Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Việt Nam -Ấn Độ: Hướng đến 7 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương vào năm 2015

Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế từ năm 1954. Hai nước nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược tháng 7/2007.Trong mấy năm qua thương mại song phương giữa hai nước không ngừng tăng trưởng.

CôngThương - Năm 2006, kim ngạch thương mại song phương đạt: 1,018 tỷ USD; năm 2007: 1,537 tỷ USD, năm 2008: 2,483 tỷ USD; năm 2009, mặc dù khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu nhưng kim ngạch song phương vẫn đạt: 2,055 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ tăng10,8%. Thậm hụt cán cân thương mại -1.215 triệu USD.

Năm 2010, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt 2.755 triệu USD, tăng trưởng 34% so với năm 2009, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 993 triệu USD, tăng136,2% và nhập khẩu 1.762 triệu USD, tăng 7,7%, thậm hụt cán cân thương mại - 769  triệu USD, giảm được 446 triệu USD so với năm 2009.

Mặc dù, không có mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô, gạo, máy móc thiết bị có giá trị lớn và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của 2 nước tương đối giống nhau, thế mạnh của Việt Nam cũng là thế mạnh của bạn như các mặt hàng nông, thủy sản, dệt may…Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã tìm được chỗ đứng trên thị trường Ấn Độ. Hiện Ấn Độ đang giữ vị trí 11 trong số các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, các doanh nhân Ấn Độ rất giỏi trong buôn bán quốc tế. Ấn Độ có ngành chế biến gia vị số một trên thế giới, là một trong những sáng lập viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại GATT.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2011 đạt: 2.379 triệu USD, tăng trưởng 42,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu đạt: 882.triệu USD tăng 58,8%và nhập khẩu đạt 1.497 triệu USDtăng 34,6%. Thậm hụt cán cân thương mại tăng -10,6%.

Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam -Ấn Độ.

                                         Đơn vị tính: triệu USD

        Năm

2006

2007

2008

2009

2010

8 tháng đầu năm 2011

% tăng trưởng 8 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010

Xuất khẩu của VN

138

180

389

420

993

882

58,8

Nhập khẩu của VN

880

1.357

2.094

1.635

1.762

1.497

34,6

Tổng kim ngạch XNK

1.018

1.537

2.483

2.055

2.755

2.379

42,6

Cán cân thương mại

-742

-1.177

-1.705

-1.215

-769

-615

-10,6

(Số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam)

Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam gồm: điện thoại các loại và linh kiện: 231 triệu USD; sắt thép, các sản phẩm từ sắt thép: 113 triệu USD; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác: 77 triệuUSD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 52 triệuUSD; hóa chất, các sản phẩm từ hóa chất: 35 triệuUSD; cà phê: 32 triệuUSD; hạt tiêu: 32 triệuUSD; cao su và các sản phẩm từ cao su: 30 triệuUSD; than đá: 28 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng: 23 triệuUSD;  gỗ, sản phẩm gỗ: 18 triệuUSD;  quặng và khoáng sản các loại: 17 triệu USD; xơ, sợi dệt các loại:17 triệuUSD; giầy dép các loại: 12 triệuUSD; hạt điều: 10 triệu USD; thủy sản: 8,3 triệuUSD ….

Các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao của Việt Nam: thức ăn gia súc và nguyên liệu: 380 triệuUSD; dược phẩm và nguyên liệu dược: 181 triệuUSD; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác: 143 USD triệu; ngô: 104 triệuUSD; bông các loại: 84 triệu USD; hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất: 77 triệuUSD ; xơ, sợi dệt các loại: 67 triệuUSD; chất dẻo nguyên liệu và các sản phẩm: 63 triệu USD; sắt thép các loại và các sản phẩm từ sắt thép: 38 triệuUSD; kim loại thường: 37 triệuUSD….

Năm 2011, ngay từ đầu năm, Cục Xúc tiến Thương mại đư (Bộ Công Thương) đã tổ chức Đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ Asean - Ấn Độ ( India- Asean Business Fair 2011 – IABF 2011) tại New Delhi từ ngày 2/3-6/3 theo sáng kiến của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Sing đưa ra tại cuộc họp cấp cao Asean - Ấn Độ tại Thái Lan vào tháng 10 năm 2009, sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean - Ấn Độ được ký kết, TP Hồ Chí Minh cũng cử đoàn doanh nghiệp hùng hậu tham gia hội chợ này.

Việt Nam có hơn 40 tập đoàn, tổng công ty và công ty tham gia Hội chợ Asean - Ấn Độ như: Tập Đoàn Cao su Việt Nam,Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Tổng Công ty Nông sản Sài Gòn (SAGRI), Tổng công ty Du Lịch Sài Gòn (Saigon Tourist), Tổng Công ty Cơ khí Vân tải Sài Gòn (SAMCO), Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam “Vifon”, Công ty Cảng biển Bến Nghé, Cholimex, Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long, Công ty Cao Su Dầu Tiếng, Công ty Cao su Thống Nhất, Công ty Cổ Phần Cao su Bến Thành, Công ty Dệt Gia Định, Legamex  v.v.. các sản phẩm của Việt Nam được trưng bày tại hội chợ chủ yếu là các mặt hàng cao su, chế biến thực phẩm, dệt may, các mặt hàng nông sản ( hạt tiêu, cà phê, chè, hạt điều, hồi, quế…), hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, các sản phẩm sinh học cùng các ấn phẩm giới thiệu về hàng hoá và cơ hội hợp tác, đầu tư, liên doanh…Đây là đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ lớn nhất từ trước tới nay.

