Ảnh minh họa: internet
CôngThương - Nguồn vốn này dành cho đầu tư cho xây dựng nhà xưởng, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và phát triển nguồn nhân lực cho ngành nhựa.
Hiện nay trên cả nước có khoảng có khoảng 1.064 doanh nghiệp nhựa đang hoạt động có vốn từ 500 triệu đồng trở lên, chủ yếu tập trung ở miền Nam, số lượng doanh nghiệp tại TPHCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương và Long An chiếm 80%, còn 15% còn lại là ở miền Bắc và miền Trung.
Sản phẩm nhựa Việt Nam không chỉ tiêu thụ tại thị trường nội địa mà còn xuất khẩu đến hơn 55 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2010 đạt khoảng 1 tỉ đô la Mỹ.
Tuy nhiên, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp cho rằng, hạn chế lớn nhất cản trở sự phát triển của ngành nhựa chính là nguồn nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu. Hiện mỗi năm ngành nhựa cần trung bình 2,2 triệu tấn nguyên liệu các loại như PE, PP, PS …, chưa kể đến hàng trăm loại hóa chất phụ trợ khác.
Trong khi đó, khả năng đáp ứng nguyên liệu trong nước mới chiếm khoảng 15%, còn lại 85% nguyên liệu buộc phải nhập khẩu.
Do vậy, giá thành sản xuất luôn bị biến động mỗi khi có biến động của tỉ giá ngoại tệ, giá dầu trên thế giới. Bên cạnh đó, số lượng mẫu mã, chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp còn đơn điệu, chưa đáp ứng kịp nhu cầu thị trường.
Chưa kể đến vẫn còn tình trạng bao lâu nay, các nhà đầu tư tư nhân ngành nhựa thường tập trung sản xuất những mặt hàng ăn khách nên dẫn đến tình trạng chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau, gây lãng phí về vốn và ít hiệu quả kinh tế.