Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 14/11/2024 22:51

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến về các FTA mà Việt Nam tham gia

Sáng ngày 28/12, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị Phổ biến thông tin về các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế chủ trì hội nghị.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh chỉ đạo tại hội nghị

Việt Nam được hưởng lợi nhiều từ các FTA

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, đây là một phần trong Chương trình phổ biến thông tin về các FTA của Bộ Công Thương và Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế. Hội nghị nhằm cung cấp thông tin một cách bao quát và có hệ thống tới các cơ quan quản lý và DN có liên quan tại phía Nam về những nội dung chủ yếu trong các hiệp định thương mại.

Về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, sau hơn 5 năm đàm phán, các nước tham gia đàm phán TPP đã đạt được đồng thuận về tất cả các vấn đề tồn tại và chính thức tuyên bố kết thúc TPP. Đây là hiệp định có phạm vi rộng, không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn có cả các lĩnh vực phi truyền thống như cạnh tranh, thương mại và môi trường…

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, khi tham gia thành công vào TPP, thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ cắt giảm về 0% theo lộ trình. Những mặt hàng nhạy cảm nhất có lộ trình tới 10 năm hoặc hơn. Riêng mặt hàng trứng gia cầm, muối ăn, đường và ô tô cũ, Việt Nam bảo lưu áp dụng hình thức hạn ngạch thuế quan. Về thuế xuất khẩu, Việt Nam sẽ xoá bỏ gần 90% biểu thuế xuất khẩu của mình theo lộ trình, chỉ giữ lại hơn 70% dòng thuế có ý nghĩa quan trọng đối với thu ngân sách như dầu thô và các loại than đá mà Việt Nam có sản xuất trong nước...

Tuy nhiên, khi tham gia TPP, ngoài các thuận lợi cho xuất nhập khẩu, Việt Nam sẽ phải đối mặt với các sức ép cạnh tranh bởi Hiệp định Thương mại tự do cam kết mở cửa cho hàng hóa, dịch vụ, lĩnh vực đầu tư của nước ngoài đặt ra cho các DN Việt Nam nói chung phải có thời gian để ứng phó.

Thứ trưởng nhấn mạnh “Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng luôn đi kèm với các rủi ro thách thức. Song với kinh nghiệm trong 30 năm đổi mới, hội nhập vừa qua cho thấy, thuận lợi là cơ bản, rủi ro và thách thức có thể kiểm soát được nếu có sự thống nhất về nhận thức, hành động để phòng chống rủi ro, vượt qua thách thức”.

Thông tin về Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), ông Trần Thanh Hải - Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu gồm các nước Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan đã chính thức được ký kết vào ngày 29/5/2015. Đây là hiệp định có ý nghĩa chiến lược mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu nói chung và với từng nước thành viên nói riêng. Theo đó, đối với các cam kết về hàng hóa, hai bên dự kiến sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương. Về phía Liên minh Kinh tế Á - Âu, khu vực này dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi về thuế quan đặc biệt với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, thủy sản. Phía Việt Nam cũng đồng ý mở cửa thị trường có lộ trình cho Liên minh Kinh tế Á - Âu đối với một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cũng thông tin tới các đại biểu tham dự về tầm quan trọng của các hiệp định, trong đó đề cập đến FTA là Hiệp định thế hệ mới có nhiều thành viên tham gia nhất, đây là FTA có trình độ đa dạng nhất, có độ phủ rất cao; sự tham gia sâu của các cấp chính trị như có 30 phiên đàm phán chính thức với nhiều nguyên thủ quốc gia tham dự, có tầm quan trọng lớn.

Ngoài thông tin về TPP, FTA Việt Nam – EU, các báo cáo viên của Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế đã trình bày những vấn đề nóng khi tham gia các FTA như thuế, mua sắm Chính phủ theo các cam kết của những hiệp định này. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh, nguyên tắc của TPP là đưa thuế nhập khẩu về 0% đối với tất cả các dòng thuế. Với một số ít dòng thuế nhạy cảm nhất, có thể áp dụng hình thức giảm thuế một phần hoặc hình thức hạn ngạch thuế quan (cho phép nhập khẩu miễn thuế một lượng hàng hóa nhất định với điều kiện là phải được 11 nước còn lại chấp nhận. Việt Nam đồng ý với nguyên tắc này, thuế nhập khẩu của Việt Nam về cơ bản được giảm về 0% theo lộ trình.

Giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp

Trong phần thảo luận tại hội nghị, nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề nóng khi tham gia FTA đã được các đại biểu đưa ra như: phương án hỗ trợ doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh; xây dựng gói hỗ trợ 100 ngàn tỷ đồng để cải thiện hạ tầng và đầu tư cho các doanh nghiệp tạo thành chuỗi mắt xích trong ngành nông nghiệp có bị coi là vi phạm cam kết WTO, FTA.

Giải đáp vấn đề này, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế sẽ dẫn đến sức ép cạnh tranh và một số ngành sẽ gặp khó khăn. Do đó, Chính phủ một số nước sẽ có hỗ trợ doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau như: hỗ trợ cung cấp thông tin hội nhập, trợ cấp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hỗ trợ giữa các nước trong TPP… Tuy nhiên, ở Việt Nam việc hỗ trợ chi phí chuyển đổi cơ cấu là rất khó vì điều kiện tại Việt Nam khác với những nước phát triển. Vì vậy, Việt Nam sẽ hỗ trợ bằng cách tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thích ứng với hội nhập.

Đối với gói hỗ trợ 100 ngàn tỷ đồng cho nông nghiệp nếu có thì rất tốt bởi việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đào tạo không bị cấm và được phép theo các quy định của WTO và FTA. Ngoài ra, việc đầu tư kinh phí cho các doanh nghiệp để tạo mắt xích trong nông nghiệp cũng không vi phạm các cam kết nói trên.

Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Đưa thêm Su-57 và Su-35S vào biên chế, Nga gửi thông điệp quyết liệt lên bầu trời

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/11: Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga

Toàn cảnh chiến sự ngày 11/11: Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/11/2024: Nga tập trung 50.000 quân, quyết tâm quét sạch Kursk

Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 11/11: Nga mất nhiều xe tăng và khí tài; Ukraine thương vong khoảng 2.000 quân một ngày

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/11/2024: Ukraine không còn được ưu tiên cung cấp tên lửa ATACMS