Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 05:54

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao: Tổng cục Thống kê giải thích gì?

Tổng cục Thống kê vừa có thông tin lý giải về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2023 tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2023 ước đạt 519 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.527,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 6%).

Tổng cục Thống kê cho rằng: “Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2023 đạt tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm từ 2015 trở lại đây và tăng 28,3% so với 5 tháng đầu năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19”.

Một số ý kiến cho rằng, số liệu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng 12,6% là khá cao, chưa phản ánh đúng thực trạng tiêu dùng của dân cư và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

Trước thông tin trên, Tổng cục Thống kê bổ sung thêm một số thông tin để người dùng tin có cái nhìn đầy đủ hơn về con số này.

Cụ thể, theo cơ quan này, tốc độ tăng về quy mô theo giá hiện hành của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm nay đạt 12,6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tốc độ tăng về lượng theo giá so sánh chỉ đạt 8,3%, tương đương với mức tăng của cùng kỳ năm 2018.

Bình quân 5 tháng đầu năm, mỗi năm giai đoạn 2015-2019 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tăng 10,6%, theo giá so sánh tăng 8,3% so với cùng kỳ. Như vậy, chỉ số giảm phát bình quân 5 tháng đầu năm mỗi năm đoạn 2015-2019 của chỉ tiêu này so với cùng kỳ đã tăng hơn 2,1%.

Trong khi đó, bình quân 5 tháng đầu năm mỗi năm giai đoạn 2020-2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tăng 6,4%, theo giá so sánh tăng 1,9% và chỉ số giảm phát tăng hơn 4,4% so với cùng kỳ. Như vậy, chỉ số giảm phát so với cùng kỳ 5 tháng đầu năm của chỉ tiêu này trong 4 năm gần đây có mức tăng khá cao so với 5 năm trước đó.

Trong năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước đạt 12,6% là mức tăng khá, nhưng do chỉ số giảm phát tăng 3,9% nên tốc độ tăng theo giá so sánh chỉ đạt 8,3%, bằng với mức tăng của năm 2018.

"Tuy đây là mức tăng tương đương với mức tăng bình quân của 5 năm trước dịch (2015-2019) nhưng trên nền tăng thấp của 3 năm (2020-2022) chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19" - Tổng cục Thống kê nêu rõ.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2019 (năm trước dịch) doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 76,3% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thì đến năm 2023 tỷ lệ này đã tăng lên 78,9% (tăng thêm 2,6 điểm phần trăm). Trong đó, tỷ trọng lương thực, thực phẩm tăng từ 24,2% trong 5 tháng đầu năm 2019 lên 27,9% năm 2023 (tăng thêm 3,7 điểm phần trăm).

Ở chiều ngược lại, trong 5 tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ tiêu dùng (gồm lưu trú ăn uống; du lịch lữ hành và các dịch vụ khác) năm 2019 chiếm 23,7%, đến năm 2023 chỉ chiếm 21,1% (giảm 2,6 điểm phần trăm). Trong đó, nhóm hàng dịch vụ tiêu dùng không thiết yếu như: Dịch vụ lưu trú và ăn uống đã giảm 1,5 điểm phần trăm, từ mức 12,1% năm 2019, xuống 10,6% năm 2023; dịch vụ khác giảm 0,8 điểm phần trăm, từ 10,8% xuống 10,0%.

“Điều này phản ánh xu hướng tăng tỷ trọng chi tiêu hàng hóa, nhất là nhóm hàng hóa thiết yếu, giảm chi tiêu dịch vụ tiêu dùng không thiết yếu của người dân trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn” – Tổng cục Thống kê nêu.

Tổng cục Thống kê: Tỷ trọng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phản ánh người dân có xu hướng tăng chi tiêu vào nhóm hàng hóa thiết yếu, giảm chi tiêu dịch vụ xã hội.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Thống kê

Tin cùng chuyên mục

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Giá tiêu vẫn tăng mặc dù thị trường lên xuống bất thường

Giá lúa gạo hôm nay ngày 24/11 và tổng kết tuần qua: Gạo đẹp được giá, lúa Thu Đông chào giá cao

Chênh lệch mua bán vàng cao, nhà đầu tư làm gì để tránh thua lỗ?

Giá bạc hôm nay 24/11/2024: Bạc nối đà giảm do áp lực đồng USD

Giá heo hơi hôm nay 24/11/2024: Giá heo hơi duy trì ổn định ở cả ba miền

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 24/11/2024: Đồng Yen Nhật bất ngờ "quay đầu" giảm nhẹ

Giá tiêu hôm nay 24/11/2024: Giá tiêu tăng đồng loạt 1.000 đồng/kg

Tỷ giá USD hôm nay 24/11/2024: Chỉ số USD Index đạt mức cao nhất trong 13 tháng

Giá xăng dầu hôm nay 24/11/2024: Giá dầu đạt mức cao nhất trong 2 tuần

Giá vàng hôm nay 24/11/2024: Giá vàng tăng vọt 6% trong một tuần

Giá cà phê hôm nay 24/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh

Dự báo cà phê và 2 loại hàng hóa có giá 'đắt hơn tôm tươi' trong năm 2025

Giá vàng chiều nay 23/11/2024: Vàng miếng ổn định, vàng nhẫn phá ngưỡng 86,5 triệu

Giá vàng nhẫn tiếp tục được điều chỉnh tăng cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/11: Gạo đẹp nhu cầu nhiều, lúa Thu Đông giao dịch lai rai

Giá bạc hôm nay 23/11/2024: Bạc giảm nhẹ 0,2%

Giá heo hơi hôm nay 23/11/2024: Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 23/11/2024: Đồng Yen Nhật “chợ đen” tiếp đà tăng phiên cuối tuần

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Lên xuống thất thường

Tỷ giá USD hôm nay 23/11/2024: Chỉ số USD Index đạt mức 107,5 điểm