Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 22:09

Uống trà buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe?

Mỗi loại trà tùy theo cách chế biến và tác dụng được khuyến cáo uống vào buổi sáng hay chiều tối sẽ tốt cho sức khỏe.

Thời điểm nào uống trà (hay còn gọi là chè) tốt cho sức khỏe

Buổi sáng

Trong chè có tanin, cafein, tinh dầu, các vitamin, protid, chất khoáng và sắc tố. Chè chứa cafein nên có tác dụng kích thích hưng phấn hệ thần kinh trung ương, hoạt động tim mạch, chức năng thận và ống tiêu hóa.

Chè khô có chứa 2,5-4% cafein. So với chè, lượng cafein chứa trong cà phêthấp hơn, nhưng cà phê tác dụng mạnh hơn chè vì chúng ta thường dùng tới 10-15g cà phê để pha một cốc, còn chè thì dùng ít hơn nhiều.

Trà xanh cũng chứa L-theanine - một loại axit amin có tác dụng thư giãn. Vì vậy, nhiều người chọn uống một tách trà xanh nhẹ nhàng vào buổi sáng để tăng cường sự tỉnh táo và chú ý

Xung quanh thời điểm tập thể dục

Một nghiên cứu trên 12 người đàn ông cho thấy, tiêu thụ chiết xuất trà xanh trước khi tập thể dục giúp đốt cháy chất béo lên đến 17% so với giả dược.

Một nghiên cứu khác trên 13 phụ nữ cho thấy, uống 3 phần trà xanh mỗi ngày trước khi tập thể dục và một phần khác 2 giờ trước khi tập thể dục giúp tăng cường đốt cháy chất béo.

Hơn nữa, trà có thể tăng tốc độ phục hồi sau khi tập luyện cường độ cao. Việc bổ sung 500mg chiết xuất trà xanh có thể làm giảm các dấu hiệu tổn thương cơ do tập thể dục.

Như vậy, uống trà trước khi tập thể dục có thể tăng cường đốt cháy chất béo và giảm tổn thương cơ.

Thời điểm không nên uống trà

Sau 6 giờ trước khi đi ngủ

Các tác dụng phụ thường gặp của việc tiêu thụ caffeine bao gồm lo lắng, huyết áp cao, bồn chồn và căng thẳng. Caffeine cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ. Do đó, nếu cơ địa nhạy cảm với caffeine nên cân nhắc tránh uống trà cách xa giờ đi ngủ ít nhất 6 giờ để ngăn ngừa các vấn đề về giấc ngủ.

Người bị bệnh tim, tăng huyết áp

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa và thận luôn bị kích thích ở trạng thái hưng phấn nên khi dùng nhiều nước chè, đặc biệt là người có bệnh tăng huyết áp dùng chè xanh hay chè khô pha đặc vào buổi chiều tối gây khó ngủ sẽ làm tăng huyết áp và trong chè có chất caffeine kích thích thần kinh.

Uống trà xanh ngay sau bữa ăn

Một trong những sai lầm thường gặp ở nhiều người là uống trà ngay sau bữa ăn. Điều này là sai lầm nguy hại, vì protein trong thực phẩm của bạn vẫn chưa được cơ thể tiêu hóa, nên uống trà xanh ngay sau bữa ăn có thể gây hại cho quá trình này.

Ngoài ra, chất tanin trong trà ức chế hấp thu sắt. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), chất tanin trong trà ức chế hấp thu sắt. Vì thế, uống nước trà ngay sau khi ăn sẽ làm giảm sự hấp thụ chất sắt từ thức ăn, không uống sắt cùng với chè.

Uống trà xanh khi đói

Vì trà xanh bổ sung và giải độc cho cơ thể nên một số người nghĩ rằng uống trà xanh đầu tiên vào buổi sáng là một cách an toàn. Điều này hoàn toàn đúng. Sau nhiều giờ nhịn ăn, cơ thể nên bổ sung thứ gì đó nhẹ nhàng để đánh thức quá trình trao đổi chất. Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa mạnh và polyphenol mạnh có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và làm rối loạn tiêu hóa. Vì thế, không nên uống trà xanh khi đói.

Thêm mật ong vào trà xanh khi còn nóng

Nhiều người thích thêm mật ong vào trà xanh, vì đó là một chất thay thế lành mạnh cho đường và có vị ngon. Tuy nhiên, nếu thêm mật ong vào một tách trà xanh đang sôi rất có thể giá trị dinh dưỡng của mật ong sẽ bị phá hủy. Do đó, hãy để nhiệt độ lắng xuống một chút, sau đó thêm quế, mật ong hoặc bất cứ gia vị nào muốn thêm.

Mỗi loại trà tùy theo cách chế biến và tác dụng khác nhau được khuyến cáo uống vào thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, dù trà nào thì chuyên gia dinh dưỡng cũng lưu ý nên hãm ở mức độ vừa, không nên hãm quá đặc. Nên dùng trà hoa cúc, hoa hòe sẽ có tác dụng hạ huyết áp. Buổi sáng có thể uống trà nhưng không quên ăn điểm tâm. Tuyệt đối không dùng loại đã mốc vì nấm mốc là nguyên nhân gây ung thư.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh