Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Trung du và miền núi phía Bắc chưa hấp dẫn dòng vốn ngoại

Được đánh giá là vùng có nhiều lợi thế, nhưng Trung du và miền núi phía Bắc vẫn chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài.
Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ Phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ: Cần tháo “nút thắt” nguồn nhân lực

Thu hút 29 tỷ USD, chiếm gần 6,2% tổng FDI đăng ký vào Việt Nam

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết năm 2023, các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc đã thu hút được khoảng 1.240 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký gần 29 tỷ USD. Với kết quả này, Trung du và miền núi phía Bắc xếp thứ 5/6 vùng kinh tế của cả nước về mức độ hấp dẫn đầu tư nước ngoài và chỉ chiếm 3,4% tổng số dự án; 6,2% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.

Để Trung du và miền núi phía Bắc hấp dẫn dòng vốn ngoại?
Trung du và miền núi phía Bắc đã thu hút được khoảng 1.240 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (Ảnh minh họa)

Cụ thể hơn, về mức độ hấp dẫn đầu tư, các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc chỉ đứng trên Tây Nguyên với 170 dự án, có tổng vốn đăng ký 1,87 tỷ USD nhưng xếp sau Đồng bằng sông Cửu Long với 1.982 dự án và 35,8 tỷ USD; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 2.425 dự án với 67,52 tỷ USD; Đồng bằng sông Hồng với 13.287 dự án với 149,071 tỷ USD và Đông Nam Bộ với 19.887 dự án có tổng vốn đăng ký 182,895 tỷ USD.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, sở dĩ Trung du và miền núi phía Bắc chưa hấp dẫn đầu tư nước ngoài là bởi đây là địa bàn khó khăn của cả nước với tỷ lệ hộ nghèo còn cao, cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong vùng cũng có tỷ lệ thấp so với mặt bằng chung của cả nước, lại đa số là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Một số địa phương trong vùng chỉ thu hút được 1 dự án FDI, điển hình là Điện Biên, Lai Châu. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây cũng là 2 địa phương duy nhất của cả nước chỉ thu hút được 1 dự án đầu tư nước ngoài.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, một cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên từng cho biết, cơ sở hạ tầng giao thông không thuận lợi chính là lý do chính khiến Điện Biên nói riêng và một số tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc chưa thực sự hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Bởi khi quyết định đầu tư vào một địa phương, nhà đầu tư phải tính toán đến vấn đề lợi nhuận và chi phí kinh doanh, doanh nghiệp sẽ ưu tiên đầu tư vào những địa bàn có kinh tế phát triển, thuận lợi về giao thông thay vì vùng khó khăn, hạ tầng kém phát triển, giao thông đi lại khó khăn.

Để Trung du và miền núi phía Bắc hấp dẫn dòng vốn ngoại?
Doanh nghiệp FDI đa số tập trung đầu tư vào những địa phương có hệ thống
cơ sở hạ tầng thuận lợi (Ảnh minh họa)

Kỳ vọng khởi sắc trong thu hút FDI

Mặc dù chưa tạo được nhiều ấn tượng với nhà đầu tư nước ngoài, nhưng một số dự báo cho rằng, cơ hội để các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc thu hút FDI trong năm 2024 và những năm tiếp theo là rất lớn. Trong đó, các địa phương trong vùng thời gian gần đây nổi lên là điểm đến hấp dẫn đầu tư nước ngoài phải kể đến như: Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên.

Trong đó, điển hình là Bắc Giang, năm 2023 địa phương này thu hút được gần 1 tỷ USD vốn FDI, đứng thứ 4 cả nước về thu hút FDI. Riêng tháng 1/2024, Bắc Giang thu hút được khoảng 200 triệu USD, nằm trong top 3 địa phương hấp dẫn đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau Bà Rịa – Vũng Tàu và thủ đô Hà Nội.

