Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 01:28

Trả lại cho lễ hội không gian, vẻ đẹp văn hoá truyền thống

Năm nay, nhiều lễ hội lớn thu hút hàng triệu người tham gia đã có sự chuyển biến tích cực. Theo ghi nhận, lễ hội đang được trả lại những giá trị văn hoá vốn có.

Lễ Khai ấn - nghi lễ quan trọng của Lễ hội Khai ấn Đền Trần (Nam Định) được tổ chức hàng năm vào dịp đầu xuân, cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị. Sự kiện được duy trì tổ chức hàng năm không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống mà còn nhằm giáo dục sâu sắc về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Với ý nghĩa đó, Lễ Khai ấn luôn thu hút rất đông người dân tham dự và không tránh được sự náo loạn, lộn xộn, phản cảm trong giờ phát ấn. Nhưng năm nay, Lễ Khai ấn diễn ra trật tự, trang nghiêm, không còn cảnh chen lấn, xô đẩy, tranh nhau “cướp lộc” như trước đây.

Chia sẻ trên mạng xã hội ngay khi tham dự Lễ Khai ấn, anh Lê Kiên (đến từ Hà Nội) đã bày tỏ nghi lễ này đã trở lại đúng với một lễ hội dân gian mang tính chất làng xã từ ngàn xưa để lại. Lễ hội đang thực sự diễn ra theo đúng nghĩa lễ hội của người dân, đông vừa phải, đầm ấm, thành kính và chỉ có lãnh đạo địa phương dự lễ.

Đông đảo người dân tham gia Lễ hội Khai ấn Đền Trần (Nam Định). Ảnh: Hoa Quỳnh

Trẩy hội đầu xuân là dịp để người dân cầu mong những điều tốt đẹp, gửi gắm những ước nguyện bình an, hạnh phúc đầu năm cũng như thực hành sinh hoạt văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa cho dân tộc.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều lễ hội thực sự biến tướng, thương mại hoá, trục lợi tâm linh, xu hướng cầu tài, cầu lộc, mê tín nảy sinh cùng lễ hội khiến cho lễ hội mất đi những giá trị, vẻ đẹp văn hoá vốn có.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, lễ hội bao giờ cũng thuộc về một cộng đồng nào đó, vì thế việc tổ chức lễ hội dứt khoát phải là việc của người dân, của các cộng đồng. Khi các lễ hội được tổ chức rầm rộ trở lại vào những năm 1990 của thế kỷ trước, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, sự đứt đoạn truyền thống trong một khoảng thời gian nhất định vì chiến tranh và nhận thức khiến việc tổ chức trở lại các lễ hội gặp nhiều khó khăn.

Chúng ta thấy có sự can thiệp quá mức của nhiều chính quyền địa phương vào việc tổ chức lễ hội truyền thống, làm cho nhiều lễ hội bị biến thành các cuộc mít tinh, báo cáo thành tích địa phương và động viên tinh thần cho bà con. Đây là những việc rất nên tránh để bảo đảm cho việc tổ chức lễ hội trở nên bền vững hơn”- PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ.

Nhằm mang lại những chuyển biến tích cực trong việc tổ chức lễ hội, năm 2024, lần đầu tiên toàn quốc thực hiện "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Bộ tiêu chí khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các địa phương, Ban Tổ chức lễ hội trên cả nước tăng cường quản lý lễ hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Việc cụ thể hóa các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa tại di tích, lễ hội theo lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động lễ hội theo hướng văn minh, lành mạnh, tiết kiệm, hợp lòng dân; bài trừ các nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.

Trên tinh thần đó, Lễ hội chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) hàng năm thu hút hàng triệu du khách hành hương cũng đã có sự đổi mới tích cực. Theo đó, nhằm xóa bỏ nạn chèo kéo, xin thêm tiền khách đi đò.., lần đầu tiên, Hợp tác xã dịch vụ du lịch chùa Hương được thành lập với sự tham gia của hơn 4.000 thuyền, đò chở khách đi lễ hội. Ngoài ra, Ban tổ chức lễ hội tiếp tục bán vé điện tử, tạo thuận lợi cho du khách, lực lượng chức năng, tránh vé giả, vé lậu.

Nhờ thực hiện chuyển đổi số, ghi nhận tại Lễ hội chùa Hương năm nay cho thấy, tình trạng trốn vé, chèo kéo khách hàng, xin thêm tiền... hầu như không còn, qua đó giúp du khách trải nghiệm một lễ hội an toàn, văn minh và thân thiện.

Như vậy, với sự quyết liệt làm mới khâu tổ chức lễ hội từ cơ quan quản lý chức năng và sự nghiêm túc, sát sao của chính quyền về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, cũng như ý thức trách nhiệm giữ gìn, tôn trọng các giá trị truyền thống khi tham gia lễ hội của người dân … đã giúp cho lễ hội thực sự là sự kiện của cộng đồng. Đặc biệt, tín hiệu vui đối với mùa lễ hội năm nay đó là chúng ta đang từng bước trả lại cho lễ hội những vẻ đẹp và các giá trị văn hóa, tâm linh truyền thống.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước hiện có hơn 8.000 lễ hội, trong đó có 8.103 lễ hội truyền thống, 687 lễ hội văn hóa, 74 lễ hội ngành nghề, 4 lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài. Các lễ hội được tổ chức rải rác vào nhiều thời điểm trong năm nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là dịp đầu năm mới.

Từ lâu, lễ hội đã trở thành một sinh hoạt văn hóa quen thuộc với đông đảo người dân. Mỗi lễ hội, đặc biệt là lễ hội truyền thống chứa đựng những giá trị căn cốt về văn hóa và lịch sử, phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa con người Việt Nam. Với ý nghĩa đó, giữ gìn, bảo vệ, tôn vinh, phát triển các giá trị văn hóa, bao gồm hoạt động lễ hội luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ban hành những chính sách phù hợp.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: lễ hội

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học