Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 23:34

Vì sao tập đoàn sản xuất linh kiện máy bay Mỹ chọn Đà Nẵng là điểm dừng chân đầu tư?

Giám đốc điều hành tập đoàn UAC (Universal Alloy Corporation) – ông là Kevin Loebbaka đã có những chia sẻ thú vị về việc lựa chọn Đà Nẵng làm điểm đầu tư các sản phẩm cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ với tổng mức đầu tư 170 triệu USD tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.
Ông Kevin Loebbaka – Giám đốc điều hành UAC cho rằng 1 trong 2 lý do để UAC đầu tư tại Việt Nam vì "người Việt Nam rất tài năng"

Tối 1/3, bên lề tọa đàm mùa Xuân Đà Nẵng 2019, tại TP. Đà Nẵng, Tập đoàn UAC đã tổ chức lễ ra mắt dự án nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Đà Nẵng Sunshine do tập đoàn UAC (Mỹ) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 170 triệu USD.

UAC được thành lập vào năm 1961 với tư cách là nhà sản xuất và cung cấp linh kiện hàng không toàn cầu. UAC đã thiết lập các hợp đồng dài hạn với tất cả các nhà sản xuất máy bay lớn như Boeing, Airbus, Embraer và Bombardier. Ngày nay, UAC cung cấp các bộ phận và lắp ráp máy bay được thiết kế kỹ lưỡng cho hơn 800 công ty ở Bắc Mỹ, Châu Á, Châu Âu và Nam Mỹ.

UAC có khả năng sản xuất nhiều bộ phận khác nhau từ các bộ phận rất nhỏ đến các thành phần cấu trúc, phức tạp lớn, tất cả các hệ thống kẹp được tự thiết kế và sản xuất, thời gian công nghiệp hóa nhanh nhất trong ngành hàng không vũ trụ. Các sản phẩm được đo lường chính xác, các dây chuyền sản xuất đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất của ngành hàng không vuc trụ thế giới, các công đoạn sản xuất được tối ưu hóa tự động đảm bảo tính chính xác tuyệt đối.

Quy trình sản xuất của UAC cải tiện liên tục, trong đó, có robot sơn tự động cho các thành phần chính đảm bảo tất cả tất cả các đặc điểm chính được kiểm soát chặt chẽ. Các đối tác sản xuất UAC đảm bảo các bộ phận được giao trên toàn thế giới, đúng thời gian và trong tình trạng hoàn hảo. UAC có đội ngũ nhân viên đa quốc gia, chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cường độ công việc.

UAC nhận giấy chứng nhận đầu tư cho dự án sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

Chia sẻ về lý do lựa chọn Đà Nẵng là điểm dừng chân đầu tư, ông Kevin Loebbaka – Giám đốc điều hành UAC, kiêm Chủ tịch của UAC Châu Âu cho rằng cả Boeing và Airbus đều đang thúc đẩy hoạt động sản xuất lớn hơn ở châu Á và có mối quan tâm rất lớn đến địa điểm sản xuất tương lai của UAC tại Đà Nẵng. Tại Việt Nam, VietJet đã mua 65 máy bay một lối đi Airbus A320 và A321. Bamboo Airways có 6 máy bay một lối đi của Airbus sẽ cam kết với 20 máy bay Boeing 787. Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển sản xuất hàng không vũ trụ khi tiếp tục thúc đẩy doanh số bán hàng cho các hãng hàng không Việt Nam.

Lý do thứ 2 rất thú vị đó là cảm tình cá nhân của Giám đốc điều hành UAC dành cho người Việt Nam. “Khi lần đầu tiên đến UAC, tôi đã quản lý hoạt động của UAC tại Anaheim California trong 10 năm. Tại Anaheim California, UAC có lực lượng lao động Việt Nam đặc biệt tài năng, rất thành thạo các kỹ năng toán học, khoa học và gia công. Tôi đã có những tình bạn rất tốt với người Việt Nam, và kinh nghiệm làm việc của tôi bắt đầu cho tôi thấy Việt Nam có thể trở thành điểm dừng chân tốt. Và chúng tôi đã chọn Đà Nẵng, Việt Nam”, ông Kevin Loebbaka chia sẻ.

UAC sẽ hợp tác với các đơn vị đào tạo tại Đà Nẵng và khu vực để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

UAC sẽ bắt đầu sản xuất hơn 4000 bộ phận hàng không vũ trụ khác nhau tại Đà Nẵng cho các chương trình máy bay Boeing 787, 777 và 737 của Boeing. Các sản phẩm này sẽ được xuất khẩu các bộ phận này sang Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. UAC sẽ nhanh chóng tăng cường từ việc sử dụng khoảng 650 người vào năm 2021 đến hơn 1000 người vào năm 2023.

UAC sẽ thiết lập quan hệ đối tác với các cơ sở đào tạo, giáo dục để đào tạo kỹ sư, kỹ thuật viên sản xuất và chuyên gia tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung.

Được biết, khi đi vào hoạt động, dự án sẽ đạt giá trị xuất khẩu 25 triệu USD vào năm 2021, 85 triệu USD vào năm 2022 và sau năm 2026 sẽ đạt giá trị xuất khẩu hơn 180 triệu USD mỗi năm.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, UAC sẽ phát triển chuỗi doanh nghiệp “vệ tinh” cung cấp các dịch vụ công nghiệp phụ trợ như bao bì, thiết bị, vật tư tiêu hao, các công cụ nhỏ, dự kiến sẽ gián tiếp tạo thêm việc làm cho hơn 2.000 lao động.

Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư