Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 04:53

Vị thế của OPEC+ ngày càng mờ nhạt trên thị trường dầu?

Cuộc họp Ủy ban Giám sát chung cấp Bộ trưởng (JMMC) ngày 1/2 của OPEC+ khép lại mà không có quyết định mới nào về chính sách sản lượng của nhóm.

Cuộc họp Ủy ban Giám sát chung cấp Bộ trưởng (JMMC) ngày 1/2 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) khép lại mà không có quyết định mới nào về chính sách sản lượng của nhóm. Bất chấp kế hoạch cắt giảm trước đó vẫn còn đang hiệu lực,giá dầu thế giới vẫn chỉ dao động quanh mức 75 USD/thùng. Điều này khiến thị trường đặt ra câu hỏi liệu OPEC+ có đang đánh mất vị thế trên thị trường?

Cắt giảm sản lượng liên tục vẫn khó đẩy giá dầu, OPEC+ gặp áp lực

Kể từ khi thế giới mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 đến nay, OPEC+ đã 4 lần cắt giảm sản lượng để hỗ trợ thị trường nhưng vẫn không ngăn được đà đi xuống của giá. Một tuần sau quyết định cắt giảm sản lượng 2,2 triệu thùng/ngày tại cuộc họp ngày 30/11/2023, giá dầu thế giới vẫn hạ sâu hơn 12%. Phản ứng tương tự trên thị trường cũng xảy ra sau phiên họp hồi tháng 3.

Lý giải cho điều này, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết tình hình kinh tế ảm đạm tại các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Trung Quốc và châu Âu đã hạn chế đáng kể nhu cầu tiêu thụ. Đây mới là nguyên nhân chính gây sức ép cho giá dầu.

Diễn biến giá dầu WTI trước các đợt cắt giảm sản lượng của OPEC+

Ngoài gam màu xám trong bức tranh nhu cầu, tác động từ chính sách cắt giảm của nhóm cũng bị lu mờ do nguồn cung ngoài OPEC+ tăng mạnh 2,5 triệu thùng/ngày với sản lượng kỷ lục ở Mỹ, Brazil và Guyana. Thêm vào đó, Iran, thành viên không chịu giới hạn sản lượng của nhóm cũng ghi nhận nguồn cung tăng mạnh trong 2023.

Áp lực kép từ cả nhu cầu và nguồn cung trong năm vừa qua đã tạo ra một bài toán khó cho OPEC+, dẫn đến kết quả cuộc họp JMMC ngày 1/2 kết thúc mà không có yếu tố bất ngờ cho thị trường. Trước đó, sự cắt giảm sản xuất của nhóm không những không tạo ra sự hỗ trợ đối với giá dầu, mà còn có thể khiến thị phần trên bản đồ năng lượng thế giới rơi vào tay các nhà sản xuất khác. Do đó, các quyết định của nhóm sẽ thận trong hơn, đặc biệt là sau kết quả của cuộc họp tháng 11/2023, khi việc liên tục hạn chế sản lượng đã khiến bất đồng nội bộ gia tăng và Angola rời nhóm.

Mặc dù các yếu tố thị trường khiến cho vị thế của nhóm đã suy yếu so với trong quá khứ, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để kết luận OPEC+ đang đánh mất hoàn toàn đi quyền lực của mình.

Quyền lực của OPEC+ sẽ sớm quay lại trong năm 2024

Bối cảnh trong năm 2024 có thể sẽ mở ra một bức tranh rất khác đối với OPEC+. Ngân hàng Goldman Sachs kỳ vọng quyền lực của nhóm trên thị trường sẽ giúp đảm bảo giá dầu Brent ở mức 80 - 100 USD/thùng trong năm nay.

Thứ nhất, tăng trưởng sản lượng của các quốc gia ngoài OPEC+ sẽ giảm bớt trong năm 2024 giúp bỏ bớt áp lực đã đè nặng lên tổ chức trong năm 2023. Theo ước tính từ Công ty nghiên cứu thị trường WoodMac, tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC sẽ chậm lại trong 2024, chỉ còn 0,8 triệu thùng/ngày.

