Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 20:08

Triều Tiên phóng tên lửa 'khủng', khu vực Đông Bắc Á sục sôi căng thẳng

Ngày 31/10, Triều Tiên bất ngờ tuyên bố đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), khẳng định kỷ lục vượt trội với các lần thử nghiệm trước.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, ngày 31/10, Triều Tiên công bố đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng lập kỷ lục về tầm bay và độ cao, vượt xa những lần thử nghiệm trước đó. Bộ Quốc phòng nước này đã công bố cuộc thử nghiệm “rất quan trọng” này, đồng thời khẳng định vụ phóng đánh dấu bước tiến lớn trong khả năng răn đe chiến lược của Bình Nhưỡng.

Cuộc thử nghiệm diễn ra dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Kim Jong Un. Theo ông Kim, đây là phản ứng nhằm đáp trả các hành động mà Triều Tiên coi là “đe dọa và gây hấn” từ các quốc gia đối địch. Ông tuyên bố cứng rắn: "Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân. Tên lửa ICBM là minh chứng cho sự sẵn sàng của Triều Tiên trong việc bảo vệ an ninh quốc gia.”

Chủ tịch Kim Jong Un thị sát cuộc thử nghiệm tên lửa tại một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên. Ảnh: KCNA

Thông số kỹ thuật ‘gây sốc’ từ vụ phóng ICBM

Theo KCNA, cuộc thử nghiệm do Tổng cục Tên lửa Triều Tiên thực hiện được cho là một thành tựu vượt bậc, khi tên lửa này lập kỷ lục về độ cao và thời gian bay so với các lần thử nghiệm trước. Các thông số sơ bộ từ vụ phóng, diễn ra vào khoảng 7h10 sáng (giờ địa phương), cho thấy tên lửa được nâng cao góc bắn và đã bay trong khoảng 86 phút, đạt độ cao hơn 7.000 km và xa khoảng 1.000 km trước khi rơi xuống vùng biển quốc tế ngoài khơi Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận đây là thời gian bay lâu nhất của tên lửa từ trước đến nay của Triều Tiên.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15 (ICBM) được phóng tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: KCNA

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc nghi ngờ rằng đây có thể là một loại ICBM mới, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn và có khả năng được phóng từ xe chuyên chở kiêm bệ phóng loại 12 trục, gần đây đã được Bình Nhưỡng công bố. Nhật Bản cũng đang tiến hành điều tra xem liệu tên lửa này có thuộc mẫu mới hay không.

Giới phân tích nhận định rằng, vụ phóng ICBM mới nhất của Triều Tiên đang đẩy khu vực Đông Bắc Á vào tình trạng căng thẳng tột độ. Với việc Triều Tiên không ngừng nâng cấp các vũ khí chiến lược, các nước láng giềng, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, đứng trước nguy cơ phải tăng cường chi tiêu quân sự để đáp trả, từ đó làm gia tăng nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Tổng thống Hàn Quốc hạ lệnh khẩn, sẵn sàng đối phó

Ngay sau khi vụ phóng xảy ra, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ra lệnh khẩn cấp yêu cầu các lực lượng vũ trang Hàn Quốc tăng cường trạng thái sẵn sàng chiến đấu và phối hợp với Mỹ, Nhật Bản để đảm bảo an ninh khu vực. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo rằng nước này sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm gây áp lực mạnh mẽ hơn lên Bình Nhưỡng, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng tham gia các nỗ lực trừng phạt.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Ảnh: Reuters

Đáng chú ý, vụ phóng tên lửa của Triều Tiên diễn ra chỉ vài giờ sau cuộc họp quốc phòng Mỹ - Hàn, nơi quân đội Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên có thể đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân vào thời điểm gần cuộc bầu cử Mỹ. Theo đánh giá của các chuyên gia, hành động leo thang của Triều Tiên có khả năng đẩy bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á vào tình trạng căng thẳng tột độ.

Cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh, áp lực đè nặng lên Bình Nhưỡng

Vụ phóng ICBM của Triều Tiên cũng lập tức gây chấn động quốc tế, đặc biệt là từ Mỹ và các đồng minh khu vực. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Sean Savett, chỉ trích mạnh mẽ vụ thử ICBM của Triều Tiên, coi đây là một vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ông Savett khẳng định: “Washington sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh của Mỹ, Nhật Bản, và Hàn Quốc.”

Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Mỹ (INDOPACOM) đánh giá rằng vụ phóng này không gây ra mối đe dọa trực tiếp đến lãnh thổ, nhân sự hay các đồng minh của Mỹ, nhưng cảnh báo rằng động thái này “làm gia tăng căng thẳng không cần thiết” và có nguy cơ gây bất ổn trong khu vực.

Chính phủ Nhật Bản cũng có phản ứng nhanh chóng. Chánh văn phòng Nội các Hayashi Yoshimasa đã gửi công hàm phản đối Triều Tiên qua kênh ngoại giao tại Bắc Kinh, đồng thời yêu cầu các lực lượng quốc phòng Nhật Bản tăng cường cảnh giác và điều tra kỹ lưỡng về loại tên lửa có thể đã được sử dụng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết vụ thử đã vi phạm nghiêm trọng các quy tắc quốc tế và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Hàn Quốc để đối phó.

Vụ phóng ICBM lần này không chỉ là một phép thử chiến lược của Bình Nhưỡng, mà còn là tín hiệu về một cuộc chạy đua hạt nhân đang ngày càng nguy hiểm và khó kiểm soát trong khu vực, buộc các bên phải sẵn sàng đối phó trước mọi tình huống.

Huyền Trang (theo KCNA)
Bài viết cùng chủ đề: Bầu cử Mỹ 2024

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Ukraine 'phá vỡ lằn ranh đỏ' bằng đòn tấn công tên lửa Storm Shadow vào đất Nga

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/11/2024: Tạp chí Pháp nói về tiềm năng vũ khí hạt nhân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

Bloomberg nói khả năng đàm phán sớm về Ukraine; Economist dự đoán thời điểm kết thúc xung đột

Toàn cảnh thế giới 20/11: Nga tiết lộ thời gian kết thúc chiến sự, Israel trao thưởng 'hậu hĩnh' tại Gaza

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/11: Nga dồn hỏa lực, tuyến phòng thủ Toretsk lung lay; Ukraine phá hủy 51 UAV Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 20/11: Nga cảnh báo 'sắc lạnh'; Ukraine thất thủ tại Donbass

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Liên Hợp Quốc cảnh báo 'nóng' sau khi Ukraine phóng tên lửa vào biên giới Nga

Tổng thống Zelensky: 'Ukraine sẽ thua cuộc nếu thiếu viện trợ của Mỹ’

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 20/11/2024: Ông Zelensky thừa nhận sự thật về Ukraine; Nga nói lý do kéo dài xung đột