Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Triển vọng lạc quan trong năm 2021

Bước sang năm 2021, cộng đồng doanh nghiệp (DN) kỳ vọng với sự hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương… hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ thuận lợi, tạo đột phá mới.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam:

Tiếng nói của doanh nghiệp đã được lắng ngheDù những ý kiến, đề xuất đưa ra từ phía DN hay hiệp hội không thể giải quyết được ngay lập tức, nhưng cộng đồng DN vẫn đánh giá cao sự nỗ lực, cầu thị từ Chính phủ và Chính phủ cũng đã có những giải pháp bước đầu, quyết tâm cải thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ để DN phát triển, hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Triển vọng lạc quan trong năm 2021

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế và cộng đồng DN kỳ vọng sẽ sớm được tháo gỡ trong nhiệm kỳ tới. Thứ nhất, nguồn lực về tài chính, hạ tầng còn hạn chế, chưa tạo thành một hệ thống cụ thể, hay thường niên để làm điểm tựa, hỗ trợ cho DN hoạt động. Thứ hai, vấn đề về hỗ trợ pháp lý liên quan đến các cơ chế, chính sách, dù lãnh đạo cấp Chính phủ đã rất lắng nghe, nhưng điều DN cần là phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chuyên môn, bởi liên quan đến cơ chế, chính sách thì phải là những người am hiểu về luật thì mới có những góp ý chuẩn xác.

Tới đây, khi Việt Nam thực hiện nhiều cam kết từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), hoạt động thương mại quốc tế trở nên sôi động và DN sẽ phải đối diện nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý, chính sách. Do đó, cần tạo điều kiện để hệ thống luật sư, tổ chức, đơn vị tư vấn pháp luật về thương mại quốc tế, giúp DN trong nước có địa chỉ tin cậy để tham vấn, có giải pháp để ứng phó kịp thời. Mặt khác, hệ thống luật sư sẽ như một quan tòa, làm người trung gian giải quyết mâu thuẫn quan điểm về chính sách giữa DN và nhà quản lý. Theo đó, trong nhiệm kỳ tới, ngoài sự lắng nghe tiếng nói của DN, Chính phủ nên tiếp tục giải quyết những tồn tại trong bộ máy, hệ thống quản lý chính sách, và tạo lập thêm các tổ chức, tư vấn về pháp luật hỗ trợ DN, giúp DN được tiếp sức, tự tin vươn ra thị trường thế giới.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau, quả Việt Nam:

Triển vọng lạc quan trong năm 2021

Thị trường nhập khẩu sẽ dần hồi phục2020 là một năm sóng gió với ngành rau, quả nói riêng và các ngành kinh tế của Việt Nam nói chung… làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu (XK). Ước tính năm 2020, XK rau, quả đạt khoảng 3,3 tỷ USD, giảm khoảng 10% so với năm 2019. Trong bối cảnh toàn cầu gặp khó khăn, chúng tôi đánh giá đây là một kết quả đáng khích lệ.

Kết quả này là sự cố gắng của DN trong mở thị trường mới, giữ thị trường cũ cũng như tận dụng tối đa các cơ hội từ những FTA mà Việt Nam đã ký kết, tham gia, có hiệu lực. Đáng chú ý, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến hoạt động vận chuyển, giao thương gặp nhiều khó khăn, Bộ Công Thương đã luôn đồng hành, sát cánh với DN, thể hiện trong việc tổ chức giao thương trực tuyến, kết nối, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường… Đặc biệt, Bộ Công Thương đã chủ động phổ biến nhanh những thông tin về các FTA mới như FTA Việt Nam – EU (EVFTA) để DN nắm bắt, từ đó có kế hoạch khai thác tốt hơn. Sang năm 2021, thị trường vẫn ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên chúng tôi dự báo kim ngạch XK rau, quả vẫn tăng so với năm nay. Dự kiến, khoảng giữa đến cuối năm 2021, các thị trường quan trọng như châu Âu, Hoa Kỳ sẽ dần hồi phục, hoạt động thông thương sẽ tốt hơn, nhu cầu tiêu thụ cũng sẽ tăng lên, do đó dự báo kim ngạch XK rau, quả cũng sẽ tăng lên.

Ông Phạm Văn Công - Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS):

Triển vọng lạc quan trong năm 2021

Ngành điều đảm bảo mục tiêu képTrong năm, dịch Covid-19 bùng phát khiến hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn. Trước diễn biến của dịch bệnh, VINACAS đã họp và phân tích tình hình. Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, với những chính sách phù hợp điều kiện từng giai đoạn, hiệp hội đã tổng hợp, phân tích thông tin cho DN để DN an tâm sản xuất, đảm bảo mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất, XK.

Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19, các nhà nhập khẩu, siêu thị và cơ sở chế biến bị tác động. Do đó, giá điều XK sụt giảm 2-3% do dịch Covid-19 khiến kinh tế các thị trường khó khăn. Ước tính hết năm 2020, ngành điều đạt kim ngạch 3,2 tỷ USD như mục tiêu đã đưa ra trước đó.

Kết quả trên ngoài nỗ lực của cộng đồng DN còn do tác động tích cực từ chương trình xét chọn và trao tặng DN XK uy tín do Bộ Công Thương thực hiện, giúp các DN XK nâng cao uy tín với đối tác nước ngoài. Từ đó, việc kết nối, giao dịch cũng dễ dàng hơn. Thời gian tới, hy vọng chương trình này sẽ tiếp tục được duy trì và mở rộng.

Năm 2021, dự báo 6 tháng đầu năm vẫn còn khó khăn, nhưng nửa cuối năm tình hình dịch bệnh trên thế giới có thể được kiểm soát, từ đó việc XK sẽ thuận lợi hơn. Chúng tôi kỳ vọng năm 2021 sẽ là năm thành công của ngành điều.

Triển vọng lạc quan trong năm 2021
Doanh nghiệp da giày nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm

TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME):

Triển vọng lạc quan trong năm 2021

Giảm bớt áp lực cho doanh nghiệpBáo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020; dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ đã thu hút sự quan tâm từ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam. Với tư cách là đại diện cho cộng đồng DNNVV, tôi cho rằng, đến thời điểm này, Việt Nam đã cơ bản xử lý được, tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 dự báo gần 3% đã chứng minh điều đó. Đây là kết quả phản ánh quyết tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị, cộng đồng DN và nhân dân trong phòng, chống đại dịch Covid -19 để phục hồi và phát triển kinh tế.

Bên cạnh nỗ lực phòng, chống dịch, ổn định kinh tế, Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC), kết hợp với công khai những khuyết điểm, hạn chế trong bộ máy chính quyền các cấp, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân và DN. Việc người đứng đầu Chính phủ có một số lần trong chỉ đạo đề cập đến những việc rất cụ thể, đôi khi nhắc đến tên một vài DN, người dân đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động và cuộc sống đã truyền cảm hứng, tạo niềm tin cho cộng đồng DN.

Qua đó, nhiều người dân, DN tin rằng nếu gặp những phiền hà, vòi vĩnh hoặc những quy định pháp luật không hợp lý có thể kiến nghị, báo cáo với nhiều cơ quan hữu quan và sẽ được lắng nghe, tôn trọng. Điều này tạo nên sự cân bằng, công bằng trong xử lý các mối quan hệ giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội, giảm bớt áp lực tâm lý cho DN, người dân. Chính yếu tố này đã tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức “thượng tôn pháp luật” cao hơn trong những chủ thể của nền kinh tế. Đây là điều kiện tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi, bền vững, bình đẳng.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS):

Triển vọng lạc quan trong năm 2021

Cơ hội tái cơ cấu nguồn cung nguyên, phụ liệuBên cạnh thách thức, Covid-19 tạo ra một điểm khác biệt rất lớn - đó là chúng ta giảm nhập khẩu nguyên, phụ liệu từ nước ngoài sử dụng nguyên liệu trong nước nhiều hơn. Điều nay đã làm tăng giá trị gia tăng trong XK. Nhờ đó, tổng kim ngạch XK của ngành dệt may Việt Nam đạt khoảng 35,2 tỷ USD, trong đó có khoảng 19 tỷ USD là thặng dư thương mại.

Năm 2021, chúng tôi đánh giá ngành dệt may sẽ đón nhận những tín hiệu tốt hơn. Bởi dịch Covid-19 đã được kiểm soát trên toàn cầu, các nước đã bắt đầu có vắc-xin để tiêm cho người dân. Thêm vào đó, trong năm 2020 hàng loạt FTA đi vào giai đoạn thực thi và hoàn tất quá trình ký kết như: Hiệp định EVFTA, RCEP, hay mới đây nhất là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA). Các hiệp định này tạo ra cho ngành dệt may một nền tảng thương mại bền vững và có sự hỗ trợ lẫn nhau. Đơn cử như châu Âu đã cho phép chúng ta mua nguyên liệu vải từ Nhật Bản, Hàn Quốc sản xuất rồi XK vào EU mà vẫn được hưởng thuế suất 0%. Từ đó, chúng tôi đặt mục tiêu đạt từ 38 - 38,5 tỷ USD kim ngạch XK trong năm 2021.

Chúng tôi cũng xác định, các thị trường hàng đầu của dệt may Việt Nam vẫn là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, EU… và sẽ có những kế hoạch cụ thể để XK hàng dệt may vào các thị trường này.

Triển vọng lạc quan trong năm 2021
Ngành dệt may sử dụng nguyên, phụ liệu trong nước nhiều hơn

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP):

Triển vọng lạc quan trong năm 2021

Thủy sản đang khai thác tốt cơ hội từ FTADịch Covid-19 căng thẳng trên thế giới, nhất là ở những thị trường nhập khẩu trọng điểm của Việt Nam như: EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tác động rõ rệt đến thương mại thủy sản của Việt Nam với các nước. Tuy nhiên, từ tháng 7, XK bắt đầu hồi phục và tăng trưởng trên 2 con số. Điều đó cho thấy, các công ty thủy sản ở Việt Nam đang thích ứng, vượt qua thách thức và nắm bắt được cơ hội trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang bùng phát trên thế giới. Đáng chú ý, từ tháng 8/2020, sau khi EVFTA có hiệu lực, XK vào EU có xu hướng tăng rõ rệt so với cùng kỳ năm 2019 khi tăng 15-30%. Triển vọng năm 2021, khi các mặt hàng XK chính như cá tra, hải sản và tôm chế biến tiếp tục được giảm thuế, giá trị thủy sản Việt Nam sang EU sẽ duy trì tăng trưởng tốt hơn những tháng cuối năm 2020.

Ngoài EVFTA, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các FTA khác với những thị trường lớn như: Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN đều đang tác động tốt đến XK thủy sản của Việt Nam, góp phần nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản trong nước. Theo đó, XK thủy sản cả năm 2020 đạt tương đương năm 2019 với 8,58 tỷ USD.

Với những yếu tố tích cực trên, dự báo XK thủy sản Việt Nam năm 2021 sẽ tăng 10%, đạt trên 9,4 tỷ USD, trong đó XK tôm vẫn có mức tăng trưởng mạnh nhất với 15%, đạt 4,4 tỷ USD, cá tra sẽ hồi phục với mức tăng 5%, đạt khoảng 1,6 tỷ USD và XK các mặt hàng hải sản dự báo sẽ tăng 6%, đạt 3,4 tỷ USD.

Nhóm Phóng viên thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội nên có giá thành phù hợp hơn với những người thu nhập thấp

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội nên có giá thành phù hợp hơn với những người thu nhập thấp

Thủ tướng: Rút ngắn tiến độ, hoàn thành đường Vành đai 4 đoạn qua Bắc Ninh vào cuối 2025

Thủ tướng: Rút ngắn tiến độ, hoàn thành đường Vành đai 4 đoạn qua Bắc Ninh vào cuối 2025

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu và nhân rộng mô hình

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu và nhân rộng mô hình 'Tỉnh an toàn giao thông'

Củng cố hơn nữa mối quan hệ truyền thống, đặc biệt Việt Nam - Cuba

Củng cố hơn nữa mối quan hệ truyền thống, đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chính phủ phê duyệt 7 nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán bán dẫn đến năm 2030

Chính phủ phê duyệt 7 nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán bán dẫn đến năm 2030

Thủ tướng ký ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Thủ tướng ký ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Thủ tướng ra thông điệp

Thủ tướng ra thông điệp '6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá' với ngành ngân hàng

Không diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Không diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thủ tướng đề nghị ngân hàng hiến kế về tăng trưởng tín dụng, lãi suất

Thủ tướng đề nghị ngân hàng hiến kế về tăng trưởng tín dụng, lãi suất

Phú Thọ: Đê sạt lở nghiêm trọng do nước lũ rút sâu

Phú Thọ: Đê sạt lở nghiêm trọng do nước lũ rút sâu

Chủ tịch KN Group Lê Văn Kiểm mong muốn triển khai nhanh dự án năng lượng tái tạo

Chủ tịch KN Group Lê Văn Kiểm mong muốn triển khai nhanh dự án năng lượng tái tạo

Chủ tịch VinGroup Phạm Nhật Vượng: Nhà xã hội không chỉ cho người nghèo mà còn cho người chưa giàu

Chủ tịch VinGroup Phạm Nhật Vượng: Nhà xã hội không chỉ cho người nghèo mà còn cho người chưa giàu

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương hiến kế thúc đẩy phát triển chuỗi công nghiệp hỗ trợ

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương hiến kế thúc đẩy phát triển chuỗi công nghiệp hỗ trợ

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ an nghỉ tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ an nghỉ tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Các doanh nghiệp lớn chưa thực hiện hết vai trò tiên phong

Các doanh nghiệp lớn chưa thực hiện hết vai trò tiên phong

Thủ tướng chủ trì hội nghị làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển đất nước

Thủ tướng chủ trì hội nghị làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển đất nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Bỏ cọc đấu giá đất đang trở thành hệ lụy xấu cho thị trường bất động sản

Bỏ cọc đấu giá đất đang trở thành hệ lụy xấu cho thị trường bất động sản

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Xem thêm