Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 06:39

Vì sao Dĩ An và Dầu Tiếng 10 năm không có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu?

Sau 10 năm triển khai chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, có 2 địa phương Dĩ An và Dầu Tiếng đều không có sản phẩm tham gia.

Tính từ năm 2012, sau 10 năm triển khai Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Dương với 6 lần bình chọn, những sản phẩm công nghiệp tiêu biểu của tỉnh đã có bước vươn xa trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, điều đáng nói, cả 6 lần bình chọn, 2 địa phương Dĩ An và Dầu Tiếng của Bình Dương đều không có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Mặc dù đây là hai địa phương có rất nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn, nhất là TP. Dĩ An.

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022 tại Bình Dương

Năm 2022, toàn tỉnh Bình Dương tổng cộng có 78 sản phẩm của 43 cơ sở công nghiệp nông thôn từ các huyện, thị xã và thành phố đăng ký tham gia bình chọn cấp tỉnh năm 2022.

Cụ thể, thị xã Bến Cát đăng ký tham gia bình chọn 20 sản phẩm; thị xã Tân Uyên 13 sản phẩm; TP. Thuận An 18 sản phẩm; huyện Bắc Tân Uyên 12 sản phẩm; huyện Bàu Bàng 7 sản phẩm; huyện Phú Giáo 8 sản phẩm. Riêng TP. Thủ Dầu Một không tham gia thực hiện kế hoạch do các cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất trên địa bàn này không phải là đối tượng bình chọn.

Điều đáng nói, năm 2022, huyện Dầu Tiếng và TP. Dĩ An không tổ chức bình chọn và không có sản phẩm gửi đăng ký tham gia bình chọn cấp tỉnh. Theo tìm hiểu của phóng viên, kể từ năm 2012, hai địa phương Dầu Tiếng và Dĩ An cũng không có sản phẩm nào tham dự sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu do tỉnh Bình Dương tổ chức. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền chưa được triển khai sâu rộng.

Trao đổi với phóng viên Vuasanca về vấn đề này, ông Trần Anh Tuấn - Trưởng phòng Khuyến công, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Bình Dương) cho biết: Các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh được tổ chức theo 2 cấp bình chọn, bao gồm cấp huyện và cấp tỉnh. Đối tượng bình chọn là sản phẩm của các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại huyện, thị xã, thành phố loại II, loại III. Trong đó, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

“Năm nào cũng có một công văn của UBND huyện Dầu Tiếng và TP. Dĩ An nói không thực hiện và không có sản phẩm để gửi tham dự bình chọn. Và trong 6 lần tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, 2 địa phương này không có sản phẩm tham gia” - ông Trần Anh Tuấn cho biết.

Theo ông Trần Anh Tuấn, tính đến nay ngành Công Thương tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ hơn 200 lượt các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm tiêu biểu qua các kỳ bình chọn, tham gia hội trên 20 hội chợ, triển lãm được tổ chức trong nước. Các hội chợ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn của tỉnh Bình Dương tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm, tăng cường liên kết, mở rộng giao lưu, tìm kiếm đối tác trong và ngoài khu vực nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Nói về nguyên nhân tại sao không tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trong suốt 10 năm qua, ông Võ Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP. Dĩ An cho biết: "Nhận được văn bản của tỉnh, UBND thành phố cũng có giao phòng Kinh tế thành phố thông báo đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, song không có đơn vị nào tham gia nên thành phố không tổ chức”. Tuy nhiên, theo Trưởng phòng Khuyến công, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và phát triển công nghiệp, trong nhiều năm qua, 2 địa phương này luôn báo do nhân sự thay đổi và người ít, doanh nghiệp nhiều… nên không gửi sản phẩm tham gia bình chọn.

Khi phóng viên đặt vấn đề liệu rằng có phải vì thủ tục quá khó khăn đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong quá trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp, ngành, ông Trần Anh Tuấn cho biết, trung tâm với chức năng và nhiệm vụ của mình hỗ trợ các địa phương, đơn vị tham gia trong việc đưa ra các tiêu chí phân loại, đánh giá như hướng dẫn kỹ càng, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để các địa phương, đơn vị tham gia vào chương trình này hằng năm.

Theo Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương), các địa phương cần quan tâm đến công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Đồng thời, phải coi đây là một trong những nội dung chính trong nhiệm vụ công tác của địa phương và của hoạt động khuyến công. Đặc biệt, các Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công chủ động tham mưu, đề xuất Hội đồng bình chọn các cấp xây dựng kế hoạch, tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu sao cho thực sự hiệu quả và thiết thực. Các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cần được phản ánh kịp thời để cùng có những giải pháp tháo gỡ, sửa đổi phù hợp.

Theo bà Phan Thị Khánh Duyên - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương: Việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn có chất lượng, giá trị sử dụng cao, tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Từ đó, để Sở có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu cho sản phẩm, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển.
Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương