Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tổng quan ngành sản xuất lúa gạo của Ghana

Sản lượng gạo trung bình hàng năm của Ghana vào khoảng 290 nghìn tấn, chỉ đáp ứng 30% tổng nhu cầu về gạo. Hiện nay, Việt Nam là nước chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường gạo nhập khẩu của Ghana với tỷ lệ 46%, tiếp đến là Thái Lan 22%, Hoa Kỳ 18%
Tổng quan ngành sản xuất lúa gạo của Ghana

1. Sản xuất

Bảng: Sản lượng và nhập khẩu gạo của Ghana giai đoạn 2012-2015

2012/2013

2013/2014

2014/2015

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)

Bộ Lương thực và Nông nghiệp Ghana

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)

Bộ Lương thực và Nông nghiệp Ghana

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)

Bộ Lương thực và Nông nghiệp Ghana

Diện tích canh tác (nghìn ha)

190

189

220

190

200

195

Tồn kho đầu kỳ

(nghìn tấn)

168

0

172

8

149

92

Sản lượng xay xát (nghìn tấn)

289

289

352

290

330

300

Sản lượng thô

(nghìn tấn)

482

482

587

483

550

500

Nhập khẩu

(nghìn tấn)

665

509

600

644

620

600

Tổng cung

(nghìn tấn)

1122

798

1124

942

1099

992

Tiêu thụ

950

790

975

850

1000

950

Tồn kho cuối kỳ

172

8

149

92

99

42

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Bộ Lương thực và Nông nghiệp Ghana, Bộ Công Thương Ghana

Sản lượng gạo sản xuất trong nước của Ghana trong năm tài chính 2014/2015 dự báo ở mức 300 nghìn tấn, tăng so với 290 nghìn tấn của năm 2013/2014. Nguyên nhân là do thời tiết thuận lợi tại các vùng trồng trọt, lượng mưa đủ và đúng hạn. Ngoài ra, Chính phủ Ghana cũng cam kết tăng năng suất trồng lúa bằng cách hỗ trợ nông dân các loại giống lúa cho năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh, hướng dẫn họ thực hành tưới tiêu nước chi phí thấp. Lúa được trồng ở các vùng đất thấp trên hầu hết mọi miền của Ghana. Hiện nay ở Ghana có rất ít công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất, có khoảng 6 giống lúa khác nhau được trồng tùy theo vùng. Trong đó giống Jasmine 85 được trồng phổ biến nhất. Đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn và cho năng suất cao, có giá trị cao do có mùi thơm. Năng suất trung bình đạt 2,6 tấn/ha. Việc sử dụng phân bón trong trồng lúa cũng rất hạn chế do giá thành cao. Ngoài ra, giá lúa giống cũng tăng cao trong năm 2014. Giá một túi 45kg hạt giống chất lượng tốt trong năm 2014 là 85 Cedi, tăng gấp đôi so với mức giá 35 Cedi của năm 2013. Vì những lý do trên, các hộ nông dân ít vốn không có điều kiện trồng giống lúa đạt chuẩn do chi phí đầu vào cao.

Hầu hết lúa gạo sản xuất trong nước được chế biến sử dụng công nghệ nội địa cho chất lượng rất thấp. Một số ít các nhà máy chế biến tư nhân không được sử dụng hết công suất do không đủ gạo để đưa vào chế biến.

2. Tiêu thụ

Theo các số liệu thống kê, nhu cầu gạo của Ghana trong giai đoạn 2012-2014 là 32-35kg/người. Cùng với tốc độ tăng dân số và đô thị hóa, gạo đang dần thay thế các loại lương thực truyền thống và trở thành lương thực chính trong các bữa ăn của người dân Ghana do dễ chế biến và dễ ăn. Ngoài ra, việc xuất hiện thêm nhiều khách sạn, cửa hàng đồ ăn nhanh và hàng rong ở các thành phố lớn cũng làm tăng nhu cầu về gạo. Sản lượng gạo trung bình hàng năm của Ghana vào khoảng 290 nghìn tấn, đáp ứng 30% tổng nhu cầu về gạo.

Người dân thành thị Ghana ưa chuộng gạo nhập khẩu hơn do chất lượng tốt hơn hẳn gạo trong nước. 20% gạo sản xuất trong nước được tiêu thụ ở các đô thị, số còn lại được tiêu thụ ở các vùng nông thôn. Sản lượng và nguồn cung gạo trong nước không bắt kịp nhu cầu ngày càng tăng về gạo chất lượng cao và thị hiếu của người dân đối với gạo trắng thơm, hạt dài.

Gạo thơm ngày càng trở nên phổ biến và chiếm 80% lượng gạo nhập khẩu. Gạo nhập khẩu chiếm hầu hết thị phần trong các chuỗi siêu thị tại Ghana. Theo Báo cáo thống kê của Bộ Lương thực và Nông nghiệp Ghana năm 2013, khu vực thành thị chiếm 76% lượng tiêu thụ gạo của cả nước. Người dân Ghana ưa chuộng gạo hạt dài bởi chất lượng và hương vị.

Giá bán lẻ một bao gạo 50kg nhập khẩu từ Hoa Kỳ dao động từ 67-71,67 USD, gạo Thái Lan từ 63-73,33 USD, gạo Trung Quốc từ 60-61,67 USD.

3. Nhập khẩu

Lượng gạo nhập khẩu của Ghana trong năm tài chính 2014/2015 dự báo ở mức 600 nghìn tấn, giảm so với mức 644 nghìn tấn trong năm 2013/2014. Thương mại gạo năm 2014 giảm 6,8% do giá gạo tăng cao và đồng Cedi Ghana mất giá do với đồng đô-la Mỹ.

Hiện nay, Việt Nam là nước chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường gạo nhập khẩu của Ghana với tỷ lệ 46%, tiếp đến là Thái Lan 22%, Hoa Kỳ 18%. Ngoài ra, Ghana cũng nhập khẩu gạo từ Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ và Hàn Quốc. Chủng loại gạo nhập khẩu vào Ghana đa dạng, từ gạo thơm Thái Lan, gạo Hoa Kỳ, gạo đồ Trung Quốc cho tới gạo rẻ 70-80% tấm. Gạo cấp 1 chiếm 6% tổng lượng gạo nhập khẩu, gạo cấp 2 chiếm 51%. Ghana không sản xuất được gạo cấp 1, gạo cấp 2 chiếm 4% tổng sản lượng gạo của cả nước. Hầu hết gạo trong nước sản xuất là gạo cấp 5 (83%).

Gạo nhập khẩu được bán buôn với giá từ 1.600-3.000 USD/tấn. Giá bán buôn một bao gạo 50kg nhập khẩu từ Hoa Kỳ dao động từ 65-67 USD, gạo Thái Lan từ 63,33-67 USD, gạo Trung Quốc từ 56,67-60 USD.

Các nhà nhập khẩu gạo bán gạo cho các nhà bán buôn, bán lẻ và trực tiếp đến người tiêu dùng. So với gạo sản xuất trong nước, gạo nhập khẩu được đóng gói trong các bao nhỏ hơn với trọng lượng 50kg, 25kg, 10kg, 5kg, 2kg và 1kg. Gạo Hoa Kỳ được tiếp thị thông qua truyền hình, phát thanh, truyền thông in ấn trên khắp cả nước và được bán dưới nhiều thương hiệu khác nhau.

Vấn đề đáng lo ngại là tỷ lệ gạo buôn lậu vào Ghana từ các nước láng giềng, đặc biệt là Bờ Biển Ngà đang ở mức cao. Theo Hiệp hội sản xuất lúa gạo Ghana, lượng gạo buôn lậu vào Ghana từ Bờ Biển Ngà lên tới 100 nghìn tấn mỗi năm. Hoạt động buôn lậu gạo được coi là hoạt động thường xuyên và sinh lời dọc theo biên giới phía Tây giáp với Bờ Biển Ngà. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự chênh lệch giữa thuế nhập khẩu gạo vào Ghana (20%) và thuế nhập khẩu gạo vào Bờ Biển Ngà (12,5%). Ngoài ra, gạo kém chất lượng còn được đóng gói dưới tên các nhãn hiệu gạo chất lượng tốt để bán với giá cao.

