Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 14:03

Trà Vinh: Điện khí hóa nông thôn giúp bà con làm ăn khấm khá hơn

10 năm thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn đã giúp cho hơn 50.000 hộ dân nông thôn, trong đó chủ yếu là đồng bào Khmer ở Trà Vinh có điều kiện làm kinh tế và nâng cao đời sống tinh thần.

Đại diện Công ty Điện lực Trà Vinh cho biết, trong 10 năm qua (2011 - 2020) cùng với chính quyền địa phương, ngành điện lực đã đầu tư hơn 815 tỷ đồng triển khai nhiều công trình, dự án đưa điện về nông thôn trên địa bàn 106 xã, phường, thị trấn. Chương trình điện khí hóa nông thôn đến nay đã cấp điện đến tận nhà cho hơn 50.000 hộ dân vùng nông thôn trên địa bàn Trà Vinh.

Khoảng 10 năm trước, hệ thống điện của tỉnh Trà Vinh chỉ có duy nhất 1 trạm biến áp trung gian (6 MVA/66 kV), vì vậy có đến hơn 90% ấp, xã và hơn 91,4% số hộ dân chưa có điện để sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay, số hộ sử dụng điện trên toàn tỉnh Trà Vinh đã đạt 99,02%, trong đó số hộ nông thôn đạt 98,89%.

Long Sơn là xã nghèo của huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, xã hiện có 3.629 hộ, trong đó số hộ người dân tộc Khmer chiếm trên 50%. Ông Lư Minh Thông - Chủ tịch UBND xã Long Sơn - cho biết, trong 5 năm gần đây, xã Long Sơn đã thay đổi hoàn toàn. Đời sống của bà con được cải thiện đáng kể nhờ có điện để trồng lúa, trồng hoa màu, nuôi tôm. Trước đây, mỗi hộ chỉ trồng tỉa, nuôi thủy sản được 1 đến 2 công đất, nay có điện sản xuất tăng lên từ 5 đến 7 công. Toàn xã trước đây chỉ trồng lúa, nay đã phát triển mạnh nghề nuôi tôm với hơn 500 héc-ta, giúp thu nhập bình quân của mỗi người dân trong xã mỗi năm đạt 43,2 triệu đồng.

Bà con làng nghề dệt chiếu đã đầu tư máy móc để nâng cao năng suất

Ông Thạch Dương, ngụ tại ấp Sóc Giụp, xã Long Sơn nhớ lại, vùng đất Long Sơn ngày trước hoàn toàn nhiễm mặn, khi chưa có điện đời sống người dân rất khó khăn. Kể từ khi dự án cấp điện cho đồng bào Khmer hoàn thành, người dân ở đây có cuộc sống khấm khá hơn hẳn so với trước. Hiện tại, gia đình ông Thạch Dương ngoài trồng lúa còn trồng thêm hơn 100 gốc chanh, mỗi ngày thu nhập từ 200.000 - 300.000 đồng. Cùng với huyện Cầu Ngang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có trên 60% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Điện lưới quốc gia đang làm thay đổi cuộc sống của đồng bào nơi đây. Huyện Trà Cú hiện có 3 làng nghề là làng nghề dệt chiếu Hàm Tân, làng nghề tiểu thủ công nghiệp Đại An và làng nghề tiểu thủ công nghiệp Hàm Giang. Hàng năm, nhờ có điện, 3 làng nghề này sản xuất được hơn 680.000 sản phẩm bàn, ghế, giường, thang, thúng, nia, hom… làm bằng nguyên liệu cây tre, trúc, lát, giúp lao động địa phương có công ăn việc làm ổn định.

Ông Thạch Trì Cảnh, ngụ tại ấp Trà Tro B, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, người có gần 50 năm làm nghề thủ công cho biết, trước đây, làng nghề hoạt động nhỏ lẻ và mang tính thời vụ. Trong hơn 5 năm qua, điện lưới kéo về tận từng nhà dân, vì thế người làng nghề đã mở rộng quy mô sản xuất và tạo ra được nhiều sản phẩm thủ công đẹp, chất lượng hơn. Riêng gia đình ông Cảnh đã đầu tư máy móc thay thế thủ công để sản xuất salon tre, bàn ghế tre…

Tỉnh Trà Vinh hiện có 13 làng nghề, trong đó có 2 làng nghề hoa kiểng, 7 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 4 làng nghề chế biến thực phẩm. Sự phát triển của các làng nghề ở Trà Vinh là nhờ có điện để vận hành máy móc thay cho sức người.

Thế Vĩnh - Huy Hoàng

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao