Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

TP. Hồ Chí Minh: Số hoá bảo tàng, khu di tích, tiếp cận lịch sử bằng công nghệ mới

Bằng những công nghệ tiên tiến VR/AR/MR/hướng dẫn viên ảo, TP. Hồ Chí Minh đang hướng đến việc số hoá không gian trưng bày trong các bảo tàng, khu di tích.
Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh dâng hương - dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Chào mừng Tết Độc lập 2/9: Đường phố TP. Hồ Chí Minh rực rỡ cờ hoa Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Tổng thống Timor-Leste thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh Loạt bảo tàng miễn vé Ngày Quốc khánh 2/9: Đưa giá trị văn hóa, lịch sử đến gần hơn với công chúng

Là một trong những đơn vị tiên phong trong việc số hoá không gian trưng bày các hiện vật lịch sử, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh mới đây đã có buổi ký kết triển khai dự án “Số hóa không gian Bảo tàng Hồ Chí Minh”. Dự án có sự tham gia góp sức của Trường Đại học Hutech, Công ty cổ phần Meta Art và Tạp chí Du lịch Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Số hoá bảo tàng, khu di tích, tiếp cận lịch sử bằng công nghệ mới

Lễ Ký kết hợp tác Dự án Số hóa không gian Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Đây là dự án bảo tàng ảo được tích hợp nhiều công nghệ đồ họa tiên tiến trên nền tảng VR/AR/MR/hướng dẫn viên ảo.

Số hóa không gian, xây dựng bảo tàng ảo là phương pháp sử dụng nhiều công nghệ khác nhau như máy scan 3D, máy scan hồng ngoại hoặc công nghệ Photogrametry để thu thập dữ liệu từ công trình hoặc hiện vật ngoài thực tế. Dữ liệu sau khi số hóa của công trình và hiện vật sẽ chuyển thành mô hình 3D trên không gian máy tính.

Việc số hóa không gian, xây dựng bảo tàng ảo tạo ra một không gian giả lập giống như thực tế. Khách tham quan có thể trải nghiệm thông qua các thiết bị di động, máy tính hoặc kính thực tế ảo chuyên dụng.

Qua đó mang tới trải nghiệm mới lạ cho du khách khi có thể đi lại, tương tác với các hiện vật trong không gian 3 chiều, có thể dễ dàng truy cập các thông tin chi tiết của tài liệu và hiện vật.

Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ số hoá cho bảo tàng giúp vượt qua các hạn chế về địa lý và di chuyển, cho phép tất cả mọi người trên khắp thế giới đều có thể dễ dàng truy cập và tham quan bảo tàng mà không cần trực tiếp đến địa điểm vật lý.

Điều này góp phần mở rộng đối tượng khách tham quan và tạo cơ hội cho những người không có điều kiện cũng có thể tham quan được các bảo tàng, di tích lịch sử. Ngoài ra, việc số hóa còn giúp đơn vị quản lý bảo tàng thuận lợi hơn trong việc kiểm kê, bảo quản tài liệu và hiện vật.

Mô phỏng 3D toàn cảnh Bảo tàng Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tiểu Kết)
Mô phỏng 3D toàn cảnh Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: Bảo tàng

Về phía Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, ThS. Lưu Thị Tuyết Trinh - Giám đốc Bảo tàng cho biết, Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua 45 năm hình thành và phát triển, với 5 lần chỉnh lý lớn (1982, 1985, 1990, 1995 và 2008). Tuy nhiên, hiện nay hệ thống trưng bày cố định tại bảo tàng chưa theo kịp xu hướng hiện đại với các bảo tàng khác, chưa thỏa mãn được nhu cầu của công chúng tìm hiểu về danh nhân Hồ Chí Minh.

Thêm vào đó, thành phố cũng luôn nỗ lực để đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trước tình hình trên, việc đổi mới phương pháp trưng bày trở thành nhu cầu cấp thiết để thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá, bảo tàng đã lựa chọn giải pháp đổi mới, đó là phương pháp số hóa không gian trưng bày, xây dựng bảo tàng ảo.

Dự án sẽ được triển khai qua 5 giai đoạn, dự kiến khánh thành vào tháng 9 năm 2024. Dự án đã đánh dấu một bước khởi đầu mới, mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển trong tương lai để phía bảo tàng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh”, bà Lưu Thị Tuyết Trinh - Giám đốc Bảo tàng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Long Hưng - Điều hành dự án mong muốn: “Với việc ứng dụng nhiều công nghệ đồ họa tiên tiến kết hợp âm nhạc và lời bình để tăng cảm xúc của du khách, sẽ giúp khách tham quan như được quay ngược thời gian, đắm chìm trong không gian của những năm tháng xưa cũ. Dự án sẽ góp phần lan tỏa hình ảnh, giá trị thực tế của Bảo tàng đến những người không có điều kiện đến tham quan trực tiếp. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để quảng bá, hấp dẫn du khách, tăng cường sự quan tâm đối với bảo tàng thực tế”.

Có thể nói, xu hướng số hoá không gian bảo tàng và di tích đang trở thành một phần không thể thiếu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử tại Việt Nam.

Hiện nay, việc số hoá giúp bảo tồn hiện vật và không gian di tích một cách bền vững, chống lại sự tàn phá của thời gian, môi trường và các yếu tố khách quan khác. Đồng thời, số hoá còn mở ra cơ hội tiếp cận di sản văn hoá cho đông đảo công chúng, không chỉ trong nước mà còn quốc tế, giúp tăng cường nhận thức và giáo dục về lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Ý nghĩa của việc số hoá không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn, mà còn tạo ra các trải nghiệm tương tác mới mẻ, thu hút giới trẻ và những người yêu thích công nghệ tham gia khám phá văn hóa truyền thống một cách hiện đại và thú vị. Thông qua các công nghệ số hóa 3D/360, du khách có thể khám phá chi tiết các di tích từ xa. Điều này không chỉ thuận tiện mà còn làm tăng giá trị và sức hấp dẫn của các bảo tàng, di tích.

Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình số hóa không ảnh hưởng đến giá trị văn hóa truyền thống của các bảo tàng, di tích lịch sử, theo ông Trần Duy Hào – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giải pháp Chuyên gia StarGlobal (StarGlobal 3D) chia sẻ, người làm công tác số hóa cần lưu ý một số vấn đề quan trọng, cụ thể:

Thứ nhất, cần đảm bảo tính nguyên vẹn của các không gian và hiện vật. Việc số hóa bảo tàng, các khu di tích quan trọng nhất là số hóa hiện vật. Hiện vật luôn là tài sản, giá trị cốt lõi và là linh hồn của các Bảo tàng, khu di tích lịch sử. Vậy nên, trong quá trình tác nghiệp thu thập dữ liệu số hóa, đặc biệt là với những hiện vật đã bị oxy hóa, xuống cấp hoặc hư hại, cần có phương pháp tiếp cận cẩn trọng. Việc thu thập dữ liệu phải được thực hiện một cách tỉ mỉ, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn của hiện vật.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo khâu xử lý dữ liệu được chuẩn xác, hạn chế tối đa những sai lệch so với dữ liệu thật. Nhiều hiện vật có hình dạng phức tạp hoặc bị hư hại nặng, gây khó khăn trong quá trình quét 3D và xử lý dữ liệu. Các thách thức như phản xạ bóng, đồng màu, hoặc thiếu dữ liệu cần được khắc phục. Để đảm bảo tính toàn vẹn và trung thực của hiện vật trong không gian số hóa. Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ, sử dụng công nghệ và phần mềm chuyên dụng để xử lý nâng cao, dù có thể tốn nhiều thời gian và công sức.

Thứ ba, cần đảm bảo tính chuẩn xác của thông tin và tôn trọng giá trị văn hóa truyền thống. Khi hoàn thiện sản phẩm số hóa hiện vật và di tích, việc tích hợp thông tin giới thiệu đòi hỏi sự cẩn trọng và tôn trọng đối với các giá trị văn hóa vốn có. Mục tiêu của quá trình này không chỉ dừng lại ở việc tái hiện hình ảnh hiện vật một cách chính xác, mà còn phải truyền tải được đầy đủ tinh thần, bối cảnh và ý nghĩa lịch sử của từng không gian, từng hiện vật. Để đạt được điều này, mọi thông tin được tích hợp cần trải qua quá trình kiểm chứng nghiêm ngặt bởi các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Quy trình này giúp đảm bảo tính xác thực của thông tin, tránh những hiểu lầm hoặc diễn giải sai lệch có thể làm suy giảm giá trị văn hóa đích thực của di tích. Đồng thời, cũng góp phần bảo tồn và phát huy đúng đắn bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo sự cân bằng giữa tính hiện đại của công nghệ số và giá trị truyền thống của di sản.

Với sứ mệnh kiến tạo bản sao toàn diện của thế giới thực trong thế giới số 3D, giúp loại bỏ rào cản về không gian và thời gian, phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tương tác giữa con người với thế giới thông qua Internet, cùng bằng sáng chế độc quyền tại Hoa Kỳ (USPTO) được cấp cho sản phẩm “Web/App tương tác thông minh 3D/360”, Giải pháp này của chúng tôi đang thực hiện sứ mệnh của mình và không chỉ dừng lại ở việc tái hiện một cách chính xác các công trình và vật thể với đầy đủ kích thước, màu sắc và thông tin chi tiết, mà chúng tôi còn tích hợp đa dạng các loại thông tin đa phương tiện như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, và mô hình 3D vào trong không gian số hóa. Giải pháp này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như du lịch, bảo tàng, di sản, nhà máy, khu công nghiệp, bất động sản, trường học, trang trại, hạ tầng, và showroom.”, ông Trần Duy Hào – Tổng giám đốc StarGlobal 3D khẳng định.

Ông Trần Duy Hào – Tổng giám đốc StarGlobal 3D (Ảnh: StarGlobal 3D)
Ông Trần Duy Hào – Tổng giám đốc StarGlobal 3D. Ảnh: StarGlobal 3D.

Được thành lập từ năm 2016, công ty StarGlobal 3D được đánh giá là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực công nghệ số hoá 3D, với hàng loạt giải thưởng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Đây cũng là startup Việt Nam duy nhất trong lĩnh vực công nghệ Số hóa 3D được Cơ quan Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (United States Patent and Trademark Office – USPTO) cấp Bằng phát minh sáng chế độc quyền (Patent) cho phát minh “Hệ thống quản lý tương tác thông minh tích hợp thông tin thời gian thực bằng Bản đồ số hóa 3D/360”.

Riêng lĩnh vực số hóa bảo tàng và di tích, doanh nghiệp này đã thực hiện nhiều dự án số hóa quan trọng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Tại TP.HCM có thể kể đến như: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, UBND TP.HCM, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà thờ Tân Định, Bến nhà rồng,...

Ngoài ra, StarGlobal 3D còn thực hiện các dự án số hóa bảo tàng, di tích lịch sử lớn trên khắp Việt Nam như: Khu di tích Kim Liên, Nhà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ cự Thạch Hàng Gòn, Nhà trưng bày Hoàng Sa, Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam...

Một số dự án Bảo tàng, khu di tích lịch sử đã được StarGlobal 3D số hoá 3D.
Một số dự án bảo tàng, khu di tích lịch sử đã được StarGlobal 3D số hoá 3D. Ảnh: StarGlobal 3D.

Những dự án này không chỉ tái hiện toàn bộ hiện vật và không gian trưng bày mà còn giúp du khách có thể tham quan từ xa với trải nghiệm tương tác sống động. Qua đó, góp phần bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước, mang lại giá trị ứng dụng cao trong việc giáo dục, nghiên cứu, quảng bá di sản.

Có thể thấy, việc ứng dụng công nghệ số hóa 3D vào lĩnh vực bảo tàng và di tích không chỉ duy trì sự gắn kết của du khách với bảo tàng truyền thống, mà còn khơi gợi sự hứng thú, thúc đẩy họ đến thăm quan trực tiếp để tận mắt chiêm ngưỡng những hiện vật in đậm dấu ấn thời gian. Hơn thế nữa, việc số hoá bảo tàng, di tích lịch sử còn được xem là một công cụ hiệu quả để giáo dục và truyền bá văn hóa, lịch sử và nghệ thuật đến với mọi người.

- Công nghệ VR: Công nghệ VR (Virtual Reality - công nghệ thực tại ảo) du khách có thể trải nghiệm hoàn toàn trong không gian bảo tàng ảo khi đeo kính VR3D hoặc có thể trải nghiệm từ xa thông qua điện thoại thông minh, Ipad và các loại màn hình tương tác có kết nối Internet. Hình ảnh bảo tàng được thể hiện trung thực, sống động khi toàn bộ không gian khuôn viên bảo tàng và cả các không gian trưng bày được số hóa bằng phương pháp scan 3D. Khi muốn xem thông tin chi tiết của hiện vật trưng bày, khách tham quan có thể click thẳng vào hiện vật trong không gian ảo để xem hình ảnh phóng lớn với đầy đủ các thông tin chi tiết.

- Công nghệ AR: Công nghệ AR (Augmented Reality - thực tế tăng cường) Không chỉ dừng lại ở những hình ảnh 2D, khi khách tham quan click vào các hiện vật trưng bày, cửa sổ 3D xuất hiện và có thể xem hiện vật dưới dạng không gian 3 chiều, xoay quanh các hiện vật như tượng, xe ngựa, xe lôi, ô tô… Để số hóa các hiện vật 3D với chi tiết sống động như hiện vật trưng bày thật chúng tôi sử dụng các phương pháp như Lidar Scan, Photogrametry, hồng ngoại.

- Công nghệ MR: Công nghệ MR (Mixed Reality – Thực tế hỗn hợp tăng cường) Công nghệ này sẽ giúp thể hiện đồng thời các công nghệ trong cùng một môi trường, có thể can thiệp vào thế giới thực khi tham quan trải nghiệm.

Tiểu Kết
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Số hóa 3D

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có yêu cầu tỉnh Bắc Ninh chấn chỉnh ngay hoạt động hầu đồng không đúng quy định.
Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Bên bờ sông Sài Gòn, Ngân hàng Techcombank đã mang đến một không gian âm nhạc đỉnh cao và bùng nổ cảm xúc.
Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

“Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc)” đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam như một diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông.
Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Thực hiện nghị quyết của Đảng về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam, các tỉnh thành, trong đó có vùng Đông Nam Bộ đã triển khai và đạt được nhiều kết quả.
Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh sẽ diễn ra đầu tháng 11 năm 2024, thu hút khoảng 40 đội tham gia (mỗi đội 2 vận động viên).

Tin cùng chuyên mục

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Nhật Bản tiếp tục giới thiệu rộng rãi truyện tranh Ehon tại Việt Nam thông qua sự kiện “Tuần sách kết nối - Ehon week” 2024 diễn ra từ nay đến 27/10.
Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có tờ trình về việc đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia.
Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, những ký ức hào hùng về một thời kháng chiến của Hà Nội được tái hiện sinh động, chân thực qua hội họa.
Nhạc phẩm

Nhạc phẩm 'Khi Tổ quốc cần' – Lời tri ân và khát vọng cống hiến

Ca khúc do ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đồng sáng tác cùng nhạc sĩ Vũ Quốc Việt-là lời tri ân đến những con người ngày đêm cống hiến cho Tổ quốc.
Kể chuyện

Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”.
Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa báo cáo đến Chính phủ về tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.
Người Hà Nội tháng năm ấy

Người Hà Nội tháng năm ấy

Nước mắt ông Trúc Dương long lanh nhìn từng đoàn xe, từng đoàn bộ đội nối tiếp nhau, ông lẩm nhẩm: “Xin chào những chiến sĩ của Hà Nội".
Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, nhiều hoạt động với quy mô lớn được tổ chức tại khu vực phố đi bộ thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ

Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những Cửa ô'

Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng mai (7/10) sẽ diễn ra lễ khai mạc Trưng bày tài liệu lưu trữ “Hà Nội và những Cửa ô".
Hàng nghìn đồng bào Chăm Ninh Thuận đón Lễ hội Kate

Hàng nghìn đồng bào Chăm Ninh Thuận đón Lễ hội Kate

Hàng nghìn đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở tỉnh Ninh Thuận đã vui đón Lễ hội Katê được tổ chức từ ngày 1 đến 3/10 vừa qua.
Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Tác giả Nguyễn Quang Chánh vừa tái bản lần thứ 2 cuốn sách “Kể chuyện cụm tình báo H.63 anh hùng” và hé lộ thêm nhiều bí mật về cụm tình báo này.
Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Hội đồng thẩm định tỉnh Thừa Thiên Huế họp, đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia năm 2024 đối với các hiện vật triều Nguyễn.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - tác giả tiểu thuyết ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’ qua đời

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - tác giả tiểu thuyết ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’ qua đời

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường – tác giả tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” nổi tiếng đã qua đời ngày 2/10/2024.
Hòa Bình: Huyện Kim Bôi khuyến khích người dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Hòa Bình: Huyện Kim Bôi khuyến khích người dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Những năm qua, hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình trở thành "món ăn" tinh thần bổ ích, lành mạnh.
Gia Lai: Chàng Thượng uý Công an đạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ

Gia Lai: Chàng Thượng uý Công an đạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ

Thượng úy Phạm Thanh Tú - Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai xuất sắc giành giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc.
Đồng Nai: Quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn

Đồng Nai: Quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc vốn có của nó.
Việt Nam làm gì để trở thành phim trường của thế giới?

Việt Nam làm gì để trở thành phim trường của thế giới?

Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành phim trường của thế giới, tuy nhiên, cần có chính sách thuận lợi tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án điện ảnh.
Phim

Phim 'Đào, Phở và Piano' tham dự vòng sơ tuyển giải Oscar

Phim 'Đào, Phở và Piano' được lựa chọn làm đại diện Việt Nam tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025).
Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu

Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu

Ngày 27 - 28/9 tại thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) sẽ diễn ra Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu năm 2024.
Ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai được đề nghị bảo tồn

Ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai được đề nghị bảo tồn

HĐND tỉnh Đồng Nai cho biết, các chuyên gia, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu lịch sử và người dân kiến nghị chính quyền cần bảo tồn ngôi biệt thự 100 tuổi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động