Hiện nay gạo nhập khẩu vào Ghana phải chịu các loại thuế, phụ phí bao gồm:

-Thuế nhập khẩu 20%

-Thuế giá trị gia tăng 17,5%

-Phí bảo hiểm sức khỏe quốc gia 2,5%

-Phí góp quỹ đầu tư và phát triển xuất khẩu 0,5%

-Phí giám định 1%

-Phí ECOWAS 0,5%

-Phí Hải quan 0,4%

Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Ghana đạt 177,86 triệu USD, giảm nhẹ 2,6% so với năm 2013.

Bùi Minh Phúc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ mong muốn tiếp cận mạnh mẽ hơn nữa đến Việt Nam để mở rộng quy mô hoạt động, trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng, công nghệ mới.
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam - Philippines, nhất là trong lĩnh vực thương mại gạo.
Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Liên minh châu Âu ban hành các quy định điều chỉnh mới liên quan đến công nhận các đơn vị chứng nhận và cấp chứng nhận hữu cơ nhập khẩu vào EU.
Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ, phản ánh năng lực ngày càng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.
Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Philippines là thị trường tiềm năng, do vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường mở rộng cơ cấu mặt hàng, gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển thông tin, không có gạo Việt Nam trong số gạo bị cơ quan chức năng Thuỵ Điển tạm giữ do nghi ngờ gian lận chất lượng.
Doanh nghiệp Việt kiều làm

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Thời gian qua, các doanh nghiệp do Việt kiều làm chủ đã hỗ trợ rất tích cực cho Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đưa hàng Việt Nam ra thế giới.
Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, hàng trăm tấn gạo vừa bị tạm giữ tại Thụy Điển sau cuộc điều tra diện rộng về nghi ngờ gian lận chất lượng.
Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

240 sản phẩm hàng hóa Việt Nam đã có mặt trên kệ siêu thị Carrefour Brussel, Vương quốc Bỉ và sẵn sàng phục vụ người dân vùng trung tâm Brussels.
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 chiếm thị phần 9,22%, tăng tốt ở nhóm hàng cá tươi - HS0301 (tăng 19,33%).
Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Gambia là quốc gia Tây Phi, có diện tích nhỏ 13.300 km2, dân số chỉ trên 2,6 triệu người, trong đó 63% sống ở thành thị, thu nhập gần 800 USD/người/năm.
Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal dự kiến tổ chức chương trình công tác tại thị trường Senegal từ ngày 25 - 29/11/2024.
Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 sẽ tăng lên 56,3 triệu tấn, cao hơn 2,3 triệu tấn so với dự báo đã công bố trước đây.
Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp không chỉ là hoạt động xúc tiến thương mại mà còn là nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp thâm nhập, phát triển, xây dựng thương hiệu
Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Biện pháp cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép đã được Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đưa ra, có hiệu lực từ 01/10/2024.
Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Thâm nhập thị trường Senegal, không chỉ giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu 18,6 triệu người tiêu dùng Senegal mà còn có cơ hội cung cấp cho các nước khác trong khối.
EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Các quy định rào cản kỹ thuật tại thị trường EU đang đặt ra không ít thách thức cho xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tham gia Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh 2024 diễn ra tại TP. Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với Văn phòng Cục Xúc tiến Thương mại và Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam tổ chức một sự kiện giao thương tại Ấn Độ.
Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Buổi làm việc giữa Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển và đoàn doanh nghiệp VCCI nhằm tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ… vào thị trường Bắc Âu.
Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Nhằm tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã thực hiện chương trình công tác tại thủ đô Tunis.
Hiệp định EVFTA -

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA đã và đang mở ra cơ hội lớn cho các sản phẩm Việt Nam gia tăng sự hiện diện tại thị trường Pháp nói riêng và EU nói chung.
Bật cơ chế

Bật cơ chế 'phòng hơn chống' trước 'bão' phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ

Trước ‘bão’ phòng vệ thương mại từ Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần tâm thế sẵn sàng ứng phó, hợp tác đầy đủ, cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ cho cơ quan điều tra.
Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Algeria ấn định giá trần với cà phê tiêu thụ và biên độ lợi nhuận trần khi nhập khẩu cũng như phân phối, bán buôn và bán lẻ mặt hàng này trên thị trường sở tại.
Thương vụ Việt Nam tại Pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại giữa doanh nghiệp hai nước

Thương vụ Việt Nam tại Pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại giữa doanh nghiệp hai nước

Thành phố cảng Marseille và vùng Aix - Marseille Provence là cửa ngõ quan trọng, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động