Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 06:51

Trải nghiệm hấp dẫn cùng “Sắc màu thổ cẩm” tại Làng Văn hóa

Từ ngày 1 - 31/7/2023, đồng bào và du khách được trải nghiệm “Sắc màu thổ cẩm” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Sắc màu thổ cẩm” tại Làng Văn hóa với những hoạt động thiết thực, ý nghĩa cho du khách, đồng thời tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho các bạn nhỏ. Đến với “Sắc màu thổ cẩm” chúng ta được tham gia các hoạt động gần gũi, thân quen gắn bó mật thiết với đời sống đồng bào hàng ngày từ màu sắc, mùi vị và những sản phẩm do chính chủ thể văn hóa làm ra. Đây cũng là cơ hội để du khách tìm hiểu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Trải nghiệm “Sắc màu thổ cẩm” tại Làng Văn hóa

Du khách được tham quan giới thiệu về nghề dệt và những sản phẩm đặc trưng của của nghề dệt, được trải nghiệm quy trình dệt thổ cẩm, đồng thời tham gia thao tác một trong những công đoạn của quy trình và mua những sản phẩm bà con tự dệt tìm hiểu thêm về giá trị văn hóa của các cộng đồng tạo nên từ các sản phẩm.

Đặc biệt du khách được tận mắt chứng kiến nghệ thuật trình diễn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các nghệ nhân dệt thổ cẩm tại Làng Văn hóa. Được tìm hiểu nghề truyền thống cùng với kỹ năng sống của đồng bào, việc bảo tồn nghề là bảo tồn tri thức bản địa, bảo tồn kỹ năng sống, bảo tồn những giá trị của đồng bào các dân tộc. Bên cạnh đó, mỗi một sản phẩm thủ công truyền thống đều có câu chuyện, gửi gắm trong đó những lời răn dạy, những kiến thức tích lũy từ đời sống của đồng bào... và bảo tồn nghề truyền thống là bảo tồn cả kho tàng văn hóa dân gian quý giá của đồng bào.

Dệt Zèng - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận

Trong những năm qua, tại Làng Văn hóa, đồng bào các dân tộc ngày đêm vẫn luôn giữ gìn và phát triển nghề thủ công truyền thống, cùng với sự khéo léo chăm chỉ của các nghệ nhân. Đồng bào dân tôc tại đây đã tạo nên những nét đẹp, những sắc màu riêng và không gian trải nghiệm cho du khách tham quan tại Làng Văn hóa. Hơn hết, đó còn là môi trường để các nhóm đồng bào dân tộc bảo tồn nghề, bảo tồn tri thức bản địa của các nhóm nghệ nhân: Dân tộc Thái, dân tộc Mường - nghề dệt thổ cẩm truyền thống; dân tộc Mông với nghề se lanh dệt vải; dân tộc Tà Ôi với nghề dệt Zèng - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận; dân tộc Ba Na, Ê Đê - nghề dệt theo truyền thống Tây Nguyên…

Điểm nhấn của “Sắc màu thổ cẩm” là không gian giới thiệu văn hóa truyền thống tộc người, ở đó du khách được tìm hiểu về kiến trúc, trang phục, dân ca dân vũ, lễ hội...cùng với đó là các loại hình diễn xướng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian truyền thống. Du khách được trải nghiệm, giao lưu cùng đồng bào trong các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa.

Các bạn nhỏ được tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm

Bên cạnh đó, đến với mỗi điểm Làng Văn hóa ngoài hoạt động trải nghiệm, du khách có thể tương tác, giao lưu chia sẻ cùng đồng bào để tạo nên những sản phẩm độc đáo thú vị. Trong quá trình cùng tạo nên những sản phẩm đó du khách được nghe kể về đời sống văn hóa, những câu chuyện gắn với cộng đồng dân tộc. Đây cũng là dịp để du khách hiểu hơn về giá trị truyền thống các tộc người cũng như giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, khát khao tìm hiểu, trải nghiệm của các bạn nhỏ.

Có thể thấy, mỗi một nghề, mỗi cộng đồng dân tộc đều có những đặc trưng khác nhau. Mỗi một dân tộc có những ứng xử với nhiều điều kiện tự nhiên, địa hình khác nhau, có những truyền thống văn hóa khác nhau... sẽ tạo ra nhiều ngành nghề khác nhau. Chính sự đa dạng đó đã bảo lưu được rất nhiều những tri thức dân gian đối với các nghề truyền thống. Đó là tri thức trong nghề chế tác nhạc cụ truyền thống, tri thức trong nghề làm thuốc, nghề đan lát, nghề thêu, dệt thổ cẩm... của đồng bào các dân tộc tại Làng Văn hóa.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: sắc màu thổ cẩm

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'