Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 11:16

Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với doanh nghiệp phòng, chống hàng giả

Chiều 11/1, Tổng cục Quản lý thị trường đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Procter & Gamble (P&G).

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh đánh giá cao ý nghĩa của việc ký kết, hợp tác này, đây là doanh nghiệp thứ hai ký kết hợp tác với Tổng cục Quản lý thị trường (sau Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) để bảo vệ thương hiệu sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần vào công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Lễ ký kết hướng tới mục tiêu tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát thị trường nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, buôn bán hàng hóa là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm thương hiệu của P&G và các thành viên của P&G theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Theo Tổng Cục trưởng, trong hơn 4 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã triển khai nhiều biện pháp, xây dựng nhiều kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tuệ, hàng giả và gian lận thương mại, bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan; trở thành lực lượng quan trọng trong công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường nội địa.

Biên bản ghi nhớ nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm thương hiệu của P&G

Điển hình, tháng 8/2021, lực lượng Quản lý thị trường Bắc Ninh đã phối hợp kiểm tra điểm tập kết hàng hóa tại khu An Giải, phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn. Kho hàng này do người đàn ông quốc tịch Trung Quốc, là chủ sở hữu. Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 12 loại mặt hàng, với số lượng hơn 4 triệu sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, trong đó có dao cạo râu mang nhãn hiệu “Gillette” của P&G. Trị giá của lô hàng ước tính gần 10 tỷ đồng. Hiện nay, vụ việc đã được chuyển sang Công an để xử lý hình sự.

Với sản phẩm dầu gội đầu, trong 2-3 năm trở lại đây, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm dầu gội đầu các thương hiệu như Pantene và Head & Shoulders, Dove... vi phạm, là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mới đấy nhất, đầu tháng 12/2022, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Cục trưởng, lực lượng Quản lý thị trường đồng loạt kiểm tra 5 kho hàng ở huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh phát hiện nhiều tấn dung dịch để làm giả dầu gội đầu của các thương hiệu nổi tiếng.

Tổng Cục trưởng thông tin, qua kiểm tra, chúng tôi phát hiện nhiều thùng carton đựng các loại dầu gội mang nhãn hiệu X-men, Romano, Enchanteur, Clear, Pantene, Head & Shoulders... Tất cả bao bì, nhãn mác hàng hóa thể hiện do Thái Lan và một số nước sản xuất. Tuy nhiên, trong một kho hàng khác, lực lượng Quản lý thị trường ghi nhận hàng chục tấn các loại hoá chất đựng trong các thùng phuy màu xanh, có chất lỏng màu trắng, dạng sệt cùng một lượng lớn tem, nhãn mác, vỏ chai nhựa các loại và các chồng thùng carton vẫn nguyên đai, nguyên kiện. Chủ kho hàng khai nhận, lượng hóa chất trên dùng để đóng vào các chai, hộp dầu gội đầu.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho hay, dầu gội đầu, dao cạo râu hay các sản phẩm mang thương hiệu của P&G chỉ là một trong nhiều sản phẩm hàng hóa mà lực lượng Quản lý thị trường phải kiểm tra, giám sát. Và P&G cũng là một trong nhiều nhãn hiệu mà Quản lý thị trường cần phối hợp, xử lý.

Nếu không có sự phối hợp từ các nhãn hiệu hay chủ thể quyền thì công tác kiểm tra, phát hiện các sản phẩm vi phạm sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, sự phối hợp là cần thiết, góp phần bảo vệ thương hiệu sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, và nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ - Tổng Cục trưởng nhấn mạnh và khẳng định, việc ký kết này không chỉ dừng trên giấy mà sẽ được thực thi bằng những hành động, vụ việc cụ thể trong thời gian tới.

Quản lý thị trường thu giữ nhiều sản phẩm vi phạm

Đối với biên bản hợp tác này, lực lượng Quản lý thị trường sẵn sàng chia sẻ thông tin về cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, minh bạch hóa các quy trình, thủ tục xử lý các hành vi vi phạm; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình điều tra, xử lý của Quản lý thị trường khi cần thiết để rút ngắn thời gian và tăng cường hiệu quả điều tra. Đồng thời, lực lượng Quản lý thị trường sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp về các khó khăn, vướng mắc trong cơ chế phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ quan thực thi.

Về phía P&G, bà Laure Catoire - Cố vấn viên cao cấp chương trình Bảo vệ Thương hiệu của P&G tại Châu Á - Thái Bình Dương đánh giá cao kết quả mà lực lượng Quản lý thị trường đã làm được trong nhiều năm qua, trong đó có nhiều vụ việc liên quan đến các sản phẩm của P&G.

“Chúng tôi đánh giá rất cao những thành tích mà lực lượng Quản lý thị trường đã làm được, như phát hiện, triệt phá nhiều kho hàng sản xuất hàng giả, trong đó có nhiều sản phẩm thương hiệu của P&G. Đặc biệt là những vụ việc liên quan đến thương mại điện tử, bởi thời gian gần đây, thương mại điện tử phát triển, các đối tượng lợi dụng nền tảng này để trục lợi, kinh doanh hàng hóa giả, kém chất lượng” - bà Laure Catoire cho biết.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bà Laure Catoire đề xuất, lực lượng Quản lý thị trường cần nâng cao hơn nữa công tác phối hợp, tiến hành xác minh và ngăn chặn nguồn hàng hóa ngay từ các đối tượng bán buôn hoặc cơ sở sản xuất để giải quyết triệt để vấn nạn này.

Cùng với đó kiến nghị, Chính phủ Việt Nam cũng như các cơ quan thực thi có thể tăng cường việc hỗ trợ đối với các vụ việc điều tra và thực thi liên quan tới các thương nhân hoạt động trực tuyến, tạo ra sự hợp tác ba bên giữa Cơ quan thực thi, các sàn thương mại điện tử và chủ thể quyền nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm và giải quyết được nguồn gốc hàng giả.

Bà Laure Catoire đề xuất, “chúng tôi mong muốn Tổng Cục Quản lý thị trường phối hợp để xử lý các vi phạm trực tuyến liên quan tới các thương hiệu của P&G”, Đồng thời, đại diện P&G tin rằng với biên bản ký kết này, hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ được nâng cao hơn nữa ở môi trường truyền thống cũng như trên môi trường mạng.

P&G là một tập đoàn đa quốc gia với nhiều thương hiệu hàng hoá tiêu dùng chất lượng cao. P&G bắt đầu tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 1995 và đã trở nên quen thuộc với đa số người tiêu dùng với các thương hiệu mang tính biểu tượng và được tin dùng như Ariel, Tide, bột giặt Downy; dầu gội Pantene và Head & Shoulders; dao cạo Gillette.

Để bảo vệ người tiêu dùng khỏi hàng hoá giả mạo, P&G luôn nhất quán với tôn chỉ “tiếp cận và cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng”. Vì vậy, P&G luôn xem hàng giả là vấn đề rất quan trọng.

Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024