Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Trị giá xuất khẩu nước mắm mới đạt bình quân trên 25 triệu USD mỗi năm

Nghề nước mắm có nhiều tiềm năng, nhưng tỷ lệ xuất khẩu mới đạt khoảng 12,6% so với tổng sản lượng. Thị trường xuất khẩu nước mắm chủ yếu đi các nước châu Á, châu Âu, Australia, Mỹ. Muốn xuất khẩu nước mắm, sản phẩm của chúng ta phải đáp ứng được yêu cầu của từng thị trường.

Tổng giá trị ngành nước mắm đạt khoảng 6.000 tỷ đồng/năm

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng nước mắm bình quân của Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 380 triệu lít. Tính trung bình người Việt Nam ăn nước mắm khoảng 3,9 lít/người/năm.

Nghề nước mắm đã tạo công ăn việc làm và sinh kế cho gần 1 vạn lao động trực tiếp và hàng triệu ngư dân khai thác, thu mua thủy sản, làm muối ven biển. Về thị trường nội địa, các cơ sở sản xuất nước mắm ở miền Bắc chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ và các tỉnh lân cận, tỷ lệ các cơ sở sản xuất tham gia vào thị trường cả nước chưa đến 14% nhưng số các cơ sở sản xuất có hàng vào siêu thị chiếm tỷ lệ đến hơn 22%, cao hơn so với miền Trung và miền Nam.

2909-anh-bai-chinh
Nước mắm Phú Quốc - thương hiệu được EU bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Trong khi đó, thị trường của các cơ sở sản xuất nước mắm ở miền Trung và miền Nam thì rộng hơn. Tỷ lệ tham gia vào thị trường cả nước lần lượt là 43,5% và 50%, cao gấp hơn 3 lần so với miền Bắc.

Chia sẻ hội thảo "Bảo vệ nguồn cá để phát triển bền vững ngành sản xuất nước mắm ở Việt Nam do Hiệp hội Nước mắm Việt Nam phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam, Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ NN&PTNT) tổ chức ngày 15/12/2021, ông Đinh Xuân Lập - Phó Giám đốc ICAFIS (Hội Nghề cá Việt Nam) - cho biết, ước tính cả nước có khoảng 783 cơ sở sản xuất nước mắm, trong đó có 35 cơ sở sản xuất nước mắm xuất khẩu, với 20 thị trường chính. Năm 2019, cả nước đã hình thành được 43 chuỗi sản phẩm tiêu thụ nước mắm an toàn. Tổng giá trị ngành nước mắm đạt khoảng 6.000 tỷ đồng/năm.

Xuất khẩu nước mắm vẫn nhiều khó khăn

Nghề nước mắm có nhiều tiềm năng, nhưng tỷ lệ xuất khẩu mới đạt khoảng 12,6% so với tổng sản lượng. Thị trường xuất khẩu nước mắm chủ yếu đi các nước châu Á, châu Âu, Australia, Mỹ. Bình quân cả nước, xuất khẩu nước mắm đi châu Á hơn 54%, châu Úc hơn 18%, châu Âu hơn 13% và châu Mỹ hơn 13%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nước mắm năm 2020 đạt trên 25 triệu USD.

Về cơ hội xuất khẩu nước mắm, ông Đinh Xuân Lập chia sẻ, nước mắm nước ta rất đa dạng về sản phẩm, có tiềm năng xuất khẩu sang châu Âu, các nước châu Á, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tư do mang lại cơ hội về giao thương, kết nối sản phẩm cũng như xuất khẩu.

Muốn xuất khẩu bền vững, chúng ta cần đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của các nước và sản phẩm truy xuất được nguồn gốc. Tuy nhiên, điểm yếu của chúng ta là khâu bảo quản sau khai thác còn hạn chế, chưa kiểm soát được chỉ tiêu về histamine; mối liên kết mặc dù có nhưng còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ. Cả nước có 783 cơ sở sản xuất và 1.500 hộ tham gia làm nước mắm, tuy nhiên các cơ sở áp dụng vệ sinh an toàn thực phẩm như HACCP và ISO còn chưa nhiều.

Ngoài ra, các tàu khai thác ven bờ của nước ta chưa trang bị đầy đủ các thiết bị theo quy định của IUU, cụ thể là hệ thống giám sát tàu cá. Tàu còn nhỏ, phương tiện thô sơ, nhận thức của người dân chưa cao, chi phí khai thác lớn. Đồng thời, nguồn lợi hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt do các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu.

