Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 11:58

Tuyên Quang: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Ban Kinh tế Trung ương vừa có chuyến khảo sát việc thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách tại Tuyên Quang.

Theo đó, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương vừa có chuyến khảo sát và dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Tuyên Quang.

Tại Tuyên Quang, trong 10 năm qua (2014-2024), Chỉ thị 40 của Ban Bí thư được coi là kim chỉ nam định hướng và tạo động lực thúc đẩy tín dụng chính sách xã hội, có ý nghĩa quan trọng trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân của địa phương này.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn vừa có chuyến khảo sát và dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Tuyên Quang

Tính đến ngày 30/4/2024, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt trên 111,6 tỷ đồng, tăng gấp 42,4 lần so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, chiếm tỷ trọng 2,6%/tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt hơn 4.349 tỷ đồng, tăng gần 2,66 lần so với năm 2014. Dư nợ bình quân đạt 55 triệu đồng/hộ. Chất lượng tín dụng chính sách ngày càng được nâng lên, nợ quá hạn chiếm 0,18%/tổng dư nợ, thấp hơn mức bình quân chung toàn quốc.

Giai đoạn 2014-2024, nguồn vốn ngân sách địa phương đã giúp hơn 227 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, góp phần giúp hơn 72,3 nghìn lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; 1.026 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến; hơn 23,1 nghìn lao động được tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm; 454 lao động được vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; xây dựng hơn 101 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng hơn 3,8 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách; giúp 69 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, giảm tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2023 xuống còn 14,03%…

Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang làm việc với đoàn khảo sát của Ban Kinh tế Trung ương.

Làm việc với tỉnh Tuyên Quang, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị, Tỉnh ủy Tuyên Quang tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng về tín dụng chính sách xã hội.

Tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách xã hội với các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển, đặc biệt là với 3 chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xác định rõ trọng tâm, trọng điểm của hoạt động tín dụng chính sách trong bối cảnh mới và trong điều kiện cụ thể của tỉnh.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt nam, các tổ chức chính trị - xã hội và năng lực, hiệu quả hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; công tác sơ kết, tổng kết; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình.

Để có thêm các thông tin và phân tích sâu phục vụ cho việc tổng kết Chỉ thị 40-CT/TW, Tuyên Quang cần cung cấp thêm thông tin đánh giá về các chính sách của tỉnh hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng chính sách, kết quả thực hiện cuộc vận động Vì Người nghèo, nhằm bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, một số mô hình tốt, cách làm hay trong sử dụng vốn tín dụng chính sách hiệu quả; hiệu quả, nhu cầu vốn thực hiện của từng chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Bên cạnh đó, dự báo bối cảnh trong nước, quốc tế tác động tới việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; nêu rõ quan điểm của Tỉnh ủy đối với việc ban hành văn bản chỉ đạo mới của Trung ương sau tổng kết”, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Mặc dù còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc nhưng việc thực hiện Chỉ thị số 40 đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả trong giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm.

Việc khảo sát tại Tuyên Quang sẽ góp phần bổ sung căn cứ thực tiễn để Ban Kinh tế Trung ương xây dựng Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 trình Ban Bí thư.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Ban Bí thư

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh