Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

VEPR tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố 2 kịch bản tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021, theo đó, ở kịch bản xấu, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng từ 1,0-1,5% và kịch bản tốt, có thể đạt từ 2,0-2,5%. Thấp hơn rất nhiều so với dự báo tăng trưởng được tổ chức này đưa ra hồi tháng 7/2021, tuy nhiên, để đạt được mức 2,0-2,5% vẫn là một thách thức không nhỏ.

Thách thức với tăng trưởng năm 2021

Phát biểu tại hội thảo công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý III/2021 vừa được tổ chức vào chiều 20/10, PGS – TS Phạm Thế Anh – Chuyên gia Kinh tế vĩ mô – Trường Đại học Kinh tế quốc dân – cho rằng: Tăng trưởng GDP quý III/2021 của Việt Nam âm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, đã khiến GDP 9 tháng đầu năm chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 2,0-2,5% trong năm 2021
Hai kịch bản tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021 VEPR đưa ra

Nguyên nhân tăng trưởng âm quý III/2021 cao được đánh giá là do việc áp dụng các chính sách phòng, chống dịch bệnh mang tính cực đoan ở nhiều địa phương trên cả nước, khiến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Cụ thể, trong quý III, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 36,9 nghìn doanh nghiệp, giảm hơn 50,1% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, hàng trăm nghìn doanh nghiệp và hàng triệu lao động đã phải tạm ngừng hoạt động, tạm nghỉ việc, giãn việc.

Trong khi đó, chi phí sản xuất lại tăng cao, bên cạnh nguyên liệu đầu vào, các chi phí liên quan đến kiểm soát dịch bệnh cũng trở thành gắnh nặng của doanh nghiệp tại các vùng có dịch. Tính đến cuối tháng 8/2021, giá hàng hóa nhiên liệu đã tăng 33%, giá xăng dầu tăng 28%; giá nguyên vật liệu nông nghiệp dạng thô tăng 6%; giá hàng hóa đầu vào cho sản xuất công nghiệp tăng 11% và giá hàng hóa phi nhiên liệu tăng 11% so với đầu năm 2021.

Cũng theo ông Phạm Thế Anh, về thương mại quốc tế, Việt Nam được hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do và dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế, tuy nhiên tăng trưởng thương mại lại có xu hướng giảm dần qua các quý của năm. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm tăng tới 18,8%, nhưng riêng quý III chỉ tăng 5,2%; kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm tăng 30,5%, nhưng riêng quý III chỉ là 22,6%.

Với những phân tích trên các chuyên gia kinh tế cho rằng, thách thức tăng trưởng trong năm 2021 là rất lớn. Báo cáo của VEPR cũng đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng trong năm 2021. Trong đó, ở kịch bản xấu, khi dịch bệnh có nguy cơ tái bùng phát, trong khi Việt Nam, tình trạnh “đóng-mở” cửa nền kinh tế lặp lại ở một số nơi xuất hiện các ca lây nhiễm gây thiệt hại đến sản xuất. Một số đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do không đảm bảo được tiến độ sản xuất, tình trạng thiếu hụt lao động có thể xảy ra, chi phí sản xuất tăng cao và nhiều ngành thu hẹp sản xuất thì mức tăng trưởng GDP trong năm chỉ có thể đạt 1,0-1,5%. Trong đó, ngành nông-lâm-thủy sản tăng trưởng từ 2,0-2,5%; công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 3,0-3,5% và dịch vụ âm từ 1,0 đến âm 0,5%.

Ở kịch bản tốt, giả thiết đặt ra khi cả nước đã thống nhất được các biện pháp thích ứng với dịch bệnh và vẫn đảm bảo sản xuất lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy. Các hoạt động sản xuất tiêu dùng được phục hồi, các trung tâm kinh tế hoàn thành kế hoạch tiêm chủng vắc-xin ngay trong nửa đầu quý IV và tình trạng phong tỏa như quý III không lặp lại, thì tăng trưởng GDP cả năm được dự báo đạt từ 2,0-2,3%. Trong đó, ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản dự báo tăng trưởng 2,7-3,2%; công nghiệp và xây dựng 4,0-4,5%; dịch vụ tăng trưởng 0-0,5%.

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 2,0-2,5% trong năm 2021
Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào tốc độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh

Đồng tình với 2 kịch bản tăng trưởng được đưa ra trong năm 2021 của VEPR, nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế đưa ra tại hội thảo cũng cho rằng, thách thức cho tăng trưởng trong năm 2021 là rất lớn và hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát của dịch bệnh Covid-19 cũng như ứng phó của cơ quan chức năng trong phòng, chống dịch bệnh.

Cụ thể, theo chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh, tăng trưởng kinh tế thời gian tới phụ thuộc vào kiểm soát dịch bệnh và tiêm vắc-xin. Nếu tiêm vắc xin thành công cho tất cả công nhân trong khu công nghiệp, khu chế xuất thì khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam sẽ thuận lợi vào quý IV và những năm tiếp theo.

PGS-TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nêu quan điểm, tăng trưởng quý III/2021 âm cao sẽ tạo khó khăn cho tăng trưởng quý IV và cả năm. Theo đó, để đạt được dự báo tăng trưởng 2,0-2,5% như kịch bản đưa ra cần một sự nỗ lực rất lớn của cả nền kinh tế.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo đưa ra 10 giải pháp cần làm ngay để thúc đẩy tăng trưởng. Trong đó, có nhiều giải pháp tập trung tạo thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, tuy nhiên muốn làm được như vậy, ông Bảo cho rằng, bên cạnh trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong phòng, chống dịch bệnh, để họ tự lựa chọn phương án sản xuất, giúp họ lạc quan, tin tưởng hơn vào phục hồi sản xuất, kinh doanh, thì Chính phủ và các bộ, ngành địa phương cần sớm cho phép hàng hóa, con người lưu thông một cách tự do, thuận lợi, tạo tiền đề cần thiết cho phục hồi kinh tế và hoạt động giao thương được diễn ra dễ dàng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các địa phương trên cả nước cần thực hiện quyết liệt, nhất quán, đồng bộ Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19”, không được tạo ra sự bất nhất trong áp dụng chính sách phòng, chống dịch. Có các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp hoạt động trở lại càng sớm càng tốt, đồng thời không tiếp tục áp dụng phương pháp chống dịch cực đoan, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Hồi tháng 7/2021, VERP đưa ra 3 kịch bản dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021, chia ra làm 3 mức xấu, cơ sở và tốt với lần lượt là: 3,5-4,0%; 4,5-5,1% và 5,4-6,1%.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Vuasanca

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Vuasanca

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Xem thêm