Mặt khác, muốn xuất khẩu nước mắm, sản phẩm của chúng ta phải đáp ứng được yêu cầu của từng thị trường. Điển hình như thị trường Mỹ yêu cầu nước mắm phải đáp ứng các tiêu chuẩn của FDA (Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ), đáp ứng các nguyên tắc trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HACCP). Thị trường EU thì kiểm tra rất chặt chẽ về tiêu chuẩn histamine. Các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đều yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm và giấy phép an toàn chất lượng nhập khẩu. Đặc biệt, các nước nhập khẩu yêu cầu ngày càng cao hơn nữa về việc chống khai thác cá bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo (IUU).

Ông Lập dẫn chứng, Quyết định 1005 của EC cũng đã nêu rõ, các sản phẩm thuỷ sản cũng như các sản phẩm bắt nguồn từ thuỷ sản khi xuất khẩu sang EU phải có giấy xuất xứ nguồn gốc thực hành IUU. Tại thị trường Mỹ cũng có chương trình kiểm soát các sản phẩm khai thác từ thuỷ sản vào thị trường Mỹ, và IUU cũng là yêu cầu các quốc gia phải thực hiện. Do vậy, ngành hàng sản xuất nước mắm, ngoài việc đáp ứng yêu cầu đảm bảo vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, phải có trách nhiệm về nghề cá.

Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả chuỗi sản xuất nước mắm, ông Lập kiến nghị, cần thiết lập các mô hình quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng, hướng tới khai thác bền vững nguồn lợi thuỷ sản cho sản xuất nước mắm, lấy nền tảng là các chi hội nghề cá. Tăng cường liên kết với các hiệp hội nước mắm để thúc đẩy việc phát triển ngành hàng nước mắm và đưa nước mắm Việt ra thế giới.

Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Thuỷ sản và thực hành IUU, Luật An toàn thực phẩm và các văn bản dưới luật. Thúc đẩy các liên kết chuỗi - chuỗi giá trị giữa khối tàu cá - thu mua - doanh nghiệp sản xuất, chế biến nước mắm. Tại các khối tàu cá, tổ chức theo hình thức nghiệp đoàn hoặc chi hội nghề cá.

Nâng cấp tàu thuyền và trang thiết bị, lưới... hướng tới khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ xa bờ, để bảo đảm nguyên liệu cho chuỗi sản xuất nước mắm. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm thuỷ sản trên tàu cá nhằm hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là điều kiện tiên quyết an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nước mắm. Áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tiến tới áp dụng truy xuất điện tử đối với sản phẩm thủy sản nói chung và nước mắm nói riêng.

Một vấn đề nữa được đưa ra tại hội thảo đó là nguồn lợi hải sản biển Việt Nam đang bị khai thác quá mức và hiện tại đang trong tình trạng suy giảm. Do đó, để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi hải sản, cần sử dụng các loài cá có giá trị dinh dưỡng khác để làm nguyên liệu sản xuất nước mắm, thay thế cho nguồn lợi cá cơm đang bị suy giảm.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - khẳng định, để có nước mắm thì phải có cá. Để có cá thì phải vừa nuôi trồng, vừa khai thác vừa bảo tồn. Ba trụ cột này không thể tách rời được. Đến năm 2030, chúng ta giảm sản lượng khai thác xuống chỉ còn 2,8 triệu tấn, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 7 triệu tấn, vì hiện nay cường lực khai thác quá lớn.

Ông Phùng Đức Tiến đề nghị 2 hiệp hội cùng với Hội Nghề cá Việt Nam, Viện Nghiên cứu hải sản, cùng các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và đại diện các doanh nghiệp đánh giá kỹ nguồn lợi và các biện pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn nguyên liệu cá làm nước mắm ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp, chính sách cụ thể, khả thi để cùng nhau phối hợp chặt chẽ, thực hiện hiệu quả nhằm khai thác bền vững, nguồn lợi hải sản cho chuỗi sản phẩm nước mắm Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gia hạn thời gian nộp bản trả lời câu hỏi vụ điều tra rà soát chống bán phá giá sản phẩm plastic

Gia hạn thời gian nộp bản trả lời câu hỏi vụ điều tra rà soát chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương thông báo gia hạn thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi vụ việc điều tra rà soát cuối kỳ vụ việc điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm plastic.
Lễ công bố xuất khẩu chanh leo sang Australia

Lễ công bố xuất khẩu chanh leo sang Australia

Chiều ngày 9/9, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp tổ chức lễ công bố xuất khẩu chanh leo sang Australia và xuất khẩu mận Australia sang Việt Nam.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Mỹ tăng mạnh 143%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Mỹ tăng mạnh 143%

8 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 163 tấn, tăng mạnh 143,3% so với cùng kỳ năm trước.
Động lực mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga

Động lực mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ tạo động lực thúc đẩy hợp tác và củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện hai nước.
Ngành Hải quan chỉ đạo công tác đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

Ngành Hải quan chỉ đạo công tác đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn, khẩn trưởng khắc phục các hậu quả, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra…

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Mới đây, Cảng Gothenburg (Thụy Điển) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Sở Công Thương Hải Phòng và Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) về hợp tác logistics.
Những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam sau 8 tháng 2024

Những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam sau 8 tháng 2024

Mỹ, Trung quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn là các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 8 tháng năm 2024 với kim ngạch đạt 207,7 tỷ USD.
Xuất khẩu quế thu về 177 triệu USD trong 8 tháng

Xuất khẩu quế thu về 177 triệu USD trong 8 tháng

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu quế đã thu về 177 triệu USD.
Xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm 2024

Xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm 2024

8 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo thu về trên 3,8 tỷ USD. Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm nay.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thu về hơn 10 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thu về hơn 10 tỷ USD

Thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2024 kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 10,24 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế thời gian qua khi có mức tăng khá tốt.
“Nghề Chủ Chốt”: Kỳ tích 33 tấn sầu riêng được bán trong 1 phiên LIVE

“Nghề Chủ Chốt”: Kỳ tích 33 tấn sầu riêng được bán trong 1 phiên LIVE

Trong tập 5 của ''Nghề Chủ Chốt'', Hằng Du Mục và cả ê-kíp kiên trì tìm kiếm sản phẩm và thành công với phiên LIVE ấn tượng với 33 tấn sầu riêng.
Xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá

Xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá

Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản đạt 68,7 nghìn tấn, trị giá 268,4 triệu USD, giảm 1,8% về lượng, nhưng tăng 40,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thủy sản thu về gần 6,3 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024

Xuất khẩu thủy sản thu về gần 6,3 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024

8 tháng năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 8/2024, nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil tăng 808,6%

Tháng 8/2024, nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil tăng 808,6%

VPSA cho hay, tháng 8/2024, Brazil là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Việt Nam, đạt 736 tấn, tăng 808,6% so với tháng trước.
Đẩy nhanh công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam

Đẩy nhanh công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam

Chiều 6/9, TP. Cần Thơ, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban triển khai công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam năm 2024.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Nửa đầu tháng 8/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường EU đạt gần 8 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 8, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ phá kỷ lục cao nhất từ trước đến nay

Tháng 8, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ phá kỷ lục cao nhất từ trước đến nay

Tháng 8, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ phá kỷ lục cao nhất từ trước tới nay với lượng xuất khẩu đạt 8.474 tấn, tăng 43,3% so với tháng 7, chiếm 43,7% thị phần.
Trung Quốc sắp sang kiểm tra vùng trồng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam

Trung Quốc sắp sang kiểm tra vùng trồng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam

Từ ngày 11 đến 12/9 tới, đoàn công tác của Trung Quốc sẽ sang kiểm tra mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại

Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại

Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa gạo, thủy sản, trái cây mà còn là trung tâm công nghiệp quan trọng và động lực phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tạm dừng hoạt động kinh doanh tại tầng trệt, Khu A chợ Đà Lạt để nâng cấp, sửa chữa

Tạm dừng hoạt động kinh doanh tại tầng trệt, Khu A chợ Đà Lạt để nâng cấp, sửa chữa

Ban Quản lý chợ Đà Lạt ra thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh của 368 quầy, sạp tại tầng trệt, Khu A chợ Đà Lạt để nâng cấp, sửa chữa đến tháng 1/2025.
Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Shopee đã điều chỉnh và làm mới hơn 10 chính sách chỉ trong vòng hơn nửa năm để cải tổ quy trình hoạt động thương mại điện tử theo hướng chuyên nghiệp
Nhiều sản phẩm trưng bày tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL

Nhiều sản phẩm trưng bày tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL

Nhiều các sản phẩm tiêu biểu của các địa phương tham gia trưng bày tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với đĩa giấy từ Việt Nam

Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với đĩa giấy từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với đĩa giấy nhập khẩu từ Việt Nam.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hoá đạt đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%; xuất siêu 19,07 tỷ USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động