Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vì sao cử tri Mỹ ngày càng 'không hài lòng' trước nền kinh tế của Tổng thống Joe Biden?

Dù nền kinh tế của Mỹ đang phát triển, nhưng Tổng thống Joe Biden có thể đứng trước nguy cơ thua cuộc bầu cử sắp tới nếu ông không lắng nghe cử tri của mình.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Donald Trump tạm ''vượt qua'' Tổng thống Joe Biden về số tiền gây quỹ Nhiều lo ngại về chính sách thuế cứng rắn của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc Lo sợ Trung Quốc xuất siêu, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ kêu gọi EU vào cuộc

Nếu nhìn vào các số liệu trong thời gian qua, hẳn ai cũng nghĩ nền kinh tế của Mỹ đang “bùng nổ”. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát tại quốc gia này đang giảm, tỷ lệ thất nghiệp khá thấp và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ đang trên đà đạt 2,7% trong năm nay - gấp đôi tốc độ của bất kỳ quốc gia nào khác trong khối G7.

Tuy vậy, tỉ lệ ủng hộ của Tổng thống Joe Biden vẫn kém. Cuộc thăm dò mới nhất của FT-Michigan Ross cho thấy trên thực tế, cử tri Mỹ ngày càng phản đối cách xử lý nền kinh tế của vị tổng thống này. Vậy tại sao nghịch lý này lại xảy ra?

Vì sao cử tri Mỹ ngày càng 'không hài lòng' trước nền kinh tế của Tổng thống Joe Biden?
Kinh tế là trọng tâm chiến dịch tranh cử lần này của Tổng thống Joe Biden. Nguồn ảnh: AFP

Theo các chuyên gia từ tờ Financial Times, lý do đến từ quy mô lớn của nền kinh tế Mỹ. Thực tế, Mỹ là quốc gia có diện tích đất liền lớn thứ tư trên thế giới và đông dân thứ ba. Điều đó có nghĩa là dữ liệu sẽ ít phản ánh tình hình kinh tế hơn so với các quốc gia khác, đặc biệt là khi tính đến mức thu nhập khổng lồ của nhiều người Mỹ và sự bất bình đẳng tại nhiều thành phố.

Theo các cuộc khảo sát gần đây, lạm phát vẫn là mối quan tâm lớn nhất của cử tri Mỹ. Và tuy lạm phát đã giảm bớt một phần, nhưng giá cả khắp nơi trên nước Mỹ vẫn cao hơn khoảng 20% so với thời điểm ông Biden nhậm chức vào ​​tháng 1 năm 2021. Chi phí thực phẩm và tiền thuê nhà vẫn đang ảnh hưởng nặng nề đến nhiều người Mỹ, bất kể mức độ thu nhập của họ hay tiểu bang mà họ đang sinh sống.

Đối với thị trường việc làm, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhưng nỗi lo mất việc làm trong năm tới từ những người có thu nhập thấp đã tăng lên đáng kể. Thực tế, nhiều doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ đã và đang giảm tải kế hoạch tuyển dụng nhân sự của họ.

Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cũng ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Đặc biệt khó khăn là các hộ gia đình “có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu” do mức chi tiêu hiện nay đã lớn hơn nhiều so với thu nhập thường xuyên và tài sản của họ. Tỷ lệ người Mỹ sử dụng tối đa thẻ tín dụng của họ đang tăng lên, và số người rơi vào tình trạng quá hạn nợ cũng vậy.

“Vì vậy, nếu ông Biden “nhắc đi nhắc lại” về các số liệu thống kê kinh tế của nước Mỹ, ông có nguy cơ khiến nhiều người Mỹ cảm thấy ông lạc lõng và không biết lắng nghe.” - Tờ Financial Times nhận định.

Nhưng ông Biden vẫn tin rằng nền kinh tế là mấu chốt của chiến dịch tranh cử lần này. Bài phát biểu liên bang của vị Tổng thống vào tháng 3 vừa qua chứa đầy những lời lẽ ca ngợi nền kinh tế. Thậm chí, trong một cuộc phỏng vấn với CNN trong tháng này, ông Biden khẳng định các cuộc thăm dò đã sai, và những người Mỹ đang vật lộn với lạm phát thực ra còn có nhiều tiền hơn trong túi. Thay vì nhận lỗi vì những chính sách của mình, ông Biden lại cho rằng giá cả leo thang là do “lòng tham của các doanh nghiệp”.

Thông điệp của ông Biden có nguy cơ phủ nhận trải nghiệm thực tế của cử tri, và có thể làm dấy lên nghi ngờ về khả năng nắm bắt nền kinh tế của ông. Đó không phải là một tín hiệu tốt cho chiến dịch tranh cử của vị tổng thống này, đặc biệt khi nhiều người còn nhớ về gói kích thích hồi còn đại dịch của cựu Tổng thống Donald Trump.

Vì sao cử tri Mỹ ngày càng 'không hài lòng' trước nền kinh tế của Tổng thống Joe Biden?
Cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại bang "chiến trường" Wisconsin. Nguồn ảnh: AP News

Tờ Financial Times nhận định: “Ông Biden có thể làm rất ít điều để cải thiện đáng kể tình hình kinh tế trong sáu tháng còn lại cho đến cuộc bỏ phiếu”. Tuy vậy, tờ báo này cho rằng việc thêm đồng cảm với các hộ gia đình đang gặp khó khăn sẽ có ích về mặt chính trị hơn cho vị Tổng thống, đặc biệt trong bối cảnh đối thủ của ông, cựu Tổng thống Trump hiện đang có lợi thế hơn ở các bang "chiến trường". Được biết, các bang “dễ ngả chiều” như Nevada và Arizona đã trải qua những đợt tăng giá hàng hóa cao nhất trên toàn nước Mỹ kể từ tháng 1 năm 2021. Một số bang khác cũng đang có tỷ lệ nợ quá hạn cao.

Và mặc dù quyết định tăng thuế gần đây của Tổng thống đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thể làm tăng sức hấp dẫn của ông đối với những người lao động, đặc biệt là ở các bang chiến trường như Michigan và Pennsylvania, nhưng ông Trump cho biết sẽ sẵn sàng tiến xa hơn nữa về thuế thương mại.

Ngược lại, ông Biden còn đứng trước viễn cảnh nền kinh tế mạnh mẽ của ông có thể không tồn tại được đến tháng 11. Thực tế, lãi suất đang ngày càng lên cao, trong khi FED lại chưa báo hiệu động thái cắt giảm nào. Hơn nữa, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đang giảm, trong khi số việc làm mới là không đáng kể, và tốc độ tăng trưởng của Mỹ đã đạt dưới mức mong đợi trong quý đầu tiên. Kết luận bài viết, tờ Financial Times nhận định: “Nếu ông Biden tiếp tục “trốn tránh” thực tế ở cấp địa phương, thì đến cuối cùng, ông ấy có thể sẽ trông ngày càng thờ ơ và vô cảm.”

Phú Quý (theo Financial Times)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bầu cử Tổng thống Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/9/2024: Ukraine đang bỏ rơi binh sĩ chiến đấu tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/9/2024: Ukraine đang bỏ rơi binh sĩ chiến đấu tại Kursk

Thông tin mới nhất vụ ông Trump bị ám sát hụt lần hai

Thông tin mới nhất vụ ông Trump bị ám sát hụt lần hai

Tỷ phú Elon Musk nói gì về vụ ám sát ông Trump?

Tỷ phú Elon Musk nói gì về vụ ám sát ông Trump?

Tổng thống Joe Biden lên tiếng về vụ ám sát ông Trump lần hai

Tổng thống Joe Biden lên tiếng về vụ ám sát ông Trump lần hai

Nóng: Bão Yagi chưa dừng lại ở Việt Nam…

Nóng: Bão Yagi chưa dừng lại ở Việt Nam…

Chiến sự Nga-Ukraine 16/9/2024: Ukraine tính kéo NATO vào cuộc chiến với Nga; phương Tây ‘sửng sốt’ trước kế hoạch của Anh

Chiến sự Nga-Ukraine 16/9/2024: Ukraine tính kéo NATO vào cuộc chiến với Nga; phương Tây ‘sửng sốt’ trước kế hoạch của Anh

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris 'chấm' 3 'bức tường xanh', nói gì khi ông Trump bị ám sát hụt lần hai?

Ông Donald Trump bị ám sát hụt lần hai, đã bắt giữ nghi phạm

Ông Donald Trump bị ám sát hụt lần hai, đã bắt giữ nghi phạm

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/9: 20.000 lính Kiev sa lầy ở Kursk; Ukraine muốn đánh sâu vào Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/9: 20.000 lính Kiev sa lầy ở Kursk; Ukraine muốn đánh sâu vào Nga

Tướng Đức cảnh báo mối đe dọa ở Ukraine; Mỹ lộ kế hoạch xung đột với Nga

Tướng Đức cảnh báo mối đe dọa ở Ukraine; Mỹ lộ kế hoạch xung đột với Nga

Chính phủ Nhật Bản chuyển hàng viện trợ khẩn cấp giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản chuyển hàng viện trợ khẩn cấp giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Ấn Độ bãi bỏ giá sàn xuất khẩu gạo basmati để tăng sức cạnh tranh

Ấn Độ bãi bỏ giá sàn xuất khẩu gạo basmati để tăng sức cạnh tranh

Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh

Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/9: Ukraine cố xoay chuyển tại tử địa Kursk; Lính NATO bắt đầu tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/9: Ukraine cố xoay chuyển tại tử địa Kursk; Lính NATO bắt đầu tham chiến

Mỹ quên bản đồ căn cứ quân sự trên xe chiến đấu gửi tới Ukraine; không ai cần xung đột hạt nhân

Mỹ quên bản đồ căn cứ quân sự trên xe chiến đấu gửi tới Ukraine; không ai cần xung đột hạt nhân

Bầu cử Mỹ 2024: Từ chối

Bầu cử Mỹ 2024: Từ chối ''so găng'', ông Trump tự tin đã chiến thắng

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 14/9/2024: Quân đội NATO có mặt ở Ukraine; xung đột sẽ kết thúc theo điều kiện của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 14/9/2024: Quân đội NATO có mặt ở Ukraine; xung đột sẽ kết thúc theo điều kiện của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/9: 19.000 lính Kiev đào ngũ ở Kursk; Ba Lan gợi ý kế hoạch nóng cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/9: 19.000 lính Kiev đào ngũ ở Kursk; Ba Lan gợi ý kế hoạch nóng cho Ukraine

Lý do Mỹ muốn cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Lý do Mỹ muốn cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Xem thêm