Đặc biệt, để hoạch định chiến lược phát triển dài hạn cho vùng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 96/NQ-CP về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Nhằm tiếp tục hiện thực hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển vùng đề ra tại Nghị quyết của Bộ Chính trị, cụ thể hóa các quy hoạch cấp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong vùng cùng các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức lập Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của Luật Quy hoạch.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc khẳng định, quy hoạch vùng này có ý nghĩa quan trọng, giúp “mở đường”, chủ động kiến tạo phát triển, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, động lực phát triển mới và giá trị mới cho vùng, tháo gỡ những “nút thắt”, “điểm nghẽn” trong phát triển thời gian vừa qua và đề ra mục tiêu, phương án phát triển, cũng như giải pháp tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

Trung du và miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh, thành: Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Sơn La, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu.
Linh Đan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung du và miền núi phía bắc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Sau khi chính thức chuyển giao bắt cuộc từ ngày 17/10, hai ngân hàng 0 đồng OceanBank và CB đã có nhiều động thái mới như: như kiện toàn bộ máy, tổ chức…
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dù còn những hạn chế, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam.
Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) đề nghị mức thuế suất 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số, giải trí số.
Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn biến động phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố từ bên trong và cả ngoại cảnh.
Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất thay đổi một số quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng.

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

Đón mùa mua sắm lớn nhất năm, các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiêu dùng đang đẩy mạnh các chương trình kích cầu kéo khách hàng cá nhân.
9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã CTG) vừa công bố Báo cáo tài chính Quý III/2024.
Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại tổ chức tín dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Ông Lại Hữu Phước - Phó Chánh Thanh tra, giám sát được Ngân hàng Nhà nước giao làm Quyền Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, từ ngày 1/11/2024.
Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính với tổng số tiền gần 700 triệu đồng.
Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Cuộc đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giữa các ngân hàng đang ngày càng 'nóng' hơn trong quý cuối cùng của năm 2024.
Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

Đà tăng trưởng tích cực của quý III, với sự dẫn dắt của sản xuất, là một trong những yếu tố để tin tưởng GDP cả năm nay có thể đạt 6,9-7%.
BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV vừa công bố Báo cáo tài chính quý III, theo đó, hoạt động kinh doanh tiếp tục được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả, cơ bản bám sát kế hoạch năm 2024.
Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Tại Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024, Techcombank khẳng định vị thế dẫn đầu với những giải pháp số hóa đột phá trên nền tảng Techcombank Mobile.
Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2024 được coi là một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến FDI giải ngân có thể đạt 25 tỷ USD.
CUB HCM hợp tác Thế Giới Di Động triển khai ứng dụng CUB Vietnam

CUB HCM hợp tác Thế Giới Di Động triển khai ứng dụng CUB Vietnam

Ứng dụng CUB Vietnam triển khai tại Thế Giới Di Động từ ngày 14/10/2024, hỗ trợ khách hàng đơn giản hóa quy trình vay, giải ngân 24/7, thuận tiện khi mua sắm.
SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của Ngân hàngv SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024.
Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Ngân hàng Nhà nước thông tin, hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn vay ưu đãi lãi suất đã được giải ngân theo nhu cầu và kiến nghị cấp bách của người dân, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng vàng về bảo vệ khách hàng

Doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng vàng về bảo vệ khách hàng

Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) đã trở thành doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng Vàng về Bảo vệ khách hàng
Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Các nhà phân tích dự đoán số lượng cổ phiếu niêm yết của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ và Hồng Kông (Trung Quốc) sẽ tăng vào năm tới
Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

Kết quả kinh doanh quý 3 của hệ thống ngân hàng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, các ngân hàng đều có kết quả tăng trưởng tín dụng vượt trội, nợ xấu giảm.
BIDV nhận giải thưởng

BIDV nhận giải thưởng 'Ngân hàng Giám sát tiêu biểu'

Giải thưởng là sự khẳng định vị thế dẫn đầu của BIDV trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao và đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Kế toán quản trị thúc đẩy số hóa các quy trình kinh doanh

Kế toán quản trị thúc đẩy số hóa các quy trình kinh doanh

Hội thảo “Kế toán quản trị” tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội hướng đến phát triển bền vững và số hóa các quy trình kinh doanh.
9 tháng, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã

9 tháng, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã 'cán đích'

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - mã NAB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 với nhiều chỉ tiêu quan trọng đã “cán đích” kế hoạch năm.
Gần 200 chuyên gia bảo mật ngân hàng ‘thực chiến’ chống lại tấn công mạng

Gần 200 chuyên gia bảo mật ngân hàng ‘thực chiến’ chống lại tấn công mạng

Gần 200 chuyên gia bảo mật đến từ 46 tổ chức tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đã tham gia diễn tập thực chiến phòng thủ tấn công mạng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động