Pháp ngữ, Tuyên bố về đoàn kết với Liban.

Tuyên bố Villers-Cotterêts khẳng định cam kết với các giá trị chung của Pháp ngữ là hoà bình, hợp tác, phát triển bền vững, khẳng định sự tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Tuyên bố nhấn mạnh những nỗ lực của Pháp ngữ trong việc ứng phó, giải quyết các thách thức chung, đặc biệt là biến đổi khí hậu, giải quyết việc làm, thúc đẩy bình đẳng giới.

Tuyên bố kêu gọi các nước thành viên khuyến khích, ủng hộ các hoạt động hợp tác về khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy kinh tế số, khởi nghiệp, thúc đẩy đối tác công-tư.

Tuyên bố khẳng định cam kết thúc đẩy quảng bá tiếng Pháp, nhấn mạnh vai trò của tiếng Pháp trong đào tạo, giảng dạy, sáng tạo, thúc đẩy đa dạng văn hoá. Đồng thời, nhấn mạnh quyết tâm của các nước thành viên Pháp ngữ trong thực hiện phát triển bền vững, bảo đảm hài hoà giữa nỗ lực tăng trưởng, xoá đói nghèo và bảo vệ môi trường.

Hội nghị cũng đã nhất trí đồng ý Ghana và Cộng hoà Cyprus trở thành thành viên chính thức, đưa số thành viên của OIF lên 93 thành viên; kết nạp Angola, Chile, vùng Nouvelle-Escosse (Canada), Polynesia thuộc Pháp và vùng Sarre (Đức) làm quan sát viên.

Hội nghị quyết định việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Pháp ngữ lần thứ 46 tại Bờ Biển Ngà vào năm 2025 và Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 20 tại Campuchia vào năm 2026.

Sau Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 7 được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1997, đây sẽ là lần thứ hai Hội nghị cấp cao được tổ chức tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 diễn ra trong hai ngày 04-05/10/2024 tại Pháp. Sau 33 năm, Hội nghị được tổ chức tại Pháp.

Phiên Khai mạc được tổ chức tại Lâu đài Villers-Cotterêts. Các phiên họp chính thức diễn ra tại Cung Grand Palais, Paris, (Pháp).

Trần Đình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (Bài 4)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (Bài 4)

Luật Điện lực (sửa đổi) đã giải quyết cơ bản các điểm nghẽn được chỉ ra trong báo cáo giám sát thực thi chính sách phát triển năng lượng 2016-2021 của Quốc hội.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (Bài 3)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (Bài 3)

Luật Điện lực (sửa đổi) sớm ban hành sẽ giúp "khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, pháp luật, cải cách ngành điện hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển".
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Hội thảo về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ mang lại những lợi ích lớn cho nền kinh tế, tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Chống lãng phí -

Chống lãng phí - 'cuộc chiến với giặc nội xâm'

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh cần nhận thức rằng đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống giặc nội xâm đầy cam go; 1 phần của cuộc đấu tranh giai cấp.
Lời hiệu triệu

Lời hiệu triệu 'đắc nhân tâm'

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm được các đảng viên đồng tình ủng hộ, trở thành lời hiệu triệu “đắc nhân tâm” của người đứng đầu Đảng, Nhà nước.
Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cần cách triển khai mới nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá, ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.
Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

Phó Chủ tịch Uỷ ban TWMTTQ Tô Thị Bích Châu đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Việc sửa đổi toàn diện Luật Hóa chất nhận được sự đồng tình nhằm tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Việc sửa đổi Luật Hóa chất nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển công nghiệp hóa chất với tính chất là ngành công nghiệp nền tảng.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Với tốc độ tăng trưởng 10-11% mỗi năm, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp, ngành hóa chất đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn được Chính phủ thống nhất trình Quốc hội thông qua.
Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có thời gian hoàn thành rất sớm, sử dụng có hiệu quả, chống lãng phí rất lớn.
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Vuasanca giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Theo đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.
Tư duy đột phá, thu hút tối đa nguồn lực mới trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tư duy đột phá, thu hút tối đa nguồn lực mới trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ tới ba nước Trung Đông đã mở ra cơ hội thu hút tối đa nguồn lực mới trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Khi Thủ tướng trăn trở sửa đổi Luật Điện lực giữa cường quốc khí LNG

Khi Thủ tướng trăn trở sửa đổi Luật Điện lực giữa cường quốc khí LNG

Chưa bao giờ, câu chuyện sửa đổi Luật Điện lực nóng như hiện nay. Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm, làm việc tại Qatar đã nhiều lần nhắc tới điều này
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

'Tiếng chiêng' CEPA và cuộc đua marathon trên bán đảo Ả Rập

Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE vừa ký, 'tiếng chiêng' hợp tác đã lan toả, tạo ra những cuộc đua marathon để Việt Nam ký các FTA với các nền kinh tế lớn xứ dầu lửa.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đổi mới công tác tuyên giáo trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đổi mới công tác tuyên giáo trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương chiều 29/10, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cần chủ động đổi mới, làm tốt công tác tuyên giáo.
Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động