Ấn Độ cũng đã cử doanh nghiệp đông đảo nhất từ trước tới nay gồm hơn 70 doanh nghiệp với diện tích thuê 60 gian hàng tham gia Hội chợ Vietnam Expo 2011, từ ngày 6-9/4/2011 tại Hà Nội, 

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, trong năm 2011, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ tại Việt Nam sẽ chính thức thành lập và đi vào hoạt động

Nhân dịp phiên họp lần thứ 14 Uỷ ban Hỗn hợp Việt - Ấn (cấp Bộ trưởng Ngoại giao) tại Hà Nội vào ngày 15,16/9/2011, Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI) cũng đã tổ chức một đoàn 20 doanh nghiệp phối hợp với VCCI tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam- Ấn Độ tại TP HCM ngày 13/9/2011 và tại Hà Nội ngày 15/9/2011. Tại phiên họp này, 2 bên đã nhất trí phấn đấu đưa kim ngạch song phương đạt 7 tỷ USD vào năm 2015 từ mức 5 tỷ USD đã được đặt ra trước đây.

Có thể nói từ đầu năm 2011 đến nay, các hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức có trách nhiệm và doanh nghiệp của 2 nước đã diễn ra liên tục với quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ dự kiến kim ngạch song phương Việt Nam - Ấn Độ năm 2011 sẽ đạt khoảng 3,8 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 38% so với năm 2010 trong đó xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 1,4 -1,5 tỷ USD.

 Nhập siêu từ Ấn Độ là vấn đề nổi cộm trong thương mại song phương. Muốn giảm nhập siêu từ Ấn Độ, chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu và chỉ có đẩy mạnh xuất khẩu mới giảm được nhập siêu. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải một số khó khăn vì nhiều mặt hàng có lợi thế xuất khẩu lại nằm trong danh mục các sản phẩm bảo hộ hoặc bị áp mức thuế rất cao như cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều… Vấn đề nhập siêu của Việt Nam một phần còn được lý giải bởi thực tế các doanh nghiệp Ấn Độ sang Việt Nam và quan tâm đến thị trường Việt Nam đông đảo hơn ,trong khi doanh nghiệp Việt Nam đi “khai phá” thị trường Ấn Độ còn ít.

   Hiện ở Việt Nam, giới doanh nghiệp Ấn Độ đã thành lập được tổ chức Hiệp hội: Phòng Kinh doanh Ấn Độ tại Việt Nam (Indian Business Chamber in Vietnam) có trụ sở tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và hơn 80 văn phòng đại diện của các công ty Ấn Độ tại Việt Nam. Còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến thị trường Ấn Độ, ngại khó, hạn chế sự hiểu biết về thị trường, đối tác... cũng là nguyên nhân khiến xuất khẩu của Việt Nam vào Ấn Độ chưa phát huy hết tiềm năng.

Ấn Độ có 28 bang và 7 vùng lãnh thổ, mỗi bang và vùng lãnh thổ có chế độ chính sách riêng, chênh lệch giàu nghèo rất lớn với số dân nghèo hơn 400 triệu người, thu nhập dưới 1,25 USD/ ngày, nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác nhiều đối tượng khách hàng và thị trường khác nhau.

Trao đổi thương mại Việt Nam - Ấn Độ có khung pháp lý rất tốt. Ấn Độ đã công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, một loạt các hiệp định khác đã ký, đặc biệt là Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ  (AITIG) tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam phát huy lợi thế cạnh tranh tại thị trường Ấn Độ.

Trong thời gian tới để khai thác tốt hơn thị trường Ấn Độ cần có thêm các nỗ lực mở thị trường của các cơ quan nhà nước và đặc biệt là sự chủ động tích cực của các doanh nghiệp Việt Nam.

Mục tiêu phấn đấu đưa kim ngach thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt 7 tỷ USD vào năm 2015 là có thể thực hiện được.

New Delhi, ngày 10 tháng 10 năm 2010

Nguyễn Sơn Hà-Tham tán Thương mại

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương bổ nhiệm bà Trịnh Thị Thu Hiền làm Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương bổ nhiệm bà Trịnh Thị Thu Hiền làm Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu

Đại biểu Quốc hội: Có việc

Đại biểu Quốc hội: Có việc 'lách luật' mua đi bán lại nhà ở xã hội

Ngân hàng vẫn có thể từ chối cho vay với dự án bất động sản khả thi

Ngân hàng vẫn có thể từ chối cho vay với dự án bất động sản khả thi

Thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - UAE, sớm nâng thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD

Thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - UAE, sớm nâng thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD

Ba Bộ trưởng giải trình về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội

Ba Bộ trưởng giải trình về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất

Thủ tướng đề nghị UAE đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành Halal tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị UAE đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành Halal tại Việt Nam

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Đại biểu Quốc hội: Làm rõ vì sao thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Đại biểu Quốc hội: Làm rõ vì sao thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân

Giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sửa đổi Luật Điện lực để giải quyết các vấn đề cấp bách về điện năng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sửa đổi Luật Điện lực để giải quyết các vấn đề cấp bách về điện năng

Ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội

Ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô Vinfast tại UAE

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô Vinfast tại UAE

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Lulu tổ chức ngày hội giới thiệu nông sản Việt Nam tại Trung Đông

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Lulu tổ chức ngày hội giới thiệu nông sản Việt Nam tại Trung Đông

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh các tập đoàn của UAE mở rộng đầu tư vào năng lượng, cảng biển, logistics

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh các tập đoàn của UAE mở rộng đầu tư vào năng lượng, cảng biển, logistics

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam - UAE có rất nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam - UAE có rất nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức UAE, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông - châu Phi

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức UAE, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông - châu Phi

Tổng Bí thư Tô Lâm và những trăn trở về lãng phí

Tổng Bí thư Tô Lâm và những trăn trở về lãng phí

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi 
Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng

Xem thêm