Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 08/11/2024 22:51

Việt Nam – Nhật Bản hợp tác nghiên cứu đất hiếm

Việt Nam và Nhật Bản sẽ thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam thông qua việc hợp tác phát triển nguồn nhân lực và các chương trình chuyển giao công nghệ về tuyển, luyện và ứng dụng đất hiếm.

Thứ trưởng Bộ Công Thương – Lê Dương Quang, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ và các đối tác phía Nhật Bản tại lễ khánh thành.

 - Thông tin trên được ông Lê Bá Thuận - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm cho biếttại Lễ khánh thành Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm, tổ chức ngày 16/6, tại Hà Nội.

Theo ông Lê Bá Thuận, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm được thành lập trên cơ sở Bản thỏa thuận giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam về hợp tác phát triển ngành công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Yoshihiko Noda ký ngày 31/10/2011.

 

Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiến tiến, thân thiện môi trường cho quá trình chế biến sâu quặng đất hiếm Việt Nam, bao gồm: Hỗ trợ công tác thăm dò tài nguyên đất hiếm; Nghiên cứu và phát triển công nghệ về lĩnh vực tuyển khoáng; Nghiên cứu và phát triển công nghệ về thuỷ luyện tinh quặng, phân chia, tinh chế đất hiếm đạt độ sạch cao, chế tạo kim loại và hợp kim đất hiếm; Quản lý và xử lý chất thải phóng xạ sinh ra từ quá trình chế biến quặng đất hiếm. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, vật liệu, sản phẩm đất hiếm có giá trị gia tăng cao từ đất hiếm Việt Nam. Đào tạo cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật thông qua các chương trình hợp tác nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực hàng năm và thực hiện chuyển giao công nghệ. Kết quả của chương trình nghiên cứu và phát triển chung tại Trung tâm sẽ được chuyển giao cho các công ty và tổ chức của hai nước với việc bảo vệ thỏa đáng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể tham gia hợp tác”.

 

Theo phía Nhật Bản, mặc dù Việt Nam có tiềm năng tài nguyên đất hiếm rất lớn nhưng chưa có mỏ đất hiếm nào được đưa vào khai thác và sản xuất. Các thiết bị phục vụ  cho chương trình nghiên cứu và phát triển của Trung tâm được Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Tổng công ty Dầu Khí và Kim loại Quốc gia Nhật Bản (JOGMEC) thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Về phía Việt Nam, Viện công nghệ Xạ hiếm thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị chủ trì trong việc thành lập và hoạt động của trung tâm.

 

Việt Nam và Nhật Bản có những hợp tác hết sức chặt chẽ, với mối quan hệ hợp tác chiến lược. Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm chính thức đi vào hoạt động, không chỉ là một biểu tượng của quan hệ hợp tác giữa Việt - Nhật mà còn góp phần tăng thêm cơ sở hạ tầng công nghiệp ở Việt Nam lên một nấc thang mới.

Hải Vân

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam - Chile

Nga tuyên bố sẵn sàng xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng Su-57E

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/11: Nga bắt giữ lính tinh nhuệ Ukraine tại Kursk, kiểm soát thêm căn cứ ở Donetsk

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết?

Đòn chiến thuật mới từ việc Nga dùng biến thể tên lửa Kh-59

18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Bước ngoặt lớn thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thu hút FDI

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/11: 30.000 lính Ukraine bỏ mạng ở Kursk; Kiev đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga

Thương hiệu thời trang nào của Việt Nam lọt top 10 Đông Nam Á?

Bom GBU-39 trên MiG-29 của Ukraine: Vũ khí uy lực hay chỉ là màn phô diễn?

Phát hiện sự cố phần mềm kiểm phiếu trong ngày bầu cử Mỹ

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Sự khác biệt văn hóa Mỹ từ cuộc bầu cử Tổng thống

Bầu cử Mỹ 2024: Những kết quả thăm dò cử tri đầu tiên phản ánh điều gì?

Xe tăng T-80BVM: ‘Lão tướng Nga’ có gì khiến Leopard phải ‘hụt hơi’?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/11: Lính Ukraine xin đầu hàng Nga; Ukraine hạ loạt tên lửa và UAV Nga

Chùm ảnh: Không khí bầu cử Tổng thống Mỹ tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