Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 03:40

TP. Hồ Chí Minh cần đột phá quỹ đất để phát triển công nghiệp

TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) ổn định sản xuất, kinh doanh trong bối ảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào sản xuất tăng cao.

Các tổ chức hội ngành hàng tại TP. Hồ Chí Minh kiến nghị như vậy trong “Hội nghị giao ban với các tổ chức hội quý 1/2022”, do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức chiều ngày 8/3.

Đại diện các tổ chức hội ngành hàng đã có nhiều đề xuất hiến kế, nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu tại hội nghị

Cần tăng cường quỹ đất để phát triển công nghiệp

Tại hội nghị, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã có những đánh giá về tình hình phục hồi sản xuất kinh doanh, đồng thời triển khai các giải pháp, chương trình trọng tâm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh trong năm 2022.

Đại diện 16 tổ chức hội ngành nghề tại hội nghị cũng đã có những phản ánh về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong hai tháng đầu năm 2022. Theo phản ánh chung của các hội ngành nghề, mặc dù đơn hàng các tháng đầu năm khá lạc quan, song giá nguyên phụ liệu, vận chuyển… tăng cao so với giữa năm 2021 đang gây nhiều áp lực lên DN.

Để ổn định sản xuất kinh doanh, các hội ngành nghề đề nghị TP. Hồ Chí Minh cùng cơ quan quản lý ngành Công Thương tăng cường các hoạt động hỗ trợ DN trong bối ảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.

Đặc biệt, các hội ngành hàng đề nghị TP. Hồ Chí Minh cần có thông tin thống nhất về phòng chống dịch, bảo đảm thành quả phòng chống dịch để ổn định tình hình kinh tế - xã hội, DN yên tâm sản xuất kinh doanh. Đồng thời, thành phố tăng cường thêm hoạt động kết nối DN với ngân hàng, có chính sách rõ ràng về tài khoá, nhất là tài chính và thuế để DN hiểu rõ và thực thi. Cùng với đó, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối liên kết vùng, xuất nhập khẩu…

TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường quỹ đất để phát triển công nghiệp

Liên quan đến quỹ đất công nghiệp, ông Nguyễn Quốc Anh - Chủ tịch Hội Cao su nhựa TP. Hồ Chí Minh - cho biết, hơn 10 năm nay đất công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 5 lần, đây là khó khăn lớn đối với DN. Hiện nay, giá đất công nghiệp TP. Hồ Chí Minh trên 200 USD/m2, cùng với quỹ đất công nghiệp ở thành phố dần bị thu hẹp. Vì vậy, các DN vừa và nhỏ làm lớn một chút là ra khỏi thành phố đến địa phương khác.

Ông Nguyễn Quốc Anh dẫn chứng, các DN trong hội như Công ty Nhựa Duy Tân, hiện chỉ còn 20% doanh số nằm ở TP. Hồ Chí Minh, 80% doanh số ở Long An, Bình Dương hay Công ty Casumina doanh số 5.000 tỷ đồng chỉ còn 1.000 tỷ đồng ở thành phố, 4.000 tỷ đồng nằm ở các địa phương khác.

Theo ông Anh, làm thế nào để quỹ đất công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tăng lên thì DN mới mở rộng đầu tư sản xuất, cũng như thu hút mới đầu tư. Do đó, đề nghị TP. Hồ Chí Minh có chủ trương đột phá về đất công nghiệp, dành quỹ đất để phát triển công nghiệp.

Thiếu trung tâm logistics tầm cỡ, làm nghẽn chuỗi cung ứng

Còn ở lĩnh vực logistics, các tổ chức hội cho rằng, quy hoạch TP. Hồ Chí Minh còn thiếu những trung tâm logistics tầm cỡ đã làm nghẽn chuỗi cung ứng dẫn đến tăng chi phí. Bà Trần Hoàng Phú Xuân - Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh - cho biết, hai năm qua giá sợi cotton tăng 70%, giá nguyên phụ liệu trong nước tăng 40%, cùng với dịch Covid-19 diễn biến khó lường nên thu phí hạ tầng cảng biển trong hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tăng khó khăn cho DN.

TP. Hồ Chí Minh cần tập trung phát triển đề án logistics trên địa bàn vì đây là mạch máu của nền kinh tế

Trong khi đó, ông Bùi Hữu Thiêm - Phó Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh - cũng cho biết, sang năm 2022 những khó khăn từ hai năm trước về chi phí logistics tăng cao đến nay vẫn còn đó, đặc biệt hai thị trường chính của ngành gỗ là Mỹ và EU. “Chi phí logistics từ TP. Hồ Chí Minh đi bờ đông nước Mỹ tăng gấp 10 lần. Ví dụ trước đây chi phí khoảng 2.000 USD đến nay có khi DN phải trả hơn 20.000 USD” - ông Bùi Hữu Thiêm dẫn chứng,

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch Hội Da giày TP. Hồ Chí Minh - cũng cho biết, các DN đã có đơn hàng đến hết tháng 7 nhưng rất lo lắng vì chi phí tăng cao, đặc biệt giá xăng dầu, logistics, đầu vào nguyên phụ liệu tăng, lại thêm phí cảng biển. Do đó, các hội ngành hàng đều kiến nghị TP. Hồ Chí Minh xem xét lùi thời gian áp dụng thu phí hạ tầng cảng biển để giảm phần nào gánh nặng cho DN.

Ngoài các đề xuất các giải pháp hỗ trợ DN phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, các hội ngành nghề đã có nhiều hiến kế cho TP. Hồ Chí Minh tập trung phát triển đề án logistics trên địa bàn thành phố vì đây là mạch máu trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trong đó, đặc biệt chú ý đầu tư kho bãi, cảng biển để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và gia tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản và sản phẩm công nghiệp.

TP. Hồ Chí Minh cần có tích hợp và cung cấp thông tin về chính sách, thị trường một cách thuận lợi cho DN, đồng thời có những nghiên cứu, những quy định cho hoạt động sản xuất hiệu quả hơn. Ngoài ra, thành phố nên phát triển ngành thiết kế công nghiệp, đây là một trong những ngành tạo ra giá trị gia tăng và sự khác biệt để tạo sự cạnh tranh.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - khẳng định, Sở sẽ tiếp thu những đề xuất, hiến kế của các hội ngành hàng về tăng cường bố trí quỹ đất cho sản xuất công nghiệp, tập trung phát triển đề án logistics, đặc biệt chú ý đầu tư kho bãi để phục vụ xuất khẩu, gia tăng giá trị nông sản và sản phẩm công nghiệp. Tăng cường hoạt động kết nối giữa DN với ngân hàng và xem xét lùi thời gian thu phí hạ tầng cảng biển, cũng như tích hợp, cung cấp thông tin về thị trường, chính sách thị trường một cách thuận lợi cho DN…

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo