Mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện Tiểu Cầu, tỉnh Trà Vinh |
Đồng thời, mô hình đã giúp cho nông dân từng bước tiếp cận được quy trình sản xuất tiên tiến; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng lúa hàng hóa. Đặc biệt, đối với đồng bào Khmer (chiếm trên 80% số hộ tham gia mô hình) đã có một sự chuyển biến tích cực trong việc tiếp cận với mô hình, đem lại hiệu quả thiết thực.
Trong năm 2017, tỉnh Trà Vinh sẽ hỗ trợ tham gia xây dựng cánh đồng lớn. Theo đó, đối với tổ chức đại diện của nông dân như hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, được hỗ trợ chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ BVTV. Các mức hỗ trợ như sau: Đối với cây lúa năm thứ nhất 750.000 đồng/héc-ta/vụ, năm thứ 2: 500.000 đồng/héc-ta/vụ. Cây màu: năm thứ nhất 550.000 đồng/héc-ta/vụ, năm thứ 2: 350.000 đồng/héc-ta/vụ. Cây công nghiệp ngắn ngày năm thứ nhất: 600.000 đồng/héc-ta/vụ, năm thứ 2: 400.000 đồng/héc-ta/vụ. Cây ăn trái, cây dừa năm thứ nhất 750.000 đồng/héc-ta/vụ, năm thứ 2: 500.000 đồng/héc-ta/vụ. Đối với nông dân (hộ gia đình, cá nhân, trang trại) hỗ trợ 30% chi phí mua giống cây giống để gieo trồng vụ đầu tiên trong dự án hoặc phương án cánh đồng lớn; với cây lúa (giống có phẩm cấp chất lượng từ giống xác nhận trở lên) 600.000 đồng/héc-ta. Ngoài ra, đối với cây lương thực, cây màu thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái cũng đều có mức hỗ trợ.
Trước đó, tỉnh Trà Vinh cũng đã ban hành quy định tiêu chí quy mô diện tích tối thiểu cánh đồng lớn đối với cây lúa 100 héc-ta, các loại cây ngắn ngày 20 héc-ta, cây màu lương thực 20 héc-ta, màu thực phẩm 10 héc-ta, dừa và cây ăn trái 50 héc-ta...