Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 23:49

TP. Hồ Chí Minh: Vốn đầu tư nước ngoài tăng hơn 59%

Trong 2 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 369 triệu USD, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2022.

Tại phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội tháng 2 năm 2023, sáng ngày 3/3, UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 12,7%; doanh thu du lịch tăng 115,8% so với cùng kỳ; số doanh nhiệp thành lập mới tăng 13,1%.

Phiên họp UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2, nhiệm vụ, giải pháp tháng 3 năm 2023, sáng ngày 3-3/2023

Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 369 triệu USD, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh cấp mới giấy chứng nhận đầu tư 103 dự án với vốn đăng ký 99 triệu USD, tăng 24,4% về vốn so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hoạt động xây dựng có 2 dự án, vốn đăng ký 54,5 triệu USD, chiếm 54,8% vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 39 dự án, vốn đăng ký 31,3 triệu USD, chiếm 32,0%.

Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 30 dự án, vốn đăng ký 7,4 triệu USD, chiếm 7,6%; hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo 2 dự án, vốn đăng ký 3 triệu USD, chiếm 3,1%.

Trong 2 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư nước ngoài vào TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 43% so với cùng kỳ năm 2022

Singapore là quốc gia dẫn đầu về dự án cấp phép mới với 23 dự án, vốn đăng ký 76,6 triệu USD, chiếm đến 78,4% vốn đăng ký cấp mới. Kế đến là Hàn Quốc 9 dự án, vốn đăng ký 4,8 triệu USD, chiếm 4,9%; Đài Loan (Trung Quốc) có 4 dự án, với vốn đăng ký 4,2 triệu USD, chiếm 4,3%” – UBND TP. Hồ Chí Minh thông tin.

Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 29 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm 70,4 triệu USD (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn), tăng 52,6% số dự án và tăng 701,7% vốn điều chỉnh so với cùng kỳ.

Hàn Quốc là quốc gia có số vốn điều chỉnh cao nhất trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt 16,4 triệu USD, chiếm 34,4% vốn đăng ký điều chỉnh.

Về hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp, trong 2 tháng đầu năm 2023, tại TP. Hồ Chí minh có 275 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện với vốn góp là 187 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có số vốn góp đạt 130,5 triệu USD, chiếm 69,8% tổng vốn góp; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 33 triệu USD, chiếm 17,6%; hoạt động vận tải kho bãi 7,7 triệu USD, chiếm 4,1%; hoạt động kinh doanh bất động sản 6,1 triệu USD, chiếm 3,3%.

Singapore và Hàn Quốc là hai quốc gia có tỷ trọng vốn góp cao nhất lần lượt chiếm 64,3% và 11,7%.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến cuối tháng 2/2023, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 11.455 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt khoảng 56,35 tỷ USD, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án còn hiệu lực so với cả nước.

Tính chung tổng giá trị vốn đầu tư nước ngoài cấp mới, vốn đầu tư tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp vào TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 80,3 tỷ USD.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo