Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 09:36

Trải nghiệm cùng cao nguyên đá

Trong cuộc đời làm báo, chuyến đi thực tế cao nguyên đá Đồng Văn đã đem đến cho chúng tôi rất nhiều trải nghiệm bổ ích. Mặc dù đã nhiều lần xem, đọc, nghe về vẻ đẹp của cao nguyên đá Đồng Văn, nhưng khi đến cao nguyên đá chúng tôi mới thấy hết được vẻ đẹp của nó. Cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ đẹp vì những núi đá cao ngất mà đẹp hơn bởi chính con người nơi đây.

Thiên hạ đệ nhất đèo Mã Pí Lèng

 - Đưa chúng tôi trong chuyến công tác lần này là Phó tổng biên tập báo Hà Giang – Đặng Quang Vượng, người có rất nhiều chuyến đi thực tế tại cao nguyên đá. Thế nhưng nhà báo Vượng tâm sự, dù đã nhiều lần lên cao nguyên đá, nhưng khi có cơ hội mình không bao giờ bỏ qua, bởi mỗi chuyến đi đều mang lại những khám  phá thú vị cùng những cung bậc cảm xúc như mới lần đầu vậy.

Từ thành phố Hà Giang đến huyện Đồng Văn 150 ki-lô-mét, xe chúng tôi phải ôm hàng trăm khúc cua với những con dốc dựng ngược, một bên núi đá cao ngút ngàn, bên vực sâu tít tắp. Lái xe chỉ “non tay” một chút là xe có thể đâm vào vách núi hoặc rơi xuống vực. Ban đầu mỗi khi lên dốc, vào cua gấp chúng tôi nhắm mắt không dám nhìn. Nhưng rồi được sự động viên cũng như truyền đạt kinh nghiệm của nhà báo Vượng chúng tôi dần làm quen và bắt đầu khám phá trải nghiệm với rất nhiều bất ngờ và những điều thú vị trên cao nguyên đá.

Thiên nhiên đã ban tặng cho cao nguyên đá hệ thống hang động đẹp, lên cổng trời Quản Bạ, theo con đường Yên Minh, qua đèo Cán Tỷ hiểm trở, đi trên những cánh rừng thông đại ngàn, những con dốc quanh co, uốn lượn như những dải lụa trên cao nguyên đá.

Đến Đồng Văn chúng tôi bị mê hoặc với khu phố cổ, những ngôi nhà tường trình, mái ngói âm dương và tường rào bằng đá có từ hàng trăm năm nay. Là chợ phiên nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc vùng cao. Người đến chợ không chỉ hướng đến mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa mà họ còn tới để gặp nhau, trao đổi tâm tình, hoặc đôi khi chỉ để cùng nhau thưởng thức những chén rượu nồng cùng bát thắng cố đậm đà mùi vị… Hàng hóa mang đến chợ tuy không phong phú như chợ phố nhưng cũng hội tụ đủ nhiều sản vật địa phương, từ những can rượu ngô hay con lợn, gà cắp nách, củ quả rừng… cho tới những đồ thủ công làm bằng tre, thổ cẩm…

Với tâm trạng háo hức, tất cả chúng tôi đều muốn chinh phục đỉnh Lũng Cú để ngắm lá cờ của Tổ quốc, một biểu tượng linh thiêng nơi địa đầu đất nước. Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh núi Rồng, có độ cao gần 1.700 mét so với mực nước biển. Cách đó chỉ chừng 200 mét đường chim bay là điểm cực Bắc của đất Việt, nằm giữa lòng sông Nho Quế, ranh giới tự nhiên phân chia biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Từ Đồng Văn đi Mèo Vạc khoảng 15 ki-lô-mét, chúng tôi đã đến được đỉnh đèo Mã Pí Lèng. Đây được coi là  Thiên hạ đệ nhất đèo Mã Pí Lèng, con đèo đẹp và hùng vĩ nhất miền núi phía Bắc. Khu vực đỉnh đèo Mã Pí Lèng được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh đẹp nhất ở Việt Nam với hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam, cũng như trên thế giới. Đèo Mã Pí Lèng có độ cao đỉnh đèo xấp xỉ 2.000 mét, dài 20 ki-lô-mét, chạy vòng vèo quanh núi Mã Pí Lèng. Tuyến đường đèo Mã Pí Lèng nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang với Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Con đường dài khoảng 200 ki-lô-mét này được hàng vạn thanh niên xung phong của các tỉnh miền Bắc làm trong 6 năm (1959 - 1965) với trên 2 triệu ngày công lao động. Trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng cen-ti-mét để làm trong 11 tháng.

Trên đường đi chúng tôi đặc biệt ấn tượng với người dân cao nguyên đá Đồng Văn. Được chứng kiến người dân nơi đây sống quyện cùng với đá, dọn đá để dựng nhà, cày trên đá, trồng trọt trên những khe đá, khoét đá để tìm dòng nước ngọt… Đồng bào đã dựng đá thành tường rào bao quanh làng xóm, nhà cửa, đá giữ nước, giữ đất để có ruộng bậc thang… chúng tôi mới cảm thấy hết được sức sống mãnh liệt của những con người nơi đây.

Trở về Hà Nội, mặc dù vừa trải qua cuộc hành trình đầy khó khăn và nguy hiểm nhưng Phương Mai – nữ phóng viên trẻ nhất đoàn vẫn khẳng định: “Sắp tới bọn em sẽ đi xe máy lên cao nguyên đá, như thế mới có nhiều thời gian hơn để khai thác hết những vẻ đẹp còn tiềm ẩn cũng như có thêm nhiều trải nghiệm thú vị cùng bà con cao nguyên đá”.

Phạm Tiệp

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'