Dự báo tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC

Theo ông Phạm Quang Anh, sự ổn định trong hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của OPEC+ cũng sẽ là yếu tố giúp tăng tính cạnh tranh của nhóm trên thị trường, nhất là trong bối cảnh rủi ro địa chính trị gia tăng.

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam

Đơn cử là việc lực lượng Houthi tại Yemen trong thời gian qua đã thực hiện một loạt các vụ tấn công hướng tới các tàu chở hàng thương mại của phương Tây và Mỹ, đi qua eo biển Bab el Mandab, cửa ngõ tiến ra Biển Đỏ. Đây vốn dĩ là nút thắt quan trọng trong dòng chảy dầu thương mại thế giới.

Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu của các thành viên OPEC+ vẫn ổn định bất chấp tình hình bất ổn tại khu vực. Saudi Aramco, công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới của Saudi Arabia, cho biết họ tiếp tục sử dụng tuyến đường Biển Đỏ để xuất khẩu dầu. Đối với Nga, số lượng tàu đi qua Biển Đỏ trong tuần kết thúc ngày 2/1 thậm chí còn cao hơn 20% so với mức trung bình trong năm 2023, theo dữ liệu từ Vortexa.

Cuối cùng, với việc đang kiểm soát 70% trữ lượng của thế giới đã được chứng minh và khoảng 50% thị phần sản xuất, các quyết định của nhóm vẫn sẽ đủ sức nặng để chi phối thị trường.

Kế hoạch hạn chế sản lượng của OPEC+ có thể còn kéo dài

Một điều chắc chắn rằng, giá dầu giảm không phải là điều mà các nhà xuất khẩu hàng đầu của OPEC+ mong muốn, quyết định trong thời gian sắp tới của nhóm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cán cân cung cầu cũng như các biến động trên thị trường.

Theo báo cáo tháng 2 của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), thị trường sẽ thâm hụt khoảng 810.000 thùng/ngày trong quý I/2024 và giá dầu sẽ WTI đạt đỉnh 80 USD/thùng vào tháng 3 trước tác động cắt giảm sản lượng của OPEC+. Mặc dù vậy, nguồn cung được cải thiện sẽ gây áp lực trở lại lên thị trường ngay trong quý tới.

Dự báo cán cân cung cầu dầu thô thế giới của EIA

Giá dầu hiện vẫn đang diễn biến quanh 75 USD/thùng, được cho là mức cân bằng ngân sách của thủ lĩnh nhóm Saudi Arabia trong năm 2024 theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), OPEC+ có thể tạm hài lòng.

Tuy nhiên, nhiều khả năng nhóm sẽ tiếp tục gia hạn cắt giảm tự nguyện ít nhất 2,2 triệu thùng/ngày sang quý II/2024, vì nếu không, nguồn cung bổ sung sẽ khiến thị trường dần trở lại trạng thái cân bằng, thậm chí thặng dư nếu nhu cầu còn yếu, qua đó gây sức ép lên giá dầu. Bên cạnh đó, việc tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo chậm lại trong năm 2024 so với 2023 một lần nữa tạo ra sức nặng trên thị trường.

Trong khi đó, với công suất dự phòng hơn 4,4 triệu thùng/ngày, chính sách cắt giảm sản lượng “tự nguyện” đồng nghĩa với việc OPEC+ có thể linh hoạt để điều tiết nguồn cung trên thị trường nếu giá dầu tăng quá nóng, gây đứt gãy nhu cầu.

Nói tóm lại, một mặt, OPEC+ sẽ vẫn phải đối mặt với khó khăn từ bài toán tăng trưởng kém trong bối cảnh rủi ro địa chính trị khó đoán. Mặt khác, yếu tố tăng trưởng nguồn cung của các quốc gia bên ngoài giảm tốc sẽ giúp nhóm lấy lại vị thế của mình trên thị trường và nhóm hoàn toàn có thể ngăn chặn sự sụt giảm của giá dầu thông qua các chính sách quản lý nguồn cung trong năm nay.

Quang Hiệp
Bài viết cùng chủ đề: Giá dầu

Tin cùng chuyên mục

Dự báo cà phê và 2 loại hàng hóa có giá 'đắt hơn tôm tươi' trong năm 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc